~ Tổng Tài sản: tăng tối thiểu 10%.
- Vốn huy động từ thị trường I (không bao gồm nguồn vốn Kho bạc Nhà nước): tăng từ 8,5% đến 11%, có điều chỉnh phù hợp với tăng trưởng dư nợ.
- Dư nợ cho vay nền kinh tế: tăng từ 8,5% đến 11% (điều chỉnh theo Nghị
quyết của HĐTV và phê duyệt của NHNN).
- Tỷ trọng cho vay nông nghiệp nông thôn: từ 65% đến 70%.
~ Tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư 02 tối đa 3%.
- Thu dịch vụ: tăng từ 16% đến 18%,
80
~ Thu nợ sau xử lý: tối thiêu 12.000 tỷ đồng.
~ Lợi nhuận trước thuế đạt tối thiểu 12.200 tỷ đồng.
- Đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động.
3.1.3. Định hướng hoạt động tín dụng và thẩm định, cho vay dự án dau tw
trong thời gian tới.
3.1.3.1. Định hướng hoạt động cho vay
'Thực hiện các mục tiêu, giải pháp theo Phương án cơ cấu lại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 ~ 2020
được Thống đốc Ngân hàng nhà nước phê duyệt, ngay từ đầu năm 2019 Hội đồng.
thành viên Agribank đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-HĐTV về “Triển khai phương.
án tái cơ cấu Agribank giai đoạn 2016-2020 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.
năm 2020” cụ thể hóa nhiệm vụ và giải pháp thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh năm.
2020.
Mặc dù đang trong giai đoạn tái cơ cấu Agribank vẫn không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, duy trì tốc độ tăng trưởng cao và kinh doanh hiệu quả đặc biệt là
năm 2018, Agribank đã phát triển tích cực, hoàn thành tốt các mục tiêuđề ra, trong.
đóviệc tăng trưởng tín dụng gắn với nâng cao chất lượng tín dụng luôn được chú trọng; cấp tín dụng đối với Khách hàng Pháp nhân ngày càng được nâng cao cả về quy.
mô và chất lượng.
Đối với các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay, loại hình dịch vụ đem
lại nguồn thu nhập cao nhất cho ngân hàng vẫn là tín dụng. Trong bối cảnh khó khăn
kinh tế cả trong và ngoài nước hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam định hướng hoạt động tín dụng cho thời gian tới như sau:
~_ Kiểm soát tăng trưởng tín dụng phù hợp với sự tăng trưởng nguồn vốn. Kiểm
soát tăng trưởng tín dụng trung dài hạn (cho vay dự án đầu tư) và tăng trưởng ngoại tệ. Bám sát các chính sách điều hành của NHNN và tính hình thanh khoản của hệ thống để có chính sách tin dụng phù hợp.
-_ Ưu tiên phân bỗ nguồn vốn cho khu vực nông nghiệp, nông thôn; sản xuất hàng xuất khâu, công nghiệp hỗ trợ, vốn lưu động cho doanh nghiệp vừa và nhỏ sử
81
dụng nhiều lao động, các dự án, phương án có hiệu quả và phù hợp với thế mạnh kinh tế của địa bàn. Hạn chế cho vay nhập khâu hàng hóa thuộc danh mục các mặt hàng không khuyến khích nhập khâu. Kiểm soát dư nợ phi sản xuất.
~ _ Tăng cường kiểm soát chất lượng và phòng ngừa rủi ro tín dụng, đặc biệt với
những khách hàng có dư nợ lớn. Tăng cường công tác thu hồi và xử lý nợ xấu. Tập trung xử lý nợ xấu bằng nhiều biện pháp, xây dựng lộ trình cụ thể cho từng khách
hang.
3.1.3.2. Định hướng hoạt động cho vay dự án đầu tr
~ Thực hiện định hướng của Agribank về kiểm soát cấp tín dụng đối với một số lĩnh vực tiền ân rủi ro theo văn bản số 4566/NHNo-TD ngày 25/5/2019, qua trình tiếp.
cận khách hàng Agribank đã chọn lọc và xem xét trình cấp tín dụng đối với các khách.
hàng, các dự án/ phương án kinh doanh khả thi, có khả năng trả nợ tốt (đánh giá năng
lực, tiềm lực tài chính, uy tín, khả năng phát triển dự án của chủ đầu tư, vị trí dự án, suất đầu tư, giá thành, giá bán hòa vốn,...).Đến 31/12/2019 dư nợ bất động sản KHPN:5.633 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng0,55%/ tông dư nợ nên kinh tế Agribank, chủ yếu.
cấp tin dụng vào các sản phẩm thuộc phân khúc bình dân (nhà ở xã hội, nhà ở thương
mại giá thấp), không đầu tư vào phân khúc căn hộ condotel và hạn chế đầu tư vào.
phân khúc căn hộ cao cấp, phân khúc đất nền, đất nền nghỉ dưỡng ở những khu vực đã bị đây giá quá cao so với giá thực tế do các dự án thiếu pháp lý, trái với luật Đất đai hiện hành, việc cam kết lợi nhuận quá cao là thiếu thực tế và có khả năng xảy ra các trường hợp chủ đầu tư mắt khả năng chỉ trả lợi nhuận cam kết,... dễ dẫn đến rủi ro.
trong đầu tư.
- Bam sat dinh hướng của Nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế, sớm tiếp cận với các dự án, các chương trình kinh tế trọng điểm đề chủ động bố trí vốn, trực tiếp tham gia hoặc tham gia theo phần, đồng tài trợ với các ngân hàng thương mại khác để phát huy sức mạnh về vốn, kinh nghiệm cũng như hạn chế rủi ro, có cơ chế
thoả đáng trong chính sách tín dụng cho các mục tiêu xã hội. Tuy nhiên, Ngân hàng.
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam sẽ tập trung một tỷ trọng vốn lớn để
đầu tư vào các dự án lớn thuộc các doanh nghiệp có vị trí quan trọng trong nền
82
kinh tế quốc dân hoặc các dự án liên quan đến an sinh xã hội. Còn đối với các
đối tượng khách hàng khác Ngân hàng sẽ thực hiện chính sách mềm dẻo để thu
hút những khách hàng tiềm năng như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, các doanh nghiệp thuộc loại vừa và nhỏ bên cạnh việc củng cố danh mục.
khách hàng truyền thống.
~_ Trong bối cảnh cạnh tranh trong ngành ngân hàng diễn ra ngày càng gay gắt,
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam luôn định hướng nâng
cao khả năng cạnh tranh bằng những ưu thế và giá trị truyền thống như: cạnh tranh bằng chính sách lãi suất huy động và cho vay, hỗ trợ các loại phí giao dịch, phong
cách phục vụ và tác phong làm việc chuyên nghiệp, đầu tư cho công tác marketing... đặc biệt đối với các dự án có tinh khả thi và ít rủi ro.
~_ Không ngừng hoàn thiện, ngân cao chất lượng thẳm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay để kiểm soát rủi ro tín dụng, bảo đảm vẫn tạo ra lợi nhuận trong
trường hợp kiểm soát hoặc cắt giảm tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống.