CHƯƠNG 2: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH TRÊN DÒNG XE TOYOTA INNOVA 2017
2.2. Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh xe Innova 2017
- Để đảm bảo tình trạng hoạt động tốt của xe thì việc kiểm tra tình trạng hoạt động và bảo dưỡng cho hệ thống phanh cần được thực hiện thường xuyên. Các hạng mục thường xuyên cần kiểm tra, bảo dưỡng trên hệ thống phanh xe Innova 2017 bao gồm:
+ Trợ lực phanh + Bàn đạp phanh + Mức dầu phanh + Đường ống dẫn dầu + Phanh trước
+ Phanh sau + Phanh đỗ
2.2.1. Kiểm tra hoạt động của bộ trợ lực phanh.
- Kiểm tra sự kín khí:
+ Khởi động động cơ và tắt máy sau 1 hoặc 2 phút. Đạp chậm bàn đạp phanh vài lần. Nếu có thể đạp phanh xuống sát sàn xe ở lần đầu tiên, nhưng sang lần 2 hoặc 3
không thể đạp được xuống sâu hơn nữa, thì bộ trợ lực phanh đã kín khí.
+ Đạp phanh khi động cơ đang nổ máy và sau đó tắt máy trong khi đạp giữ bàn đạp phanh. Nếu khoảng cách dự trữ của bàn đạp phanh không thay đổi trong khi giữ bàn đạp trong 30 giây, bộ trợ lực đã kín khí.
Hình 2.1. Kiểm tra kín khí của bộ trợ lực phanh a - Đúng; b – Sai; c- Lần 1; d- Lần 2; e- Lần 3 - Kiểm tra hoạt động
Hình 2.2. Kiểm tra hoạt động của bộ trợ lực phanh
+ Đạp phanh vài lần với khóa điện ở vị trí OFF và kiểm tra rằng khoảng cách dự trữ của bàn đạp phanh không thay đổi khi ấn giữ chân phanh. Hãy đạp và giữ chân
*c *d
*e
*a *b
phanh, và sau đó khởi động động cơ. Nếu bàn đạp hạ xuống một ít, thì phanh hoạt động bình thường.
2.2.2. Kiểm tra và điều chỉnh bàn đạp phanh.
- Để đảm bảo hệ thống phanh hoạt động ổn định thì cần phải kiểm tra và điều chỉnh bàn đạp phanh sao cho đạt các yêu cầu sau: Hành trình bàn đạp phanh nằm trong tiêu chuẩn, hành trình tự do bàn đạp phanh nằm trong tiêu chuẩn, khoảng cách dự trữ bàn đạp phanh trong tiêu chuẩn cho phép.
a. Kiểm tra và điều chỉnh hành trình bàn đạp phanh.
- Trên xe Innova 2017 độ cao tiêu chuẩn của bàn đạp tính từ mặt sàn là từ 167.7 mm đến 177.7 mm.
Hình 2.3. Kiểm tra hành trình bàn đạp phanh
1- Miếng lót bàn đạp phanh; a - Hành trình bàn đạp phanh; b - Bề mặt đo của sàn xe - Nếu kiểm tra chiều cao của chân phanh không đúng tiêu chuẩn, điều chỉnh chiều cao của bàn đạp theo quy trình sau:
+Tháo công tắc đèn phanh
+Nới lỏng đai ốc hãm chạc chữ U của cần đẩy.
+Điều chỉnh hành trình bàn đạp bằng cách vặn cần đẩy. Độ cao tiêu chuẩn của bàn đạp tính từ mặt sàn: 167.7 đến 177.7 mm.
+Siết chặt đai ốc hãm theo lực siết tiêu chuẩn. Mô-men siết: 26 N*m (265 kgf*cm, 19 ft.*lbf)
Hình 2.4. Điều chỉnh độ cao bàn đạp phanh
1 - Cụm công tắc đèn phanh; 2 - Đai ốc hãm; a - Hành trình bàn đạp phanh;
b - Tấm sàn xe b. Kiểm tra hành trình tự do bàn đạp phanh.
Hình 2.5. Hành trình tự do của bàn đạp a - Hành trình tự do của bàn đạp
- Để kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp phanh, cần cho khởi động động cơ rồi tắt máy. Sau khi tắt máy. Hãy đạp phanh một vài lần để hết lượng chân không trong bộ trợ lực. Sau đó nhả bàn đạp. Nhấn bàn đạp cho đến khi cảm nhận được có lực cản.
-Bằng cách đo vị trí ở bước trước và vị trí nhả bàn đạp phanh ta có hành trình tự do của bàn đạp và hành trình tự do của bàn đạp phải nằm trong khoảng: 1.0 đến 6.0 mm.
c. Kiểm tra khoảng cách dự trữ bàn đạp phanh:
- Để kiểm tra khoảng cách dự trữ bàn đạp phanh cần nhả phanh tay. Khởi động động cơ. Sau đó đạp bàn đạp và kiểm tra khoảng cách dự trữ của bàn đạp.
- Nhấn bàn đạp với một lực 490 N (50 kgf, 110 lbf).
Hình 2.6. Kiểm tra khoảng cách dự trữ bàn đạp phanh
- Đo khoảng cách giữa bàn đạp và thảm trải sàn như hình vẽ. Nếu khoảng cách không đúng tiêu chuẩn, hãy điều chỉnh lại. Khoảng cách dự trữ của bàn đạp phanh:
88.0 mm (3.46 in.)
2.2.3. Kiểm tra và thay thế dầu phanh.
- Dầu phanh trên xe Toyota Innova 2017 sử dụng loại: SAE J1703 hay FMVSS số 116 DOT 3. Mức dầu phanh phải luôn được điều chỉnh tới vạch MAX, kiểm tra
mức dầu và đổ thêm dầu phanh nếu cần.
Hình 2.7. Dầu phanh sử dụng trên xe Toyota Innova 2017
Hình 2.8. Kiểm tra và điều chỉnh mức dầu phanh
-Ngoài ra dầu phanh sẽ được thay thế định kì mỗi 40000 km. Sau đây là quy trình thay dầu phanh cho xe Innova 2017:
+ Tháo nắp lỗ nạp của bình chứa xi lanh phanh chính.
+ Bổ sung dầu phanh để mức dầu phanh nằm giữa mức MIN và MAX của bình
chứa trong khi xả gió cho các phanh (nếu dầu phanh nằm dưới mức MIN thì quá trình xả gió sẽ phải thực hiện nhiều lần).
+ Nới ốc xả gió của xi lanh phanh đĩa phía trước bên phải.
+ Liên tục đạp phanh và xả gió ra khỏi ốc xả gió của xi lanh phanh đĩa phía trước bên phải.
+ Sau khi xả hết khí, hãy siết chặt ốc xả gió trong khi đạp giữ chân phanh. Mô- men siết: 8.3 N*m (85 kgf*cm, 73 in.*lbf).
+ Tiến hành xả gió cho xi lanh phanh đĩa phía trước bên trái bằng quy trình tương tự cho bên phải.
+ Nới ốc xả gió của xi lanh phanh đĩa phía sau bên phải.
+ Liên tục đạp phanh và xả gió ra khỏi ốc xả gió của xi lanh phanh đĩa phía sau bên phải.
+ Sau khi xả hết khí, hãy siết chặt ốc xả gió trong khi đạp giữ chân phanh. Mô- men siết: 11 N*m (112 kgf*cm, 8 ft.*lbf)
+ Xả gió ra khỏi ốc xả gió của xi lanh phanh đĩa phía sau bên phải bằng quy trình tương tự cho bên phải.
+ Kiểm tra tình trạng rò rỉ dầu phanh.
+ Kiểm tra mức dầu phanh trong bình.
*Lưu ý:
- Không tháo bộ lọc ra khỏi bình chứa xi lanh phanh chính và đổ dầu phanh mới vào để tránh lắng đọng chất bẩn trong hệ thống phanh. Các chất bẩn như cặn bẩn hoặc dầu thô có thể làm hỏng hệ thống phanh.
- Bổ sung thêm dầu phanh sao cho mức dầu phanh trong bình chứa không tụt xuống dưới vạch MIN.
2.2.4. Kiểm tra tình trạng đường ống dẫn dầu.
- Đường ống dẫn dầu là bộ phận quan trọng liên quan đến độ an toàn của xe do đó nếu tìm thấy bất kỳ hư hỏng gì trên đường ống dẫn dầu, hãy thay mới bộ phận đó.
- Thông thường khi có điểm rò rỉ trong đường ống thì cần để ý dầu phanh hao
nhanh hay không.
- Kiểm tra cần để ý xem ống dầu rò rỉ do đâu để tránh bị lại.
- Sau khi thay thế thì cần xả gió lại chỗ phanh để hệ thống hoạt động lại bình thường.
2.2.5. Kiểm tra và bảo dưỡng phanh trước.
- Công việc kiểm tra và bảo dưỡng phanh trước sẽ được thực hiện mỗi 10000 km, công việc gồm các hạng mục sau:
+ Kiểm tra xi lanh phanh và pit tông + Kiểm tra độ dày má phanh
+ Kiểm tra tấm đỡ má phanh đĩa + Kiểm tra độ dày đĩa phanh + Kiểm tra độ đảo đĩa phanh
a. Kiểm tra xi lanh phanh và pit tông.
-Kiểm tra lỗ xi lanh và pit tông xem có bị gỉ hoặc bị xước không. Nếu cần thiết, hãy thay xi lanh phanh đĩa và pit tông.
b. Kiểm tra độ dày má phanh.
Hình 2.9. Kiểm tra độ dày má phanh
- Dùng thước đo độ dày của má phanh. Độ dày tiêu chuẩn: 10.0 mm, độ dày nhỏ
nhất: 1.0 mm. Nếu độ dày má phanh không đạt yêu cầu, thay má phanh.
- Dùng mắt kiểm tra xem có vết trầy, xước, bể thì nên thay má phanh vì có thể ảnh hưởng đến lực phanh.
- Ngoài các lần kiểm tra định kì thì má phanh vẫn có thể bị hư do điều kiện môi trường và con người.
c. Kiểm tra tấm đỡ má phanh đĩa.
- Kiểm tra 4 miếng đỡ. Nếu cần, hãy thay các miếng đỡ.
- Sử dụng dung dịch vệ sinh phanh để vệ sinh các miếng đỡ má phanh và bề mặt tiếp xúc của miếng đỡ với giá đỡ xi lanh. Hãy kiểm tra tình trạng biến dạng, nứt, gỉ hoặc xem có dị vật bám vào không, vì chúng có thể gây khó khăn khi tháo.
- Sử dụng dung dịch vệ sinh phanh để vệ sinh vị trí tiếp xúc của giá bắt phanh với miếng đỡ của má phanh. Sau khi lắp miếng đỡ má phanh vào giá bắt, hãy kiểm tra mức độ lỏng và độ biến dạng.
- Sau khi lắp má phanh, hãy kiểm tra xem miếng đỡ của má phanh có dễ bị tuột ra không (do lực hãm của miếng đỡ của má phanh không đủ).
d. Kiểm tra độ dày đĩa phanh.
-Dùng pan-me đo độ dày của đĩa phanh. Độ dày tiêu chuẩn: 30.0 mm (1.181 in.).
Độ dày nhỏ nhất: 27.0 mm. Nếu độ dày đĩa phanh không đạt tiêu chuẩn, hãy thay mới.
Hình 2.10. Kiểm tra độ dày đĩa phanh
e. Kiểm tra độ đảo đĩa phanh.
Hình 2.11. Kiểm tra độ đảo đĩa phanh
- Lắp đĩa phanh trước bằng 5 đai ốc moay ơ theo lực siết tiêu chuẩn. Mô-men siết: 110 N*m (1122 kgf*cm, 81 ft.*lbf). Dùng đồng hồ so, đo độ đảo đĩa phanh tại điểm cách mép ngoài của đĩa phanh là 10 mm. Độ đảo đĩa phanh lớn nhất: 0.05 mm (0.00197 in.).
- Nếu độ đảo lớn hơn giá trị lớn nhất, thì thay đổi vị trí lắp của đĩa phanh để độ đảo là nhỏ nhất. Nếu độ đảo vượt giá trị lớn nhất khi vị trí lắp thay đổi, hãy mài đĩa phanh. Nếu độ dày đĩa phanh không đạt tiêu chuẩn, hãy thay đĩa phanh.
2.2.6. Kiểm tra và bảo dưỡng phanh sau.
- Công việc kiểm tra và bảo dưỡng phanh sau sẽ được thực hiện mỗi 20000 km, công việc gồm các hạng mục sau:
+ Kiểm tra xi lanh phanh và pit tông.
+ Kiểm tra đường kính trong trống phanh.
+ Kiểm tra độ dày guốc phanh.
+ Kiểm tra độ tiếp xúc của trống phanh và guốc phanh.
a. Kiểm tra xi lanh phanh và pit tông.
-Hãy kiểm tra lòng trong xi lanh bánh xe và pit tông xem có rỉ sét và dấu vết.
Nếu cần thiết, thì thay thế xi lanh phanh đĩa phía sau hoặc pit tông.
b. Kiểm tra đường kính trong trống phanh.
Hình 2.12. Kiểm tra đường kính trong trống phanh
- Dùng đồng hồ đo trống phanh hoặc loại tương đương, đo đường kính trong của tang trống. Đường kính trong tiêu chuẩn: 254.0 mm (10.000 in.). Đường kính trong lớn nhất: 256.0 mm (10.079 in.). Nếu đường kính trong lớn hơn giá trị lớn nhất, hãy thay tang trống.
c. Kiểm tra độ dày guốc phanh.
Hình 2.13. Kiểm tra độ dày guốc phanh
- Dùng thước để đo độ dày ma sát của guốc phanh. Độ dày tiêu chuẩn: 5.1 mm (0.201 in.) .Độ dày nhỏ nhất: 1.0 mm. Nếu độ dày của lớp ma sát nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất hoặc nó bị mòn không đều, hãy thay guốc phanh.
d. Kiểm tra độ tiếp xúc của trống phanh và guốc phanh.
Hình 2.14. Kiểm tra độ tiếp xúc của trống phanh và guốc phanh
- Bôi phấn lên mặt trong của trống phanh, sau đó mài guốc phanh vào trống phanh. Nếu tình trạng tiếp xúc giữa trống phanh và guốc phanh không chính xác, hãy điều chỉnh lại guốc phanh bằng máy mài guốc phanh hoặc thay cả cụm guốc phanh.
2.2.7. Kiểm tra và điều chỉnh phanh tay.
a. Kiểm tra.
- Kéo chậm cần phanh để gài hết hành trình phanh tay và đếm số tiếng kêu tách.
Hành trình của cần phanh tay khi kéo với lực 200 N (20 kgf):7 đến 9 tiếng tách.
b. Điều chỉnh.
- Có hai cách để điều chỉnh hành trình phanh là: Điều chỉnh hành trình ở cần phanh và điều chỉnh tăng đơ.
Hình 2.15. Điều chỉnh hành trình cần phanh tay 1 - Đai ốc hãm; 2 - Đai ốc điều chỉnh - Điều chỉnh hành trình cần phanh:
+ Nhả hoàn toàn cần phanh.
+ Nới lỏng đai ốc hãm.
+ Vặn đai ốc điều chỉnh cho đến khi hành trình cần phanh là chính xác. Hành trình của cần phanh khi kéo với lực 200 N (20 kgf): 7 đến 9 tiếng tách.
+ Siết chặt đai ốc hãm. Mô-men siết: 5.2 N*m (53 kgf*cm, 46 in.*lbf).
Hình 2.16. Điều chỉnh tăng đơ điều chỉnh phanh tay 1 - Đai ốc hãm; 2 - Tăng đơ điều chỉnh phanh
- Điều chỉnh tăng đơ điều chỉnh phanh tay:
+ Nới lỏng đai ốc hãm và xoay cóc quay điều chỉnh phanh cho đến khi hành trình cần phanh được chính xác. Hành trình của cần phanh khi kéo với lực 200 N (20 kgf): 7 đến 9 tiếng tách.
+ Siết chặt đai ốc hãm. Mô-men siết: 5.0 N*m (51 kgf*cm, 44 in.*lbf).