Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc và các yếu tố tác động đến việc áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất đối với trường hợp đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng Đất Đối với trường hợp Đất chưa Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng Đất Ở huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc (Trang 35 - 40)

2.2. Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất đối với trường hợp đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Toà án nhân dân huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc và các yếu tố tác động đến việc áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất đối với trường hợp đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Hình 1. Bản đồ huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

* Vị trí địa lý:

Bình Xuyên là một huyện có cả ba địa hình là: đồng bằng, trung du và miền núi, có vị trí nằm gần trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc, cách thành phố Vĩnh Yên 7 km dọc theo quốc lộ 2, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 50 km theo hướng Tây - Tây Bắc.

Bình Xuyên có diện tích tự nhiên là 14.847,31 ha theo số liệu điều tra năm 2010 , được giới hạn bởi tọa độ địa lý từ 21012’57 đến 210 27’ 31 độ vĩ Bắc và 105036’06 đến 105043’26 độ kinh Đông.

- Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo và tỉnh Thái Nguyên.

- Phía Đông giáp thị xã Phúc Yên và huyện Mê Linh thuộc Thủ đô Hà Nội . - Phía Nam giáp huyện Yên Lạc.

- Phía Tây giáp huyện Tam Dương, Yên Lạc và Thành phố Vĩnh Yên.

Vị trí địa lý có nhiều thuận tiện cho sự giao lưu hàng hóa và phát triển dịch vụ.

Bình Xuyên là huyện trọng điểm phát triển khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc, cách không xa các khu công nghiệp tập trung như: Bắc Thăng Long - Nội Bài; khu công nghiệp Sài Đồng, cảng hàng không Nội Bài Hà Nội ; nằm giữa hai trung tâm kinh tế - chính trị lớn của tỉnh là Vĩnh Yên và Phúc Yên; có đường sắt Hà Nội - Lào Cai, Quốc lộ 2 và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy qua là những điều kiện rất thuận lợi để huyện phát triển một nền kinh tế đa dạng công nghiệp - dịch vụ và nông lâm nghiệp và hình thành các khu công nghiệp, các trung tâm dịch vụ; đồng thời có cơ hội tiếp cận nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa của huyện.

Với ba thị trấn trên địa bàn huyện, gồm: Hương Canh - Huyện lỵ và hai thị trấn Thanh Lãng và Gia Khánh, lại nằm ở vị trí giữa hai đô thị lớn của tỉnh Vĩnh Phúc, Bình Xuyên cũng gặp không ít khó khăn hạn chế. Việc giao lưu đường bộ giữa vùng lân cận với khu vực phía Bắc huyện gặp khó khăn do bị dãy núi Tam Đảo chia cắt, làm hạn chế đến phát triển công nghiệp và dịch vụ, Khu vực đồng bằng của huyện có địa hình thấp, độ chênh lệch giữa các cốt ruộng lớn lại chịu ảnh hưởng của nguồn nước từ dãy núi Tam Đảo chảy qua nên khi mưa lớn xảy ra thường gây úng lụt cục bộ tại khu vực trũng.

* Cơ cấu sử dụng đất và xu hướng dịch chuyển cơ cấu sử dụng đất:

Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện Bình Xuyên được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 313/QĐ-UBND ngày 14 tháng 2 năm 2023 với tổng số 189 công trình và kế hoạch bổ sung tại Quyết định 2555/QĐ-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2023 với 18 công trình, nâng tổng số công trình, dự án thực hiện trong năm 2023 lên 207 công trình. 9 Trong đó:

Nhóm đất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp theo kế hoạch được duyệt là 8631,83ha, diện tích xác định thực hiện năm 2023 là 9.562,35 ha, cao hơn 922,47

9 Báo cáo tóm tắt kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Bình Xuyên- tỉnh Vĩnh Phúc

ha so với kế hoạch được duyệt, do chưa thực hiện thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các công trình, dự án phi nông nghiệp trong kế hoạch năm 2023.

Đất phi nông nghiệp: Đất phi nông nghiệp theo kế hoạch được duyệt là 6.161,75 ha. Diện tích đất phi nông nghiệp xác định thực hiện năm 2023 là 5.222,45 ha, thấp hơn 939,30 ha so với chỉ tiêu kế hoạch được duyệt, đạt 84,87 %.

Đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng theo kế hoạch được duyệt là 54,22 ha, diện tích xác định thực hiện năm 2023 là 63,00 ha, cao hơn -8,78ha, đạt 116,20 %. Nguyên nhân loại đất chưa sử dụng cao hơn so với kế hoạch được duyệt là do chưa khai thác vào thực hiện được các công trình: Quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc, trung tâm Logicstics ICD Vĩnh Phúc và hai công trình đường giao thông trên địa bàn huyện.

* Kết quả thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất:

Trong năm 2023 trên địa bàn huyện Bình Xuyên đã thực hiện chuyển mục đích được 125,06 ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp phân bổ tại các xã, thị trấn như sau: Thị trấn Thanh Lãng 2,73 ha; TT Đạo Đức 20,63 ha; TT Bá Hiến 0,21 ha; TT Hương Canh 5,32 ha; xã Hương Sơn 0,28 ha; xã Tân Phong 0,11 ha; xã Thiện Kế 0,46 ha; xã Trung Mỹ 62,51 ha; xã Sơn Lôi 29,03 ha; xã Tam Hợp 3,39 ha xã Quất Lưu 0,37 ha; trong đó:

- Đất trồng lúa chuyển sang đất phi nông nghiệp là 114,11 ha;

- Đất trồng cây hàng năm khác chuyển sang đất phi nông nghiệp là 4,91 ha;

- Đất cây lâu năm chuyển sang đất phi nông nghiệp là 5,76 ha;

- Đất rừng sản xuất chuyển sang đất phi nông nghiệp là 0,23 ha;

- Đất nuôi trồng thuỷ sản chuyển sang đất phi nông nghiệp là 0,04 ha;

- Đất phi nông nghiệp không phải đất ở chuyển sang đất ở là 0,06 ha.

* Kết quả thu hồi đất:

Trong năm 2023 trên địa bàn huyện Bình Xuyên đã thực hiện thu hồi 125,06 ha đất nông nghiệp tại các xã, thị trấn: TT Thanh Lãng 2,73 ha; TT Đạo Đức 20,63 ha; TT Bá Hiến 0,21 ha; TT Hương Canh 5,32 ha; xã Hương Sơn 0,28 ha; xã Tân

Phong 0,11 ha; xã Thiện Kế 0,46 ha; xã Trung Mỹ 62,51 ha; xã Sơn Lôi 29,03 ha;

xã Tam Hợp 3,39 ha; xã Quất Lưu 0,37 ha. trong đó thu hồi các loại đất như sau:

- Đất trồng lúa 114,11 ha;

- Đất trồng cây hàng năm khác 4,91 ha;

- Đất trồng cây lâu năm 5,76 ha;

- Đất trồng rừng sản xuất 0,23 ha;

- Đất nuôi trồng thủy sản 0,04 ha.

Trong năm 2023 trên địa bàn huyện Bình Xuyên đã thực hiện thu hồi 9,14 ha đất phi nông nghiệp trong đó thu hồi các loại đất như sau:

- Đất giao thông 5,42 ha;

- Đất thủy lợi 1,70 ha;

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,88 ha;

- Đất ở tại nông thôn 0,01 ha;

- Đất sông ngòi, kênh rạch suối 1,13 ha.

* Kết quả đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng:

Trong năm 2023 trên địa bàn huyện Bình Xuyên đã đưa 0,10 ha đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích sau:

- Đất khu công nghiệp 0,10 ha;

* Một vài nhận định từ nghiên cứu sử dụng tài nguyên đất Bình Xuyên10: Kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt là khung pháp lý và là công cụ quản lý của Nhà nước về công tác giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất. Trên cơ sở kế hoạch được duyệt đã thu hút các nhà đầu tư vào đầu tư sản xuất công nghiệp, thương mại - dịch vụ, nông nghiệp… góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên kết quả thực hiện nhìn chung còn thấp so với kế hoạch đã đề ra, nguyên nhân:

- Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, một số chủ đầu tư không bố trí được nguồn vốn; các dự án xây dựng trên diện tích lớn công tác bồi thường giải phóng mặt bằng gặp nhiều vướng mắc dẫn đến một số các hạng mục công trình, dự án đã quy hoạch không thực hiện được, hoặc thời gian thực hiện bị kéo dài, không đảm

10 Uỷ ban nhân dân huyện Bình Xuyên (2023), Báo cáo tóm tắt kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Bình

Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc, Bình Xuyên.

bảo tiến độ, đặc biệt là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, điện, đường, trường, trạm.

- Các chủ trương chính sách của Nhà nước về quản lý đất đai trong giai đoạn này có sự thay đổi cũng là một trong những nguyên nhân làm cho các chỉ tiêu sử dụng đất không thống nhất và không thực hiện được như đã dự báo.

- Các dự án xây dựng trên diện tích lớn việc bồi thường giải phóng mặt bằng liên quan đến nhiều hộ gia đình cá nhân, mất nhiều thời gian. Vì vậy một số công trình dự án hiện nay vẫn đang thực hiện thu hồi, BT GPMB, chưa trình UBND tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và giao, cho thuê đất như: dự án KCN Sơn Lôi, Khu đô thị thép Việt Đức vv....

- Hiện nay tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và huyện Bình Xuyên nói riêng đang tích cực thu hút đầu tư, vì vậy phương án quy hoạch cần có tính dự phòng để đảm bảo đáp ứng đủ quỹ đất cho các nhà đầu tư nghiên cứu, triển khai thực hiện dự án.

* Dân số và đặc điểm dân cư

Năm 2019, quy mô dân số trung bình của huyện là 131.013 người, đứng thứ 4 trong toàn tỉnh, trong đó nam có 65,647 người, chiếm 50,11% tổng dân số toàn huyện. Trong đó, dân số nam là 65.647 người, chiếm 50,1%; dân số nữ là 65.366 người, chiếm 49,9%; dân số khu vực thành thị chiếm 31,07%; dân số khu vực nông thôn chiếm 68,9%.

- Về phân bố dân cư: do đặc điểm tự nhiên, dân cư tập trung chủ yếu ở các xã, thị trấn đồng bằng, điều kiện sinh sống và đi lại dễ dàng. Những đơn vị hành chính có mật độ dân số cao là: thị trấn Hương Canh; thị trấn Thanh Lãng.

- Về mức độ đô thị hóa: Tỷ lệ dân số thành thị của huyện ngày một tăng cao do sự phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Bình Xuyên là huyện đứng thứ ba toàn tỉnh về tỷ lệ dân số thành thị, sau TP. Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên)

- Về dân tộc: Bình Xuyên là huyện có 3 dân tộc anh em gồm: Kinh, Sán Dìu, Cao Lan trong đó dân tộc kinh chiếm chủ yếu, khoảng trên 99%. Các dân tộc còn lại sống chủ yếu ở khu vực xã Trung Mỹ thuộc khu vực vườn Quốc gia Tam Đảo.

- Về tôn giáo: trên địa bàn huyện chủ yếu là không tôn giáo chiếm khoảng

>80% dân số , Phật giáo chiếm khoảng 15% và Thiên Chúa giáo chiếm tỷ lệ rất

nhỏ<1% . Trong nhiều năm vừa qua, huyện không có sự xáo trộn nhiều về vấn đề tôn giáo và dân tộc.

Từ điều kiện tự nhiên, khí hậu cũng như điều kiện kinh tế - xã hội như trên đã khiến huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc là nơi thu hút các nhà đầu tư trong thời gian gần đây. Chính vì lẽ đó kéo theo giá đất tăng cao, điều này khiến mối quan hệ về tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất nói chung và tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng phát sinh ngày càng nhiều. Thêm vào đó, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc với lịch sử phát triển lâu đời khiến cho việc quản lý, quy hoạch đất đai gặp nhiều khó khăn. Trong quá trình giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất trong trường hợp đất chưa được cấp GCNQSDĐ gặp nhiều khó khăn vì đây là những vụ án cần xem xét về nguồn gốc sử dụng đất, giấy tờ, tài liệu liên quan đến người để lại di sản thừa kế đất đai. Bên cạnh đó, việc cung cấp giấy tờ về nhân thân các đồng thừa kế cũng gặp nhiều khó khăn vì việc quản lý hộ khẩu, nhân khẩu trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc chưa được chặt chẽ và khoa học. Tất cả những điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giải quyết các vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất trong trường hợp đất chưa được cấp GCNQSDĐ tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng Đất Đối với trường hợp Đất chưa Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng Đất Ở huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)