TRANG TRAI O TINH HÒA BÌNH

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học: Nghiên cứu thống kê phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Hòa Bình (Trang 52 - 55)

2.1. Phân tích tình hình phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Hòa Bình

Để phân tích tình hình phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Hòa Bình, tác giả sử

dụng các dữ liệu thứ cấp từ báo cáo thống kê của Cơ quan thống kê tỉnh Hòa Bình.

2.1.1. Nguằn lực cho phát triển kinh tế trang trại

Xác định việc phát triển kinh tế trang trại là hướng đi hiệu quả để giúp nông

dân xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu cho nên thời gian qua, tỉnh Hòa Bình

có nhiều giải pháp nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương. Do đó, số

lượng trang trại của Tỉnh các năm qua liên tục tăng qua các năm.

DVT: Trang trại

200 198 som

195 5.00%

190 400

185 300

180 2,00%

175 02% 100%

170 0.00%

2016 2017 2018 2019

S00 ong tang tại - ——Tócđo tăng trường số lượng trang tei

Hình 2.1: Tình hình phát triển số lượng trang trại trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

từ 2016- 2019

Nguôn: Cục Thống kê tỉnh Hòa Bình

Nếu như năm 2016, toàn tỉnh mới có 181 trang trại thì tới năm 2017 đã tăng

lên 187 trang trại, tăng thêm 6 trang trại, tương ứng với tốc độ tăng 3,31%. Trong

năm 2018, KTTT của Tỉnh tiếp tục tăng khá với số lượng tăng thêm 9 trang trại, tương ứng với 4,81%, toàn Tỉnh có 196 trang trại. Trong năm 2019, tiếp tục có thêm 2 trang trại mới đi vào. hoạt động, toàn tỉnh có 198 trang trại.

Tỉnh Hòa Bình là địa phương có nhiều thế mạnh về phát triển kinh tế trang.

trại, cùng với sự quan tâm của các ban ngành trong định hướng phát triển KTTT mà

các năm qua số lượng các trang trại của Tỉnh ngày càng tăng. Trong những năm qua, kinh tế trang trại đã góp phần hết sức quan trọng trong cơ cấu kinh tế của địa phương. KTTT là cơ sở, tiền đề khơi dậy tiềm năng trong Nhân dân để chuyền dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thúc đây áp dụng KH-KT vào sản xuất, góp phần tạo ra.

các vùng sản xuất hàng hóa

nhiên, hiện nay, KTTT phát

các chủ trang trại hoạt động độc lập, chưa có sự liên kết giữa các trang trại với nhau

lượng và giá trị hàng hóa. Tuy ìn chưa ồn định, không đồng đều giữa các vùng. Đa số

và với tổ chức kinh tế khác như liên kết vùng sản xudt, tiêu thụ, chế biển sản phẩm.

Đi cùng với số lượng trang trại ngày càng tăng, quy mô của các trang trại

trên địa bàn Tỉnh cũng ngày càng được mở rộng. KTTT tỉnh Hòa Bình đã giải quyết

việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.

ĐỊT: Lao động

1200 1000.

600 400 200

2016 2017 2018 2019

Hình 2.2: Tình hình số lượng lao động thường xuyên trong các trang trại trên địa bàn

tỉnh Hòa Bình từ 2016- 2019.

Nguôn: Cục Thống kê tỉnh Hòa Bình TT của tỉnh Hòa Bình chủ yếu phát triển theo hướng TT gia đình,

sử dụng lao động gia đình là chính. Chỉ thời vụ căng thẳng các TT mới nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ lao động của anh em trong nội tộc sau đó đến xóm làng hoặc đi thuê

ngoài. Tuy nhiên, khi quy mô trang trại ngày càng được mở rộng, nhu cầu thuê mướn lao động thường xuyên cũng tăng nhưng tốc độ tăng không đáng kể do ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất của trang trại ngày càng rộng rãi, đặc biệt là các trang trại trồng trọt. Nếu như năm 2016, tổng số lao động thường xuyên của

KTTT trên địa bàn tỉnh là 1006 người thì tới năm 2017 đã giảm còn 729 người do

đây mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Tới năm 2018, do số lượng trang trại tăng, quy mô cũng lớn hơn nên số lao động thường xuyên tăng tăng lên 778

người và năm 2019 là 792 người. Không ít lao động trong các TT là cán bộ, công nhân đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu ở các nông, lâm trường, bộ

thường có trình độ tay nghề cao hơn vì họ đã có thời gian làm việc nhiều năm và

được hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn nên dễ dàng tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật

mới. Tuy nhiên, tính ổn định về công việc sản xuất của trang trại còn thấp, các trang

trại còn sản xuất theo mùa vụ, chưa chủ động lập kế hoạch sản xuất nên việc thuê

lao động phụ thuộc vào khối lượng công việc thực tế. Trang trại phát triển đã tạo

thêm nhiều việc làm, góp phần giải quyết lao động thiếu việc làm trên địa bàn, tuy

xuất ngũ

nhiên chủ yếu là lao động mùa vụ.

DVT: Ha

1.8000

1.6000 1.5262 1.4000

1.2000 10710 yous 1.119,7

1.00.0 6000 4000 2000

oo 2016 2017 2018 2019

Hình 2.3: Tình hình đất đai sản xuất trong các trang trại trên địa bàn tỉnh Hòa Bình từ 2016- 2019

Nguôn: Cục Thống kê tỉnh Hòa Bình

Dat dai là tư liệu sản xuất quan trọng, có tính quyết định đến việc hình thành và phát triển KTTT, nhất là khi muốn mở rộng hoặc thành lập TT mới thì hạn điền là yếu tố quyết định. Vì vậy để phát triển KTTT theo hướng bền vững cần khắc

phục tình trạng manh mún ruộng đắt và tạo điều kiện cho nông dân được thực hiện

quyền về ruộng đất theo quy định của luật đắt đai.

“Tình hình đất đai sản xuất trong các trang trại trên địa bàn tỉnh Hòa Bình từ 2016- 2019 liên tục biến động, đặc biệt là đặc thù ngành trang trại của Tỉnh có số lượng trang trại trồng trọt tương đối lớn do Tỉnh có lợi thế về trồng cây ăn quả và do sự biến động giảm của các trang trại tổng hợp có sử dụng đất rừng. Năm 2016,

tổng diện tích dat trang trai la 1.526,2 ha, cao nhất trong cả giai đoạn vì còn nhiều

trang trại tông hợp có sử dụng đất rừng thì tới năm 2017 giảm còn 1.071,0 ha do số

trang trại tổng hợp sử dụng đất rừng giảm, năm 2018 tiếp tục giảm còn 1.018,3 ha.

Tuy nhiên, tới năm 2019, các trang trại đã đây mạnh tập trung diện tích đất đẻ mở

rộng quy mô đã tăng lên 1.119,7 ha. Tổng diện tích dat sir dung trong TT tang din trong các năm nhờ vào số lượng TT tăng lên và quy mô trang trại cũng được mở.

rộng. Nguồn gốc đất đai của các loại hình TT phần lớn diện tích được cấp, chuyển nhượng, tỷ lệ đất đấu thầu chiếm ít. Diện tích đất thuê cũng không nhiều và cũng do thời gian thuê đất ngắn nên các chủ TT không dám đầu tư vốn xây dung co sé ha ting, co so vat chất kĩ thuật cho sản xuất.

2.1.2. Kết quả phát triển kinh tế trang trại

(0 Cơ cấu trang trại

Bang 2.1: Cơ cấu trang trại của tỉnh Hòa Bình theo ngành sản xuất

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học: Nghiên cứu thống kê phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Hòa Bình (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)