Khái niệm cho vay của NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 38 - 42)

THƯƠNG MẠI 1.1. Hoạt động cho vay của NHTM

1.1.1. Khái niệm cho vay của NHTM

Các hoạt động của NHTM ngày càng được phát triển đa dạng và hiện đại

hơn nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Tuy các hoạt động mới rất đa dạng nhưng hoạt động cho vay vẫn chiếm vai trò quan trọng tại các NHTM bởi dư nợ cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ và là hoạt động mang lại nguồn thu lớn cho NHTM.

Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết

giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một

thời gian nhất địnhtheo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

1.1.2. Các hình thức cho vay của NHTM

Các hình thức cho vay của NHTM tất đa dạng, có thể được phân loại theo

nhiều tiêu chí.

1.1.2.1. Phân loại theo thời gian

Phân loại theo thời gian có cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay.

đài hạn.

- Cho vay ngắn hạn: Là những khoản cho vay có thời hạn dưới l năm. Hình

thức này thông thường được sử dụng đề bù đắp những thiếu hụt tạm thời về vốn lưu

động của doanh nghiệp hay tiêu dùng cá nhân.

- Cho vay trung ~ dai han: cho vay trung hạn là hình thức cho vay có thời hạn 1-5 năm, dài hạn là từ 5 năm trở lên. Cho vay trung — dài hạn thường có mục đích

để mua sắm, cải tạo, mở rộng tài sản có định và tài trợ một phần vốn lưu động của

doanh nghiệp.Ngoài ra, hình thức này cũng được áp dụng đối với cho vay tiêu dùng.

cá nhân.

1.1.2.2. Phân loại theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng

- Cho vay có tài sản đảm bảo: là hình thức cho vay mà khách hàng vay vốn

phải có tài sản thế chấp, cầm cố hay có sự bảo lãnh của bên thứ ba. Hình thức này thường được áp dụng đối với những khách hàng không có đủ mức độ uy tín nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng.

~ Cho vay không có tài sản đảm bảo: là hình thức cho vay mà khách hàng vay

vốn không cần có tài sản thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh của bên thứ ba. Hình thức này chỉ được áp dụng đối với những khách hàng có uy tín, quan hệ tốt với ngân

hàng. Những khách hàng này thường là khách hàng lâu năm, có tình hình tài chính

tốt, đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng.

1.1.2.3. Phân loại theo đối tượng vay vốn

- Cho vay khách hàng tổ chức: thường là khách hàng doanh nghiệ

với mục đích tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.

vay vốn

~ Cho vay khách hàng cá nhân: Các khách hàng cá nhân vay vốn với mục đích tiêu dùng như: mua nhà,

tô, du học....

1.1.2.4. Phân loại theo tính chất khoản vay

~ Cho vay thấu chỉ: Là hình thức cho vay mà ngân hàng cho phép người vay

được chỉ vượt số dư tiền gửi thanh toán của mình trong một hạn mức và thời gian nhất định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi. Hình thức này chủ yếu được áp dụng với khách hàng có uy tín, thu nhập đều đặn và ôn định.

- Cho vay trực tiếp từng lần: Áp dụng đối với những khách hàng không có nhu cầu vay vốn thường xuyên.

~ Cho vay theo hạn mức: Ngân hàng thỏa thuận cấp cho khách hàng một mức dư nợ tối đa trong một thời kỳ gọi là hạn mức tín dụng. Trong một kỳ, khách hàng.

có thể xin vay vốn nhiều lần nhưng tổng dư nợ không được vượt quá hạn mức tín dụng của mình. Hình thức này chủ yếu áp dụng đối với những khách hàng thường

xuyên của ngân hàng.

- Cho vay luân chuyển: Là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyên hàng hóa

trong doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thiếu vốn để mua hàng thì có thể vay vốn

ngân hàng và ngân hàng sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng. Hình thức này chủ

yếu áp dụng với các doanh nghiệp có chu kỳ tiêu thụ hàng hóa dịch vụ ngắn ngày,

có quan hệ thường xuyên với ngân hàng

- Cho vay trả góp: Với hình thức này, khách hàng có thê trả gốc làm nhiều lần

trong thời hạn tín dụng đã thỏa thuận. Thời hạn vay trả góp thường là trung - dài hạn và mục đích vay trả góp thường là để tài trợ cho các tài sản cổ định.

- Cho vay gián tiếp: Các hình thức cho vay của ngân hàng đa phần là cho vay.

trực tiếp, có nghĩa là khách hàng trực tiếp đến ngân hàng vay vốn. Ngoài ra, ngân

hàng cũng phát triển hình thức cho vay gián tiếp. Đây là hình thức ngân hàng cho.

vay thông qua các tổ chức trung gian như các hội, nhóm Ngoài ra còn có nhiều hình thức cho vay khác.

1.1.3. Quy trình cho vay dự án của NHTM 1.1.3.1. Thẩm định, xem xét, phê duyệt cho vay

Ngân hàng tiếp nhận hỗ sơ đề nghị vay vốn từ khách hàng. Bộ hồ sơ vay vốn phải bao gồm đầy đủ các hỗ sơ, giấy tờ theo yêu cầu của ngân hàng bao gồm: hồ sơ pháp lý của khách hàng, hồ sơ kinh tế của khách hàng, hồ sơ đảm bảo tiền vay, hồ sơ vay vốn (giấy đề nghị vay vốn, các văn bản liên quan đến việc đấu thầu dự

án...)

Trên cơ sở bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng, cán bộ tín dụng bắt đầu tiền

hành thẩm định cho vay:

- Kiểm tra hồ sơ nhằm đảm bảo hồ sơ của khách hàng đúng với các quy định

hiện hành của pháp luật và quy chế cho vay của ngân hàng.

~ Thu thập và xử lý các thông tin liên quan:

ô _ Năng lực phỏp lý của khỏch hang.

ô_ Tỡnh hỡnh sản xuất kinh doanh, tài chớnh, năng lực hoạt động của khỏch

hàng.

© Tinh kinh tế kỹ thuật của dự án, hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án.

ô _ Cỏc biện phỏp đảm bảo tiền vay.

Các hồ sơ, tài liệu mà khách hàng cung cấp sẽ là cơ sở chính để ngân hàng thực hiện thâm định cho vay. Cán bộ ngân hàng cần khảo sát thực tế hay thu thập thêm thông tin từ một số nguồn khác như các tô chức xếp hạng, các cơ quan kiểm.

toán độc lập, thông tin từ bộ, ngành có liên quan... để có được những thông tin

chính xác, phục vụ cho việc thâm định có kết quả tốt nhất.

Ngân hàng sẽ xem xét cho vay trên cơ sở chủ yếu là tính khả thi, hiệu quả của dự án chứ không phải chỉ dựa trên tài sản đảm bảo hay uy tín của khách hàng.

1.1.3.2. Giải ngân

Trên cơ sở các chứng từ yêu cầu giải ngân, cán bộ trực tiếp cho vay thực hiện kiểm tra nội dung, mục đích giải ngân; nếu các điều kiện đều phù hợp, cán bộ

ngân hàng thực hiện giải ngân cho khách hàng

1.1.3.3. Kiếm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay

Do dự án diễn ra trong thời gian dài, vốn vay lớn nên thông thường ngân

hàng sẽ giải ngân vốn vay làm nhiều lần theo tiến trình thực hiện dự án. Trong thời gian giải ngân vốn vay, cán bộ ngân hàng vẫn phải tiếp tục kiểm tra, giám sát khách hàng trong việc sử dụng vốn vay. Việc kiêm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay thường bao gồm một số nội dung:

~ _ Theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng tín dụng: tông số tiền đã giải ngân, số tiền được phép giải ngân theo hợp đồng tín dụng.

~_ Kiểm tra tiến độ thực hiện dự án (tiến độ giải phóng mặt bằng, quá trình xây.

dựng cơ bản, các hạng mục công trình, tiến độ nhập và lắp đặt máy móc thiết bị...) có đúng với mục đích sử dụng vốn vay? hiệu quả của dự án có đạt được như đề xuất ban đầu?Vốn vay có được sử dụng đúng mục đích?

Nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, tiến độ chậm, hiệu quả không, như kế hoạch ban đầu và có khả năng ảnh hưởng tới thời gian hoàn trả vốn theo quy

định thì cán bộ trực tiếp cho vay phải báo cáo với lãnh đạo ngân hàng đề có biện pháp xử lý.

Việc kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay có thể được thực hiện qua việc khảo sát thực tế hay thông qua các thông tin giám sát từ xa như: báo cáo tài chính định kỳ, các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí.

1.1.3.4. Thu hôi nợ vay

'Việc thu hồi nợ vay bao gồm cả nợ gốc và nợ lãi. Khi gần đến hạn trả nợ, ngân hàng thông báo cho khách hàng số tiền và thời hạn trả nợ. Quá ngày đến hạn

trả nợ, nếu khách hàng không trả hoặc không trả đủ, ngân hàng sẽ thực hiện các

biện pháp cần thiết như: tiến hành các biện pháp thu nợ, chuyển nhóm nợ...

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)