1.2. Các hệ thống an toàn tích hợp trên Innova 2017
1.2.1. Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) và hệ thống phân phối lực phanh điện tử (EBD)
a. Chức năng:
- Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS):
+ Hệ thống ABS giúp cho các bánh xe không bị bó cứng khi đạp phanh hoặc trong điều kiện mặt đường trơn trượt giúp cho người lái dễ dàng thao tác, cùng với cung cấp lực phanh chính xác và ổn định đảm bảo cho sự ổn định xe và tính năng phanh tuyệt vời.
Hình 1.15. Chức năng của ABS
A - Xe có ABS; B - Xe không có ABS; a - Đạp phanh - Hệ thống phân phối lực phanh điện tử (EBD):
Hình 1.16. Minh họa chức năng của EBD
Hình 1.17. Minh họa chức năng của EBD
+Hệ thống EBD sẽ điều khiển lực phanh tác động lên các bánh sau theo sự thay đổi về tình trạng của xe, như tình trạng chất tải hoặc tình trạng giảm tốc của xe, để đảm bảo hiệu quả phanh tối ưu
-Khi người lái đạp phanh trong khi xe đang vào cua, chức năng này sẽ điều khiển lực phanh tác động lên các bánh xe bên trái và bên phải theo điều kiện hoạt động thực tế của xe tại thời điểm đó. Việc này sẽ đảm bảo độ ổn định và hiệu quả phanh của xe.
b. Cấu tạo:
Hình 1.18. Cấu tạo hệ thống phanh abs
c. Nguyên lý chung:
- ECU điều khiển trượt nhận tín hiệu từ các cảm biến tốc độ bánh xe từ đó điều khiển bộ chấp hành phanh thực hiện tăng áp suất dầu tới các bánh xe để phanh theo từng thông tin của mỗi bánh xe tránh sự bó cứng và giúp ổn định thân xe khi phanh.
* Bộ chấp hành phanh:
- Bao gồm các van điện từ, mô tơ, bơm và bình chứa. Khi bộ chấp hành nhận được tín hiệu từ ECU điều khiển trượt, van điện từ thực hiện đóng hoặc ngắt để áp suất dầu ở các xi lanh bánh xe tăng lên, giảm suất hoặc giữ nguyên tùy theo điều kiện để tối ưu mức trượt trên mỗi bánh xe. Ngoài ra, tùy vào loại điều khiển sẽ có mạch thủy lực riêng biệt đáp ứng yêu cầu của loại điều khiển đó.
- Về cơ bản thì bộ chấp hành phanh thực hiện cả hai hệ thống ABS và EBD trong thực tế.
Hình 1.19. Cấu tạo của bộ chấp hành phanh
* Nguyên lý hoạt động của bộ chấp hành phanh:
- Tuy khác nhau về ý nghĩa nhưng nguyên lí hoạt động của ABS và EBD cơ bản là tương tự nhau. Dựa vào những tín hiệu nhận được từ 4 cảm biến tốc độ bánh xe, ECU điều khiển trượt sẽ tính toán tốc độ của từng bánh và kiểm tra tình trạng trượt của bánh xe. Ứng với tình trạng trượt, ECU điều khiển trượt điều khiển từng van điện từ trong bộ chấp hành phanh để điều chỉnh áp suất dầu của mỗi xi lanh bánh xe theo 3 chế độ: Chế độ tăng áp, chế độ giữ áp và chế độ giảm áp, giúp bánh xe không bị trượt cũng như ổn định khi phanh.
Hình 1.20. Mạch thủy lực của bộ chấp hành phanh
1 - Cảm biến áp suất của xi lanh phanh chính; 2 - Van điện từ cắt xi lanh phanh chính;
3 - Van điện từ giữ áp suất; 4 - Van điện từ giảm áp suất; 5 - Bơm; 6 - Bình chứa;
7 - Xi lanh bánh xe trước trái; 8 - Xi lanh phanh trên bánh xe phía trước bên phải; 9 - Xi lanh bánh xe sau trái; 10 - Xi lanh bánh xe sau phải; 11 - Tới xi lanh phanh chính
- Bao gồm 3 chế độ tăng-giữ-giảm áp khi ABS và EBD hoạt động (Theo hình 1.21):
+ Tăng áp: Là trạng thái phanh hoạt động bình thường khi đó van 1 mở dầu đi từ xi lanh chính đến xi lanh bánh xe làm tăng áp suất trong xi lanh bánh xe.
+ Giữ áp: Tín hiệu điều khiển từ ECU điều khiển trượt tắt cả hai van điện từ giữ áp suất và van điện từ giảm áp suất ngắt đường dầu đi từ xi lanh chính và bình chứa đến các xi lanh bánh xe từ đó làm áp suất dầu ở các xi lanh bánh xe không đổi.
+ Giảm áp: Tín hiệu điều khiển từ ECU điều khiển trượt giữ nguyên van điện từ giữ áp và mở van điện từ giảm áp. Làm cho dầu chảy về bình chứa để giảm áp suất dầu đến xi lanh bánh xe. Bơm vẫn chạy nên dầu từ bình chứa được chảy về xi lanh chính.
Hình 1.21. Các chế độ trong bộ chấp hành
1 - Van điện từ giữ áp suất 2 - Van điện từ giảm áp suất 3 - Cổng A; 4 - Cổng B a - Chế độ tăng áp suất b - Chế độ giữ áp suất c - Chế độ giảm áp suất d - Đến xi lanh bánh xe e - Từ xi lanh bánh xe