Đánh giá chung hoạt động quản lý, bảo vệ rừng của hạt kiểm lâm thành phố Huế 69

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng của hạt kiểm lâm thành phố huế (Trang 69 - 72)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.5 Đánh giá chung hoạt động quản lý, bảo vệ rừng của hạt kiểm lâm thành phố Huế 69

Nhìn chung, trong 3 năm vừa qua, Hạt kiểm lâm thành phố đã tham mưu cho UBND thành phố quản lý 364,8 ha rừng đặc dụng sinh trưởng và phát triển tốt, không

Trường Đại học Kinh tế Huế

đồng tình hợp tác, nên rừng được bảo vệ tốt hơn. Trong 3 năm, mặc dù xảy ra 11 vụ cháy rừng nhưng nhờ phát hiện sớm, lực lượng chữa cháy ứng cứu kịp thời nên đã giảm thiểu tối đa thiệt hại do cháy rừng

Công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực QLBVR được chú trọng, trong năm đã xử lý nhiều vụ vi phạm với tổng số tiền phạt là 797.000.000 đồng, điều này thể hiện rõ sự nghiêm minh trong xử lý vi phạm, góp phần nâng cao ý thức cho ngưòi dân trong công tác QLBVR, quađó góp phần thực hiện tốt chức năng quản lý lâm sản trên địa bàn thành phố.

Đạt được những kết quả nêu trên nhờ vào sự lãnh chỉ đạo của chi cục kiểm lâm Tỉnh, UBND Thành phố Huế, sự thống nhất lãnh đạo của chi bộ Hạt ,chính quyền và công đoàn Hạt cùng sự đoàn kết thống nhất và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của toàn thể cán bộ, công chức của Hạt. Ngoài ra công tác tổ chức xây dựng lực lượng, công tác bố trí nhân sự được coi trọng, phù hợp với năng lực từng cán bộ công chức, các nhóm công tác được bố trí hợp lý để có thể hỗ trợ cho nhau, do phát huy thế mạnh trong công việc, đã tạo nên sự đoàn kết thống nhất cao trong mọi hoạt động, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chung.

2.5.1 Những thành tựu nổi bật

Bằng sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ công chức trong đơn vị cùng với sự chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo và các phòng chức năng của Chi cục kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND thành phố cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị, ban ngành có liên quan Hạt kiểm lâm thành phố đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, quản lý bảo vệ tốt diện tích rừng đặc dụng trên địa bàn, nâng cao ý thức cho ngưòi dân trong công tác QLBVR, góp phần thực hiện tốt chức năng quản lý lâm sản trên địa bàn toàn thành phố.

- Các vụ vi phạm xảy ra không đáng kể với mức độ không lớn, các vụ cháy mặc dù có xảy ra nhưng nhờ sự cố gắng của tập thể cán bộ lực lượng và nhân dân nên đã kịp thời ứng cứu, diện tích rừng bị cháy không đáng kể

- Các vụ bệnhdịch hầu như không bị phát tán trên diện rộng - Công tác tổ chức chỉ đạo được đảm bảo

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Công tác tuyên truyền bước đầu mang lại việc bổ sung kiến thức và nâng cao nhận thức của người dân về công tác QLBVR&PCCCR mà trước hết là thanh thiếu niên và dân cư sốnggần khu vực có rừng

2.5.2 Những tồn tại cần khắc phục

Hệ thống cơ quan quản lý rừng đặc dụng không thống nhất; tiêu chí quy hoạch và quản lý rừng đặc dụng chưa rõ ràng; thiếu căn cứ, cơ sở để quyết định biên chế, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các ban quản lý rừng đặc dụng chưa rõ ràng;

chồng chéo, thiếu quy định chặt chẽ về phân cấp và phân công trách nhiệm quản lý rừng đặc dụng giữa Trung ương và địa phương; sự can thiệp của các ngành khác đối với rừng đặc dụng không tuân thủ quy định pháp luật hiện hành; mâu thuẫn và xung đột giữa quyền lợi sinh tồn của người dân địa phương với những qui định và thực thi quản lý rừng đặc dụng

Cụ thể:

- Vẫn còn tình trạng xâm lấn đất rừng để chôn cất mồ mả trái phép tuy diện tích không nhiều nhưng do đây là vấn đề tâm linh, chế tài xử phạt chưa cụ thể, khi xử lý xong vẫn không trả lại nguyên diện tích rừng ban đầu được.

- Công tác quản lý rừng đặc dụng của một số chủ rừng còn nhiều bất cập, thiếu cơ sở dữ liệu thực tế, do vậy còn lúng túng, bị động trong triển khai nhiệm vụ, công tác quản lý còn mang tính sơ sài, bị động.

Do đó, cần tăng cưòng công tác phối hợp trong mọi công việc, đặc biệt là phát huy vai trò của Cấp uỷ, Chính quyền địa phương và các tầng lớp nhân dân trong công tác QLBVR&PCCCR.

Xem công tác giám sát thực hiện nhiệm vụ là khâu thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng trong nâng cao hiệu quả công việc.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng của hạt kiểm lâm thành phố huế (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)