PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2 Tình hình thực hiện quản lý, bảo vệ rừng của hạt kiểm lâm thành phố Huế trong 3 năm 2009-2011
2.2.1 Thực hiện bảo vệ rừng trên địa bàn của hạt kiểm lâm
2.2.1.6 Thực hiện các nhiệm vụ khác
Công tác giao rừng,thuê rừng tự nhiên, xây dựng quy ước BVR Năm 2010:
+ Công tác giao rừng:
Thực hiện quyết định số 2038/QĐ-UBND ngày 08/9/2010 của UBND thành phố Huế về việc thành lập ban chỉ đạo và tổ công tác giao rừng thành phố Huế. Trong thời gian từ 20/9/2010 đến 20/10/2010 ban chỉ đạo và tổ công tác phối hợp với Trung tâm Qui hoạch và Thiết kế nông lâm nghiệp đã tiến hành rà soát thực tế diện tích rừng thông đặc dụng chưa có chủ rừng để xây dựng phương án giao rừng trên địa bàn thành phố Huế. Tuy nhiên do Phòng tài nguyên và môi trường thành phố chưa cung cấp
Trường Đại học Kinh tế Huế
được bản đồ nền chính xác để phục vụ cho công tác rà soát nên hiện nay chưa có số liệu để xây dựng phương án, Ban chỉ đạo giao rừng cho thuê rừng thành phố đã có công văn đề nghị Phòng Tài nguyên và môi trường thành phố xem xét bổ sung bản đồ nền chính xác để có thể xây dựng phương án giao rừng đúng yêu cầu đề ra.
+ Công tác xây dựng Hương ước bảo vệ rừng:
Trong năm 2010, Hạt kiểm lâm đã cử cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn tham mưu cho UBND phường An Tây và An Cựu xây dựng 05 Hương ước bảo vệ và phát triển rừng tại các khu vực dân cư gần rừng, trong đó phường An Cựu : 03 Hương ước tại các tổ dân phố số 12; 16; 17 và An Tây 02 Hương ước tại các tổ dân phố số 5; 10, các Hương ước bảo vệ và phát triển rừng đãđược UBND thành phố ra quyết định phê duyệt trong tháng 12/2010
Năm 2011:
+ Công tác giao rừng:
Hạt Kiểm lâm TP Huế tiến hành rà soát diện tích giao rừng, tham mưu cho UBND thành phố xây dựng phương án giao rừng cho thuê rừng, thành lập ban chỉ đạo giao rừng cho thuê rừng thành phố. Đến nay, vẫn chưa thống nhất được số diện tích theo kết quả rà soát với một số chủ rừng, vì vậy trong thời gian tới Hạt sẽ chủ động làm việc với các chủ rừng để thống nhất lại diện tích rừng đang quản lý, tham mưu cho UBND thành phố đề xuất giao rừng cho các chủ rừng quản lý.
+ Công tác xây dựng Hương ước bảo vệ rừng:
Hạt Kiểm lâm thành phố đã phối hợp với UBND phường An Tây và An Cựu xây dựng và tổ chức ký kết 05 hương ước bảo vệ rừng và phát triển rừng cho các tổ dân phố của phường An Cựu và của phường An Tây. Các Hương ước bảo vệ và phát triển rừng đãđược UBND thành phố ra quyết định phê duyệt thực hiện.
Cán bộ kiểm lâm địa bàn thường xuyên kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện các hương ước, quy ước bảo vệ rừng ở các tổ dân cư vì thế đã không để xảy ra tình trạng vi phạm các quy ước về BVR và PCCCR.
Công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trong năm 2010: Diện tích rừng bị cháy qua 02 vụ cháy 0,6863 ha, diện tích rừng thiệt hại không hồi phục là 0,2083ha, Không có thay đổi mục đích sử dụng đất;
việc theo dõi, cập nhậtvà báo cáo số liệu được thực hiện theo đúng yêu cầu Năm 2011
Biến động tăng: không.
Biến động giảm: rừng trồng đặc dụng: 0,414 ha trong đó:
- Cháy rừng: 0,404 ha;
- Lấn chiếm rừng: 0,01 ha.
Công tác bảo vệ rừng
Lấn chiếm rừng và sử dụng đất lâm nghiệp:
Năm 2011 xảy ra 01 vụ với diện tích bị lấn chiếm là 100 m2 rừng đặc dụng tại Tiểu khu 91, do UBND phường An Tây quản lý. Mục đích lấn chiếm rừng để un mộ gió, Hạt đã tiến hành lập biên bản kiểm tra, điều tra xác minh tuy nhiên do không có chủ thừa nhận nên vẫn chưa tìm rađối tượng lấn chiếm rừng.
Công tác quản lý động vật hoang dã (ĐVHD) và bảo tồn thiên nhiên (BTTN) - Tình hình quản lý nuôi nhốt ĐVHD trên địa bàn:
Đến nay toàn thành phố có 9 trại nuôi động vật hoang dãđược cấp phép với 130 cá thể. Trong đó có 01 trại nuôi động vật rừng quý hiếm loài kỳ đà vânở phường Thủy Xuân, 2 trại nuôi lợn rừng và 6 trại nuôi nhím.
- Tình hình buôn bán, săn bắt ĐVHD và các biện pháp đã xử lý
Thành phố Huế chỉ có rừng đặc dụng trồng thông nhựa, vì vậy không có tình trạng săn bắt mà chủ yếu là mua bán, chế biến, nuôi nhốt cất giữ, và trung chuyển động vật hoang dã và thịt thú rừng trái phép.
Hạt đã kết hợp cùng đoàn liên ngành để tuyên truyền, vận động và truy quét các tụ điểm săn bắt, mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép động vật hoang dã trên địa bàn thành phố. Để thực hiện nhiệm vụ trên, Hạt đã xây dựng Kế hoạch tuyên truyền, vận động và truy quét các đối tượng; các tụ điểm mua bán động vật hoang dã. Qua đó, đã tiến hành ký cam kết với các nhà hàng,quán ăn đối tượng kinh doanh động vật hoang dãở một số phường.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Tuy nhiên, do việc kinh doanh các loại ĐVR này có lợi nhuận tương đối cao nên hầu hết các nhà hàng dù đã có cam kết nhưng vẫn kinh doanh len lút. Bên cạnh đó thời gian gần đây đã rộ lên tình hình buôn bán chim xảy ra trên địa bàn thành phố, dù đã có kiểm tra ngăn chặn nhưng tình hình buôn bán chim cảnh này vẫn còn xảy ra.
Do nhận thức của người dân chưa cao trong công tác BTTN nên trong thời gian qua vẫn có một số trường hợp nuôi nhốt trái phép ĐVHD tại nhà. Hạt đã tiến hành kiểm tra, thu được 08 cá thể ĐVR, trong đó: 03 cá thể khỉ đuôi lợn, 03 cá thể khỉ vàng, 01 cá thể khỉ mặt đỏ và 01 cá thể trăn đất và đã chuyển giao cho Khu BTTN Phong Điền.