Chức năng, nhiệm vụ của hạt kiểm lâm thành phố Huế

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng của hạt kiểm lâm thành phố huế (Trang 32 - 35)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3 Tình hình cơ bản của hạt kiểm lâm thành phố Huế

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của hạt kiểm lâm thành phố Huế

Căn cứ Nghị Định 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của chính phủ về tổ chức và hoạt động của kiểm lâm; Thông tư liên tịch số 22/2007/TTLT-BNN-BNV ngày

Trường Đại học Kinh tế Huế

27/3/2007 của liên bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn và Bộ Nội Vụ hướng dẫn về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của kiểm lâm địa phương;

Căn cứ quyết định số 2420/QĐ-UBND ngày 23/7/2004 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn và quyết định số 4071/2004/QĐ/UB ngày 03/12/2004 của ủy ban nhân dân tỉnh về việc phân cấp công tác tổ chức bộ máy, công chức, viên chức;

Căn cứ quyết định số 1967/QĐ-UBND ngày 07/9/2007 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm lâm tỉnh;

Theo đề nghị của Chánh văn phòng sở NN&PTNT và Chi cục trưởng chi cục kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định:

1.3.2.1 Vị trí và chức năng:

- Hạt kiểm lâm thành phố Huế là cơ quan tham mưu giúp chính phủ Uỷ ban nhân dân thành phố Huế thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện, đồng thời là cơ quan thừa hành pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản.

- Hạt kiểm lâm thành phố Huế chịu sự lãnhđạo, chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của chi cục kiểm lâm tỉnh

- Hạt kiểm lâm thành phố Huế có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có trụ sở vàđược mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật

1.3.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn:

- Hạt kiểm lâm thành phố Huế là cơ quan tham quan giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Huế xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn; huy động các đơn vị vũ trang, lực lượng, phương tiện khác của các đơn vị, cá nhân đóng trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn, ứng cứu những vụ cháy rừng và những vụ phá rừng nghiêm trọng trong những tình huống cần thiết và cấp bách.

- Phối hợp với các cơ quan Nhà nước có liên quan, các đơn vị thuộc lực lượng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phát triển rừng, phòng, trừ sâu bệnh hạirừng;

Kiểm tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản; tổ chức tuần tra, truy quét các tổ chức, cá nhân phá hoại, khai thác, tàng trữ, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng tráiphép trên địa bàn;

Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chế độ, chính sách về quản lý rừng và phát triển rừng, quản lý khai thác và sử dụng lâm sản; vận động nhân dân bảo vệ, phát triển rừng; xây dựng lực lượng quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; huấn luyện nghiệp vụ cho các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng;

Hướng dẫn chủ rừng, cộng đồng dân cư địa phương xây dựng và thực hiện kế hoạch, phương án bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, quy ước bảo vệ rừng;

Phối hợp với các đội kiểm lâm cơ động phòng cháy, chữa cháy rừng và các Ban quản lý rừng phòng hộ trong công tác bảo vệ rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn;

Thực hiện các nhiệm vụ khác về phát triển lâm nghiệp do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phân công.

- Tổ chức,chỉ đạo, quản lý hoạt động nghiệp vụ

Quản lý, tổ chức, biên chế, kinh phí, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức của đơn vị theo quy định của pháp luật;

Tổ chức chỉ đạo, quản lý hoạt động của các trạm Kiểm lâm;

 Xử lý hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xử lý các vụ vi phạm thuộc lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật;

Kiểm tra việc thực hiện các phương án , quy hoạch, thiết kế kinh doanh rừng, quy trìnhđiều chế, khai thác;

Chịu sự chỉ đạo, điều hành, chấp hành chế độ báo cáo thống kê và thực hiện các chế độ khác do Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh vàỦy ban nhân dân huyện quy định.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm về việc quản lý và sử dụng tài sản công cũng như các trang thiết bị chuyên dùng phục vụ cho hoạt động BVR-PCCCR và quản lý lâm sản

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng của hạt kiểm lâm thành phố huế (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)