2.2. Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất đối với trường hợp đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Toà án nhân dân huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
2.2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất đối với trường hợp đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Toà án nhân dân huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên được thành lập và đi vào hoạt động từ đầu năm 1998, tiền thân là Tòa án nhân dân huyện Tam Đảo. Từ những năm đầu hoạt động đơn vị gặp rất nhiều khó khăn cả về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, đến nay sau 25 năm nỗ lực, cố gắng không ngừng Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên đã đạt được những kết quả tiến bộ vượt bậc trong quá trình phát triển, phục vụ kịp thời và có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của Tòa án và của địa phương.
Trụ sở Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên có địa chỉ tại thị trấn Hương Canh Trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của huyện . Đây là địa bàn gần nhiều khu công nghiệp, nhịp độ phát triển kinh tế sôi động kéo theo đó là tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nảy sinh nhiều phức tạp. Số lượng các tranh chấp xảy ra nhiều vì vậy các loại vụ, việc mà Tòa án phải giải quyết năm sau luôn cao hơn năm trước.
2.2.2.1. Những kết quả đạt được
Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp. Trực tiếp thực hiện chức năng xét xử, giải quyết các vụ, việc thuộc thẩm quyền nhằm giữ vững an ninh, ổn định tình hình chính trị, giữ vững trật tự xã hội trên địa bàn huyện Bình Xuyên. Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ đảng Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên, các tổ chức như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ đã tích cực phối hợp chặt chẽ và là nòng cốt trong các hoạt động của cơ quan, đơn vị, Đơn vị luôn được công nhận là đơn vị trong sạch, vững mạnh. Thành tích của tổ chức đảng, đoàn thể Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên đã đóng góp vào sự tiến bộ của tập thể đơn vị trong năm qua.
Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên luôn nỗ lực, phấn đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, tất cả các chỉ tiêu thi đua đều đạt và vượt, chất lượng xét xử đảm bảo chất lượng cao, nhìn chung các loại án giải quyết, xét xử đạt tỉ lệ 99% tỉ lệ giải quyết từng loại án đều vượt chỉ tiêu , không có án để quá hạn luật định, không có trường hợp nào bị kết án oan hay bỏ lọt tội phạm; đối với các tranh chấp dân sự và các loại án khác thì đơn vị quan tâm đến việc kiên trì hoà giải, tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự, hạn chế được các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết trong mỗi gia đình và cộng đồng dân cư, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự trong sản xuất kinh doanh.
Theo thống kê năm 2017 từ ngày 01/10/2017 đến ngày 31/10/2023 , TAND huyện Bình Xuyên đã đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án, đồng thời đẩy mạnh việc tranh tụng nên hầu hết các vụ án đều được giải quyết trong thời hạn luật định, có căn cứ và đúng pháp luật. Cụ thể, về công tác giải quyết các loại án dân sự, năm 2023 TAND huyện Bình Xuyên đã thụ lý và giải quyết 102 vụ, trong đó có 52 vụ tranh chấp đất đai, 14 vụ trong số đó là tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, 07 trường hợp tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất mà phần đất tranh chấp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Về công tác giải quyết các vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất theo số liệu thống kê hằng năm của TAND huyện Bình Xuyên đã thụ lý và giải quyết với số liệu như sau:
Bảng 1. Công tác giải quyết các vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất tại TAND huyện Bình Xuyên.
Năm Số vụ án Dân sự
Số vụ án Tranh chấp
đất đai
Số vụ án Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng
đất
Trường hợp không có giấy
chứng nhận QSDĐ
2017 112 30 8 2
2018 109 32 7 3
2019 111 32 7 3
2020 149 35 9 5
2021 104 39 9 4
2022 108 30 1 1
2023 102 52 14 7
Tổng
cộng 795 250 55 25
Nguồn: Báo cáo kết quả công tác từ năm 2017 đến năm 2023 của TAND huyện Bình Xuyên
Đánh giá chung việc giải quyết các tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất đối với trường hợp đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thời gian qua tại TAND huyện Bình Xuyên, tác giả có nhận xét như sau:
Số lượng các vụ án tranh chấp dân sự TAND huyện Bình Xuyên thụ lý và giải quyết trung bình khoảng 100 vụ án mỗi năm, trong đó số lượng vụ án tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất mỗi năm có xu hướng tăng, nhiều vụ án hơn so với năm trước. Đáng chú ý chỉ riêng trong năm 2023, TAND huyện Bình Xuyên thụ lý và giải quyết 102 vụ án, trong đó có 14 vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất chiếm tỷ lệ 14% tổng số các vụ án dân sự, 07 trường hợp tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất mà đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm tỷ lệ khoảng 6,9% tổng số vụ án dân sự mà TAND huyện Bình Xuyên thụ lý và giải quyết. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với năm 2022 và các năm trước đó.
Nhìn chung TAND huyện Bình Xuyên đã tuân thủ các quy định của BLDS, BLTTDS, Luật Đất đai… nhận thức rõ tính đặc thù trong việc giải quyết các vụ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất đối với trường hợp đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, kiên trì hoà giải, do đó số lượng vụ việc tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất đối với trường hợp đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được giải quyết nhanh chóng. So sánh tỷ lệ giải quyết các vụ án qua các năm thì tuy số lượng thụ lý không quá nhiều nhưng tỷ lệ giải quyết tương đối cao so với mức trung bình của toàn ngành.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước quá trình hội nhập diễn ra ngày càng sâu rộng, trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, chính trị, pháp luật… Pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật dân sự và đất đai nói riêng đã có những tiếp cận mới phù hợp với nhu cầu thực tiễn của cuộc sống. Các quy định của BLDS và Luật Đất đai về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất ngày càng hoàn thiện hơn, tạo điều kiện cho việc giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất được thuận lợi. Trong quá trình áp dụng pháp luật và các quy định liên quan đến việc giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất đối với trường hợp đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại TAND huyện Bình Xuyên đã thu được những kết quả như sau:
Thứ nhất, trong thời gian qua, việc giải quyết thừa kế quyền sử dụng đất tại Toà án nhân dân cả nước nói chung và TAND huyện Bình Xuyên nói riêng đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Mặc dù, số lượng vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất các Toà án đã thụ lý tăng, nhưng TAND huyện Bình Xuyên đã nắm vững và thực hiện đúng các quy định của pháp luật, đặc biệt là Hiến pháp, BLDS, BLTTDS, Luật Đất đai… và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành các luật này. Cùng với đó, TAND huyện Bình xuyên không ngừng nâng cao chất lượng xây dựng hồ sơ vụ án, làm rõ yêu cầu của đương sự trong vụ án trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự nói chung, các vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng. Tỷ lệ giải quyết vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất tại TAND huyện Bình Xuyên cao và vượt chỉ tiêu xét xử đề ra. Công tác giải quyết các vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất đối với trường hợp đất không có giấy chứng nhận được thực hiện
đúng quy định của pháp luật, về cơ bản đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự.
Thứ hai, trong quá trình xây dựng đường lối giải quyết các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất đối với trường hợp đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã có sự thống nhất giữa các Toà án, thống nhất quan điểm với Viện kiểm sát nhân dân. Việc xây dựng pháp luật và hướng dẫn áp dụng pháp luật cũng đã đạt được kết quả đáng khích lệ góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở để pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn, phục vụ đắc lực công tác chuyên môn.
Thứ ba, thực tiễn giải quyết các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất đối với trường hợp đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thời gian qua tại TAND huyện Bình Xuyên cho thấy đội ngũ Thẩm phán ngày càng phát triển về chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng.
Việc nghiên cứu hồ sơ, xem xét, đánh giá chứng cứ, tổ chức phiên toà, lựa chọn và áp dụng đúng các quy phạm pháp luật ngày càng được nâng cao đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới. Với những ưu điểm đã đạt được trong công tác xét xử trong thời gian qua, TAND huyện Bình Xuyên ngày càng thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ theo Hiến pháp và pháp luật.
Thứ tư, TAND huyện Bình Xuyên đã tăng cường việc tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho toàn thể các công chức, đặc biệt là Thẩm phán và xác định đây là nhiệm vụ quan trọng và cần thường xuyên tổ chức với các chuyên đề Hoạt động hoà giải của Toà án , Giải quyết vụ việc dân sự ,… trong đó có đề cập đến vấn đề giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.
Thứ năm, công tác kiểm tra được tổ chức định kỳ, thông qua công tác kiểm tra, lãnh đạo, cán bộ công chức các đơn vị đã có những chuyển biến tích cực trong nhận thức, chỉ đạo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Qua kiểm tra đã kiến nghị và chấn chỉnh kịp thời đối với những sai sót trong công tác xét xử để nâng cao chất lượng giải quyết các loại án dân sự nói chung, các án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng của TAND huyện Bình Xuyên.
2.2.2.2. Những hạn chế, yếu kém
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong quá trình giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, TAND huyện Bình Xuyên vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Đó
là, trong quá trình giải quyết từ giai đoạn thụ lý vụ án đến khi đưa ra quyết định bản án vẫn xảy ra những sai xót trong quá trình giải quyết tại TAND huyện Bình Xuyên như định giá tài sản không đúng với giá trị thực, xem xét thẩm định chưa chặt chẽ…
Ngoài ra, công tác lưu trữ hồ sơ, sổ sách quản lý về đất đai ở một số xã, thị trấn cũng như công tác phối hợp trong việc cung cấp tài liệu, hồ sơ về đất đai của các xã, thị trấn và phòng chuyên môn của UBND huyện Bình Xuyên với Viện kiểm sát và Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên thực hiện chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Việc các phòng ban chuyên môn của Ủy ban nhân dân huyện Bình Xuyên, Ủy ban nhân dân thị trấn Gia Khánh chậm cung cấp tài liệu chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên như đã nêu trên là chưa thực hiện đúng quy định tại khoản 3 Điều 106 Bộ luật TTDS năm 2015. Nội dung điều luật quy định:
“Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ tài liệu chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Hết thời hạn này mà không cung cấp đầy đủ tài liệu chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án thì cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do...”
Điều này đã gây khó khăn cho công tác giải quyết án dân sự, làm kéo dài thời gian giải quyết vụ án, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự trong vụ án dẫn đến người dân gửi đơn thư đến nhiều cơ quan yêu cầu giải quyết, thậm chí gửi đơn vượt cấp.
Ví dụ: Bản án số 02/2023/DS-ST ngày 17/3/2023 về việc tranh chấp thừa kế tài sản của TAND huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Nguyên đơn: Ông Nguyễn Thế Hạnh; Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn: Ông Nguyễn Văn Hưng
- Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Miết; Dương Thị Lan; Anh Nguyễn Thế Đường;
Anh Nguyễn Thế Mơ.
- Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Bà Nguyễn Thị Kỳ; Bà Nguyễn Thị Cách; Chị Phạm Thị Lan Anh; Chị Nguyễn Thị Khả; Chị Nguyễn Thị Hương; Chị Nguyễn Thị Huệ; Chị Nguyễn Thị Hòe; Chị Nguyễn Thị Luyến; Chị Nguyễn Thị
Lâm; Chị Nguyễn Thị Hường; Người đại diện theo ủy quyền của chị Luyến, chị Lâm, chị Hường: Anh Nguyễn Thế Mơ; Ông Nguyễn Văn Định.; Bà Đỗ Thị Lự.
V/v: tranh chấp thừa kế tài sản của TAND huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Nội dung bản án:
Nguyên Đơn: Nguyễn Thế Hạnh và người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn ông Nguyễn Văn Hưng thống nhất trình bày: Bố ông Hạnh là cụ Nguyễn Thế Thanh chết năm 1982, mẹ ông Hạnh là cụ Lưu Thị Sáu chết năm 2004, khi bố, mẹ ông Hạnh chết không để lại di chúc. Trong quá trình chung sống bố, mẹ ông Hạnh sinh được 04 người con là: Nguyễn Thế Phùng, sinh năm 1947, Nguyễn Thế San, sinh năm 1954, Nguyễn Thị Cách, sinh năm 1956 và ông Hạnh, bố mẹ ông Hạnh có nhận bà Nguyễn Thị Kỳ, sinh năm 1944 làm con nuôi, khi nhận không làm giấy tờ gì. Năm 2005 ông Phùng chết, ông Phùng có vợ là là bà Nguyễn Thị Miết và con là Nguyễn Thế Đường, Nguyễn Thị Khả, Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Thị Hòe. Năm 2011 ông San chết, ông San có vợ là bà Dương Thị Lan và 03 con là Nguyễn Thế Mơ, Nguyễn Thị Lâm, Nguyễn Thị Luyến. Khi còn sống bố, mẹ ông Hạnh đã tạo lập được tài sản là 01 thửa đất có diện tích 832m2, số thửa 428, tờ bản đồ số 36, địa chỉ: Tổ dân phố Đồng Lý, thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gọi tắt là GCNQSDĐ , ngoài ra không có tài sản gì khác. Trước khi bố ông Hạnh chết năm 1980, các cụ có nói cho ông Hạnh diện tích đất là 6,5 thước đất, cho ông Phùng 10 thước đất và 8 thước ao, cho ông San phần đất còn lại cụ thể bao nhiêu thước ông Hạnh không nắm được, cụ Thanh và cụ Sáu cho bằng miệng, có chỉ vị trí đất cho các ông, tuy nhiên không có giấy tờ gì. Sau khi các cụ cho ông Hạnh đất, ông không làm thủ tục gì kê khai tại chính quyền địa phương, gia đình ông cũng không nộp thuế đất bao giờ. Năm 1997 anh Đường có hỏi mượn đất của ông để làm nhà thì ông có anh Đường mượn đất, hỏi mượn bằng miệng, không có giấy tờ gì. Khi anh Đường xây nhà thì ông cũng không có ý kiến gì vì ông xác định đã cho anh mượn đất, tuy nhiên ông yêu cầu anh Đường khi nào ông về thì anh Đường phải trả lại đất cho ông. Đến năm 2018 do ông có nhu cầu sử dụng đất, ông có về yêu cầu anh Đường trả lại đất cho ông nhưng anh không trả nên ông mới làm đơn khởi kiện ra Tòa án. Ông xác định các cụ cho đất không có giấy tờ gì, chưa làm thủ tục chia tách
để cho các con đứng tên chủ sử dụng đất, đến nay vẫn là 01 thửa nên tài sản vẫn của các cụ chưa chia. Ông chỉ biết đất của các cụ Thanh, cụ Sáu là 832m2 chứ ông không biết trước đây đất của các cụ là bao nhiêu, cụ thể như thế nào. Ông xác định phần đất các cụ cho ông đất là phần anh Đường đã bán cho ông Định, bà Lự. Trước khi bố mẹ ông chết đều không để lại di chúc, không để lại nghĩa vụ gì cho các con.
Nay ông yêu cầu chia thừa kế tài sản của bố mẹ ông là thửa đất nêu trên cho các anh, chị em ông theo pháp luật, ông xin được lấy đất để ở.
Về giấy chuyển quyền sử dụng đất phô tô ngày 15/9/2008 do anh Nguyễn Thế Đường nộp cho Tòa án là do ông viết để anh Đường làm bìa đỏ vay tiền Ngân hàng chứ ông không bán đất cho anh Đường. Về giấy biên nhận bán đất giữa anh Nguyễn Thế Đường và ông Nguyễn Văn Định mà anh Đường đã nộp cho Tòa án, ông có ký tên vào người làm chứng để anh Đường bán đất cho ông Định phần đất mà hiện nay ông Định đang ở vì ông nghĩ là ông chưa nhận đất, việc bán là do anh Đường, ông chỉ ký là người làm chứng.
Bị đơn anh Nguyễn Thế Đường trình bày: Theo đơn khởi kiện của ông Nguyễn Thế Hạnh đòi chia lại đất của mẹ ông là Lưu Thị Sáu, nhưng cụ Sáu đã chia cho ba con của cụ là Nguyễn Thế Phùng, Nguyễn Thế San, Nguyễn Thế Hạnh. Vào ngày 20/8/1998 theo di chúc của cụ Sáu có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã Thanh Lãng. Theo Di chúc ông Phùng được 10 thước 8 tấc và 8 thước ao, ông Hạnh 6 thước 5, còn lại là của ông Nguyễn Thế San. Sau khi được cụ Lưu Thị Sáu chia đất, ông Phùng, ông San, ông Hạnh đã sử dụng đất theo phần đất của mỗi người theo di chúc của cụ Lưu Thị Sáu giấy chia đất, không phải là di chúc vì cụ Sáu còn sống . Việc chia đất như trên là có sự thống nhất của cụ ông Nguyễn Thế Thanh và cụ Lưu Thị Sáu từ trước khi cụ Thanh chết. Khi cụ Thanh qua đời đến ngày 20/8/1998 cụ Sáu viết giấy chia đất cho 3 con theo diện tích của giấy đã ghi. Sau khi cụ Sáu chia đất vào năm 1998, ông Phùng, ông San, ông Hạnh đã nhận đất và sử dụng. Đến ngày 25/9/2008 tại Mỹ Gia, Yên Bình, Yên Bái, ông Hạnh viết giấy chuyển nhượng đất cho anh. Sau khi chia đất, ông Phùng, ông San, ông Hạnh đã nhận và sử dụng đất như hiện trạng. Phần đất của ông Hạnh, anh đã xây nhà và tường bao nhà cấp 4 ba gian có vị trí phía trước là đường đi của xóm, tay trái giáp đất của anh Đường, bên phải giáp điếm, phía sau giáp đất nhà anh Đường . Nay ông Hạnh yêu cầu chia