2.2. Thực trạng xử lý rác thải sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã Quảng Khê, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
2.2.2. Thực trạng phân loại rác thải
Là một xã đang trong quá trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, dân cư trong xã đang ngày càng tăng cao, do vậy việc phân loại rác thảisinh hoạt của các hộ dân trên địabàn xã Quảng Khê hiện nay là rất cần thiết.
Việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho công việc thu gom, việc tái sử dụng và tái chế lại những loại rác có thể sử dụng được. Phân loại rác thải tại nguồn sẽ tiết kiệm được ngân sách trong việc thu gom, xử lý, giảm được diện tích bãi rácđồng thời giảm ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước ngầm, việc tái chế rác thải làm phân bón hữu cơ sẽ hiệu quả hơn, tiết kiệm được nguồn tài nguyên và giảm được chi phái khai thác nhiên liệu,....Ngoài ra, phân loại rác thải tại nguồn cũng sẽ giúp cho việc quản lý dễ dàng và tiết kiệm hơn, hạn chế được sự ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt, góp phần bảo vệ môi trường sống.
Qua việc khảo sát về thực trạng phân loại rác thải sinh hoạt của người dân cho thấy, việc phân loại rác thải được rất nhiều người quan tâm.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 18: Đánh giá của người dân về tầm quan trọng của việc phân loại rác thải Đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác thải Sốhộ(hộ) Tỷlệ(%)
Rất quan trọng 14 23,3
Quan trọng 36 60
Không quan trọng 6 10
Không rõ 4 6,67
Tổng 60 100
Nguồn: số liệu điều tra năm 2012 Kết quả phỏng vấn thực tế người dân về mức độ quan trọng trong vấn đề phân loại rác thải được trình bày ở bảng 18 cho thấy đa số người dân đều nhận thấy được tầm quan trọng của việc phân loại rác thải tuy nhiên người dân vẫn chưa đánh giá được đúng tầm quan trọng của việc phân loại rác thải. Cụ thể có đến 36/60 người trả lời phỏng vấn chiếm 60% cho rằng việc phân loại rác thải là quan trọng và trong khi đó chỉ có 14/60 (chiếm 23,3%) số người cho rằng là rất quan trọng. Bên cạnh đó số người chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc phận loại rác thải và cho rằng đó là không quan trọng là 6/60 hộ chiếm 10%. Điều này cho thấy đa số người dân trên địa bàn xã đã có kiến thức và hiểu được tầm quan trọng của việc phân loại rác thải sinh hoạt.
Qua quá trình khảo sát hiện nay thực tế trên địa bàn xã, kết quả thu được cho thấy, việc phân loại rác thải sinh hoạt đã được đa số các hộ gia đình thực hiện. Điều này thể hiện ở bảng sau:
Bảng 19: Số hộ phân loại rác thải
Sốhộphân loại rác Sốhộ(hộ) Tỷlệ(%)
Có 52 86,67
Không 7 11,67
Không trảlời 1 1,66
Tổng 60 100
Trường Đại học Kinh tế Huế
Số liệu trên cho thấy, trong tổng số 60 hộ gia đình tham gia trả lời phỏng vấn thì có tới 52/60 hộ chiếm 86,67% trả lời là có phân loại rác thải trước khi rác thải được thu gom và xử lý. Trong khi đó chỉ có 8/60 hộ trả lờilà họ không phân loại rác thải hàng ngày chiếm13,34%. Điều này cho thấy việc phân loại rác thải đãđươc người dân trên địa bàn xã quan tâm và thực hiện.
Việc tái chế rác thải sẽ mang lại lợi ích đó là tiết kiệm được nguồn tài nguyên, giảm thiểu được một lượng rác thải ra môi trường dẫn đến tiết kiệm được khoản chi phí bỏ ra để xử lý chúng. Ngoài ra, nó còn làm giảm diện tích đất đai cần thiết để chôn lấp rác thải. Vì vậy, nếu việc phân loại rác thải được người dân thường xuyên thực hiện và thực hiện đúng cách sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho xã hội, đồng thời làm giảm thiểu được nguy cơgây ô nhiễm môi trường.
Khi được hỏi về người thường xuyên phân loại rác thải sinh hoạt hàng ngày trong gia đình tôi thuđược kết quả thể hiện ở bảng sau:
Bảng 20: Người thực hiện việc phân loại rác thải
Người thường xuyên phân loại rác thải Sốhộ(hộ) Tỷlệ(%)
Vợ 48 80,0
Chồng 4 6,67
Con 2 3,33
Người khác 6 10
Tổng 60 100,00
Nguồn: số liệu điều tra năm 2012 Qua bảng số liệu trên ta thấy, tất cả các hộ được phỏng vấn đều tham gia trả lời câu hỏi. Trong đó, chiếm 80,0% hộ cho biết người thường xuyên phân loại rác thải sinh hoạt hàng ngày trong gia đình là người vợ. Ngoài ra một sốhộ được hỏi trả lời do người chồng làm là 4/60 hộ chiếm 6,67%, con là 2/60 hộ chiếm 3,33% và người khác là 6/60 chiếm 10% tham gia trả lời là có tham gia vào việc phân loại rác thải. Theo kết quả điều tra này ta thấy đa số việc phân loại rác thải hàng ngày trong gia đình là do
Trường Đại học Kinh tế Huế
người vợ làm, bên cạnh đó còn có sự tham gia của người chồng, con cái và những thành viên khác tronggia đình tuy nhiên những tỷ lệ này chiếm tỷ lệ tương đối thấp.
Qua việc phân tích về thực trạng phân loại rác thải trên địa bàn xã Quảng Khê, tôi rút ra đượcnhữngkết luận sau:
Tuy là một xãđang còn gặp nhiều khó khăn trong quá trinh phát triển kinh tế tuy nhiên vấn đề môi trường vẫn nhận được sự quan tâm của nhiều người dân trên địa bàn xã. Hầu hết mọi người đều nhận thức được tầm quan trọng của việc phân loại rác thải sinh hoạt tại gia đình mình đối với việc bảo vệ môi trường, việc phân loại rác thải được đa số người dân đánh giá ở mức độ quan trọng và rất quan trọng. Qua đó cho thấy nhậnthức của người dân trong vấn đề ô nhiễm môi trường đãđược nâng cao. Với 86,67% những người tham gia phỏng vấn trả lời là có phân loại rác thải đã cho thấy nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc phân loại rác thải. Từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và xử lý rác thải trên địa bàn được dễ dàng , thuận lợi hơn.