CHƯƠNG 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
5.4. Hạn chế của đề tài
Với sự cố gắng của bản thân trong quá trình hoàn thiện luận văn này đã đạt được những kết quả như đã đề cập nhưng vẫn gặp phải những hạn chế cơ bản sau:
Luận văn chưa cập nhật được các nghiên cứu mới nhất nghiên cứu trên thế giới về hành vi mua của khách hàng cũng như các mô hình hành vi mua dịch vụ du lịch của du khách.
Luận văn chỉ nghiên cứu hành vi mua dịch vụ du lịch đối với điểm đến Đà Nẵng của khách du lịch tại công ty TNHH MTV dịch vụ thương mại du lịch Đức Hạnh, trong khi hiện nay công ty đang khai thác nhiều điểm du lịch trọng điểm khác của Việt Nam. Vì vậy chưa lý giải được hết sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua dịch vụ du lịch của du khách.
Luận văn chưa phân tích và chỉ ra được các đặc điểm riêng trong hoạt động của công ty Đức Hạnh ảnh hưởng như thế nào tới hành vi mua dịch vụ du lịch của du khách.
Quá trình thu thập mẫu của luận văn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, vốn gây đình trệ hoạt động du lịch trên phạm vi toàn thế giới.
Vì thời gian lấy mẫu chỉ diễn ra trong vòng 0,5 tháng nên vậy kích thước mẫu còn hạn chế (n = 200) và được thực hiện bởi phương pháp chọn mẫu thuận tiện vì không có khả năng thực hiện các phương pháp chọn mẫu có độ chính xác cao hơn.
KẾT LUẬN
Dịch vụ du lịch là một loại sản phẩm đặc thù của ngành du lịch vì vậy việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua dịch vụ du lịch của du khách được tiếp cận từ lý thuyết hành vi tiêu dùng. Luận văn đã thực hiện hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về hành vi tiêu dùng của khách hàng cũng như làm rõ cơ chế tâm lý của quá trình này.
Luận văn kế thừa các mô hình về tiến trình ra quyết định lựa chọn dịch vụ du lịch, mô hình tâm lý hành vi người tiêu dùng du lịch, mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn của du khách. Dựa trên mô hình nghiên cứu của Um và Crompton, cũng như mô hình của Woodside và Lysonski’s luận văn đưa ra gợi ý về mô hình quyết định lựa chọn dịch vụ du lịch đến chịu ảnh hưởng của các yếu tố: động cơ du lịch, thái độ du lịch, hình ảnh điểm đến, nhóm tham khảo, giá và yếu tố truyền thông. Kết quả hồi quy cho thấy yếu tố hình ảnh điểm đến có ảnh hưởng lớn nhất tới quyết định chọn dịch vụ du lịch của du khách nhưng yếu tố giá (yếu tố thường được cho là rất quan trọng) lại chỉ có tác động tương đối hạn chế và yếu tố truyền thông hiện nay có vai trò ngày càng lớn (khi so sánh với cá nghiên cứu trước đó).
Luận văn cũng góp phần làm phong phú hơn về lý thuyết và thực tiễn liên quan tới hành vi tiêu dùng nói chung và quyết định lựa chọn dịch vụ du lịch nói riêng. Từ, kết quả nghiên cứu các nhà quản lý các chủ đầu tư của những điểm đến du lịch có được thêm thông tin chính xác, nắm bắt được thái độ cũng như hành vi của du khách. Từ đó đưa ra các biện pháp thúc đẩy và thu hút du khách quốc tế đến với các điểm du lịch nổi tiếng trong nước bằng cách đưa ra những chiến lược sâu rộng, những quyết sách hợp lý nhằm khai thác triệt để những thế mạnh riêng vốn có của các điểm đến du lịch. Thông qua các kết quả đạt được, luận văn đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thu hút khách du lịch của công ty Đức Hạnh.
Hướng mở rộng nghiên cứu của đề tài sẽ là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua dịch vụ du lịch của du khách tại các điểm đến khác của công ty Đức Hạnh, từ đó sẽ đưa ra được lý giải thực tế hơn cũng như các giải pháp đưa ra hy vọng sẽ mang lại những kết quả tích cực hơn nữa cho hoạt động kinh doanh của công ty.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1.Lê Thị Ngọc Anh (2017), Yếu tố tài nguyên du lịch trong năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học- Đại học Huế, số 126.
2.Quốc hội (2005), Luật du lịch.
3.Quốc hội (2017), Luật du lịch.
4.Đào Thị Thu Hường (2016), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại điểm đến du lịch Đà Nẵng của khách du lịch nội địa, Luận văn cao học, Đại học Đà Nẵng.
5.Hoàng Thị Thu Hương (2016), Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng, Luận án tiến sĩ, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.
6.Hoàng Thanh Liêm (2017), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách trong nướ, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học công nghệ tp Hồ Chí Minh.
7.Michael M.Coltman (1991), Tiếp thị du lịch, NXB Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh 8.Lê Thị Diệu Hiền Nguyễn Quốc Nghi, Ngô Bình Trị, Nguyễn Thị Ngọc Yến (2016), Mối quan hệ giữa hình ảnh điểm đến và trải nghiệm du lịch của du khách đối với các điểm vườn du lịch ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, Tạp chí khoa học, Trường đại học Cần Thơ, số 46, tr. 10.
9.Thái Thị Kim Oanh (2015), Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An và khuyến nghị chính sách, Luận văn Tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân.
10.Hồ Kỳ Minh; Trương Sỹ Quý; Nguyễn Thị Bích Thuỷ; Nguyễn Việt Quốc (2010), Phân tích hành vi và đánh giá của khách du lịch quốc tế đối với điểm đến đà nẵng: Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng.
11.Nguyễn Đình Thọ (2009), Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nhà xuất bản tài chính.
12.Trần Thị Kim Thoa (2015), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của du khách - Trường hợp lựa chọn điểm đến Hội An của khách du lịch Tây Âu - Bắc Mỹ, mã số: Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.
Tiếng Anh
13.Kenneth A. Bollen (1989), Structural Equations with Latent Variables,New York, Wiley-Interscience Publication.
14.Ching-Fu Chen và Dungchun Tsai (2007), How Destination Image and Evaluative Factors Affect Behavioral Intentions?, Tourism Management, số 28, tr.
1115-1122.
15.Sasitorn Chetanont (2015), Chinese Tourists’s Behaviors towards Travel and Shopping in Bangkok, International Journal of Humanities and Social Sciences, số 101.
16.A. Decrop (2006), Vacation Decision Making, CABI.
17.Charlotte Echtner (2003), The Meaning and Measurement of Destination Image.
18.N.A. Flanders, M. Fishbein, và I. Ajzen (1975), Belief, Attitude, Intention, and Behavior: An Introduction to Theory and Research, Addison-Wesley Publishing Company.
19.J.F. Hair (2006), Multivariate Data Analysis, Pearson Prentice Hall.
20.Hoelter (1983), Factorial invariance and self-esteem: reassessing race and sex differences, Social Forces, số 61, tr. 835-846.
21.Maja Konecnik (2002), The image as a possible source of competitive advantage of the destination — The case of Slovenia, Tourism Review, số 57(1/2), tr. 6-12.
22.SeohoUm; John L.Crompton (1991), Development o f pleasure travel attitude dimensions, Annals of Tourism Research, số 18(3), tr. 4.
23.Cheng-Te Lang, Joseph T. O'Leary, và Alastair M. Morrison (1997), Distinguishing the Destination Choices of Pleasure Travelers from Taiwan, Journal of Travel & Tourism Marketing, số 6(1), tr. 21-40.
24.Chung-Hsien Lin, Duarte Morais, Deborah Kerstetter, và Jing Hou (2007), Examining the Role of Cognitive and Affective Image in Predicting Choice Across Natural, Developed, and Theme-Park Destinations, Journal of Travel Research - J TRAVEL RES, số 46.
25.Anahita; Mohamed Malekmohammadi, Badaruddin; Ekiz, Erdogan H (2011), An Analysis of Conference Attendee Motivations: Case of International Conference Attendees in Singapore, Journal of Travel & Tourism Research, số 11(1), tr. 15.
26.A. Mathieson và G. Wall (1982), Tourism: Economic, Physical, and Social Impacts, Longman.
27.Daud Mohamad và Rozana Jamil (2012), A Preference Analysis Model for Selecting Tourist Destinations Based on Motivational Factors: A Case Study in Kedah, Malaysia, Procedia - Social and Behavioral Sciences, số 65, tr. 20–25.
28.Bashar Mohammad và Ahmad Puad Mat Som (2010), An Analysis of Push and Pull Travel Motivations of Foreign Tourists to Jordan, International Journal of Business and Management, số 5.
29.Melphon Mayaka Rayviscic Mutinda (2012), Application of destination choice model: Factors influencing domestic tourists destination choice among residents of Nairobi, Kenya, Tourism Management, số 33, tr. 5.
30.Youngsun Shin (2009), Examining the Link between Visitors' Motivations and Convention Destination Image, Tourismos, số 4.
31.B.G. Tabachnick và L.S. Fidell (2007), Using Multivariate Statistics, Pearson.
32.Seoho Um và John L. Crompton (1990), Attitude determinants in tourism destination choice, Annals of Tourism Research, số 17(3), tr. 432-448.
33.Serena Volo (2010), Bloggers’ reported tourist experiences: Their utility as a tourism data source and their effect on prospective tourists, Journal of Vacation Marketing, số 16(4), tr. 297-311.
34.C. Vuuren và Elmarie Slabbert (2012), TRAVEL MOTIVATIONS AND BEHAVIOUR OF TOURISTS TO A SOUTH AFRICAN RESORTsố 0.
35.Arch G. Woodside và Steven Lysonski (1989), A General Model Of Traveler Destination Choice, Journal of Travel Research, số 27(4), tr. 8-14.
36.W.G. Zikmund (1997), Business Research Methods, Harcourt Canada, Limited.