Thế giới nội tâm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) một số nguyên lý và kỹ thuật để giải các bài toán tổ hợp (Trang 79 - 83)

3.2. Nghệ thuật xây dựng hình tượng con người văn hóa

3.2.2. Thế giới nội tâm

Nội tâm là khái niệm chỉ toàn bộ những biểu hiện của cuộc sống bên trong con người, bao gồm toàn bộ những suy nghĩ, tâm trạng, hay những rung động, những phản ứng tâm lý... trước một vấn đề, một tình huống trong cuộc sống hàng ngày.

Nếu như trước năm 1975, cùng hòa chung xu hướng văn học của thời đại, Ma Văn Kháng chú tâm đến khắc họa nhân vật thông qua hành động hơn là nội tâm thì từ năm 1975, cùng với sự ra đời của hàng loạt tiểu thuyết viết về đề tài thành thị, nghệ thuật khắc họa nhân vật của nhà văn cũng có sự thay đổi. Nhà văn đã chú ý, quan tâm đến những biến động phức tạp trong thế giới nội tâm của con người. Vì thế nhân vật của Ma Văn Kháng có chiều sâu, có ấn tượng đặc biệt.

Để khắc họa, làm nổi bật thế giới nội tâm của nhân vật, có khi nhà văn nhập thân vào nhân vật, dùng lời của người kể chuyện để nói lên tâm sự thầm kín của nhân vật, có khi lại để cho nhân vật tự bộc lộ thông qua những độc thoại nội tâm. Theo nhà văn giải thích, nội tâm con người có những biến động phức tạp là do cuộc đời không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, lúc nào cũng yên ả bình lặng, nhiều khi nó

còn có cả những va đập, đối chọi, những rào cản khiến con người phải dừng lại lựa chọn, suy nghĩ thậm chí là đấu tranh trong chính nội tâm mình.

Trong ba tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, Côi cút giữa mảnh đời, Đám cưới không có giấy giá thú nổi bật lên thế giới nội tâm của những người trí thức có tài, có tâm nhưng rơi vào những bi kịch khác nhau của cuộc sống. Trí thức là những người có học, có suy nghĩ, có lòng tự trọng cao và vô cùng nhạy cảm trong xã hội do vậy mà đứng trước bất kì một biến cố khách quan hay chủ quan nào của cuộc sống, họ luôn luôn nặng lòng suy tư, tự dằn vặt bản thân mình, đặc biệt là ở họ luôn có một sự dồn nén tâm lí ghê gớm. Ma Văn Kháng đã rất nhạy cảm, tinh tế khi phát hiện ra và thể hiện thành công những diễn biến tâm lí phức tạp của từng loại người trong xã hội trên các trang văn của mình.

Khảo sát cả ba cuốn tiểu thuyết, có lẽ nhân vật Tự (Đám cưới không có giấy giá thú) là nhân vật được nhà văn dụng công, tốn nhiều giấy mực miêu tả, phân tích thế giới nội tâm hơn cả. Để đạt được hiệu quả nghệ thuật cao nhất, nhà văn đã đặt nhân vật vào những biến cố của hoàn cảnh, những mối quan hệ phức tạp để từ đó buộc nhân vật phải bộc lộ bản chất cũng như giới hạn của chính mình. Ở Tự, độc thoại nội tâm xuất hiện khá nhiều hay có thể nói rằng Tự triền miên trong những dòng độc thoại nội tâm của chính mình.

Sau khi nghe những câu chửi bóng gió của vợ, Tự đã chạy lên gác - đó là thế giới riêng của Tự để bộc lộ cảm xúc: "ở trên này, Tự có thể để nguyên cho hai hàng nước mắt giàn giụa tràn qua đôi má gầy". Khóc - đấy là điều hiếm hoi đối với một người đàn ông, đặc biệt là khóc trước mặt người khác. Với lòng tự trọng của mình, cho dù lúc đó cảm xúc có dâng trào lên bao nhiêu, dù Xuyến là người vợ đã bao năm chung chăn chung gối thì Tự cũng không cho phép mình khóc trước mặt Xuyến.

Đối với cái gọi là hạnh phúc gia đình, tình cảm vợ chồng, Tự đã ai oán nhận ra rằng: "Tư cách là thứ hàng có giá cả. Tình cảm cùng vậy. Người có lương tâm luôn bơ vơ trơ trọi. Kẻ có tri thức suốt đời mang trong mình nỗi sầu cổ độ" [24, tr.417-418]. Phát hiện ra vợ ngoại tình, anh không tru tréo, không bù lu bù loa, không làm to chuyện mà dồn nén nỗi đau, nỗi tủi nhục trong lòng: "nỗi đau đời thứhai trong đời anh là lúc này đây". Tự đã cho người đọc thấy những đau đớn, dằn vặt của một con người bị áo

cơm ghì sát đất, đồng thời cảm thấy xót xa cho sự hèn kém, yếu thế, không dám vùng lên của nhân vật. Đến đây ta liên tưởng đến nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao. Rõ ràng giữa hai nhân vật này có những điểm chung gây ám ảnh cho người đọc.

Vốn là người có văn hóa, Tự không chỉ suy nghĩ về hạnh phúc gia đình mà anh còn nghiền ngẫm về sự tha hóa đang ngày càng mạnh mẽ của con người. Chứng kiến sự thay đổi đang ngày càng tồi tệ, biến dạng của một số đồng nghiệp như Cẩm, Dương, Thuật, Thảnh... anh đã liên tiếp đặt ra trong đầu mình những câu hỏi để rồi sau đó lại tự trả lời với sự thất vọng ghê gớm. Bản thân Tự đã có biết bao lần bị vùi dập nhưng anh không hề gục ngã, anh không khuất phục trước bất kì một sóng gió cuộc đời nào. Ngược lại, những sóng gió ấy lại càng làm anh trở lên vững vàng, kiên định hơn, ở anh vẫn luôn tràn ngập một niềm tin vào cuộc sống dù trong bất kì hoàn cảnh nào:

"sau những giờ phút ồn ã, tất bật, được tĩnh lặng. Tự mới nhận ra con người ta thật sự là giàu có và chẳng khi nào có thể bịtước đoạt hết sạch được" [24, tr.605].

Đối với nhân vật Tự, chúng ta thấy ở anh có cả những điểm tích cực đáng trân trọng vừa có những điểm hạn chế. Điều đáng khâm phục là dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào anh cũng giữ cho mình một nhân cách trong sạch. Điều hạn chế tồn tại trong cách giải quyết mọi vấn đề của anh. Anh không dám đứng lên đấu tranh, không dám bày tỏ quan điểm, thái độ một cách trực diện mà luôn theo chiều hướng "dĩ hòa vi quý".

Không chỉ đi sâu phân tích diễn biến tâm lí của các nhân vật trí thức, trong các tác phẩm của mình, Ma Văn Kháng còn xây dựng hình tượng nhân vật người phụ nữ với một thế giới nội tâm vô cùng phong phú, đầy biến động: đó là Xuyến (Đám cưới không có giấy giá thú), là Lý (Mùa lá rụng trong vườn). Với Xuyến và Lý, nhà văn đã miêu tả một cách thuyết phục quá trình sa ngã của họ: ban đầu họ là những người phụ nữ yêu chồng da diết, chăm sóc, lo toan cho từng bữa ăn, giấc ngủ của chồng nhưng dần dần do sự tác động của hoàn cảnh, những cám dỗ của cuộc sống, họ trở lên coi thường chồng, cuối cùng là phản bội chồng một cách trắng trợn.

Sẽ thật thiếu sót nếu chúng ta tìm hiểu thế giới nội tâm nhân vật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng mà lại bỏ qua thế giới nội tâm của những đứa trẻ - những mầm non tương lai của đất nước. Dù ở bất kì thời điểm nào, với bất kì lý do gì thì mọi tác

động không tốt từ gia đình, người thân, xã hội cũng đều có tác động mạnh mẽ đến thế giới nội tâm của con trẻ. Minh chứng rõ nhất chính là Duy, Thảm trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời.

Cả Duy và Thảm là những đứa trẻ rơi vào hoàn cảnh không may ngay từ khi mới sinh ra. Duy mới còn nhỏ, cha đã đi tham gia chiến đấu, mẹ thì bỏ đi theo người đàn ông khác, do vậy chú bé sớm trở thành một người đa sầu đa cảm. Chú nhạy cảm với bất kì chuyện gì xảy ra xung quanh. Ngày đầu đi học, chú hồn nhiên coi đó như một ngày hội. Thật ai oán, ngày hội đó chỉ tồn tại trong ấn tượng ban đầu mà thôi, để rồi sau đó trước sự độc ác, a dua của lũ bạn và sự vô trách nhiệm, thờ ơ của giáo viên chủ nhiệm, lớp học đã trở thành nơi gọi là "địa ngục" với Duy. Trước sự sỉ nhục khủng khiếp và nỗi oan ức tận cùng, Duy đã "Lần bị phạt này tôi không chảy nước mắt, nhưng tôi đã nuôi sẵn ý định là từ ngày mai sẽkhông đi học nữa. Tôi nhất quyết không bao giờ trở lại cái lớp học có cô giáo Thìn độc ác và lũ bạn bè sẵn thói a dua, a tòng, cậy thế, vùi dập kẻ yếu này nữa" [25, tr.63].

Hoàn cảnh cuộc sống nghiệt ngã cũng đã khiến cho Thảm có những biểu hiện, những suy tư như của một người từng trải: "Đã có những lúc tôi thấy mắt nó ngẩn ngơ theo đuổi một hình bóng mơ màng. Đã có những khi tôi thấy nó lặng đi trong đau đáu tơ tưởng... Và tôi đã run bắn cả lên một hôm tôi thấy nó ngồi một mình trong nhà, lẩm bẩm nói chuyện với một bóng hình tưởng tượng là mẹ nó, với một câu cứđay đi đay lại thật não lòng: "Mẹơi, mẹ có nhớ con không, con nhớ mẹ lắm, mẹ à!" [25, tr.258].

Có thể nói, Ma Văn Kháng đã thành công trong việc xây dựng thế giới nội tâm của nhân vật. Mỗi nhân vật, mỗi cảnh đời lại được nhà văn khắc họa bằng những đường nét riêng, phong phú và sinh động. Từ đó, tính cách và bản chất của nhân vật được bộc lộ một cách mạnh mẽ, rõ nét.

Một điều đáng chú ý trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới là nhà văn đã sử dụng dạng tình huống giấc mơ thông qua kĩ thuật dòng ý thức để biểu hiện nội tâm. Đôi khi có những điều thật bí ẩn tồn tại trong cuộc sống của con người mà bằng những cách thức thông thường ta không thể giải thích nổi. Nhà văn đã lựa chọn cho mình một cách giải thích là những giấc mơ, những dòng hồi tưởng. Mọi tâm trạng, cảm xúc, nỗi lòng của nhân vật được thể hiện ra qua những giấc chiêm bao

mộng mị, qua những khoảnh khắc thần giao cách cảm của con người. Nguyên nhân sâu xa của những trạng thái vô thức này của con người có lẽ là do người đó đã phải chịu một sự ám ảnh mạnh mẽ. Giấc mơ còn là hình thức đặc biệt để nhà văn diễn tả sự cô đơn, lạnh vắng trong lòng người trước một thế giới lạnh lùng, vô cảm, tàn ác.

Tự (Đám cưới không có giấy giá thú) đã ngất đi trước những điều xấu xa, bỉ ổi trong cuộc sống. Anh triền miên trong sự xáo trộn tâm lí. Tự mê sảng. Cơn mê sảng ấy cho người đọc thấy anh đã phải chịu những nỗi đau ghê gớm không gì có thể xoa dịu được: đó là nỗi đau của một người khao khát thực hiện lí tưởng mà không thành, nỗi đau của một tri thức chân chính nhưng không gặp thời, nỗi đau của một người chồng bị vợ phản bội, nỗi đau của một lương tâm con người trước sự xuống cấp không phanh của đạo đức dưới sự tác động ghê gớm của vật chất... Anh nghĩ: "Chết thật sự không đáng sợ như thế. Nếu như đó là cái chết tự nhiên - bao gồm cái chết của nhu cầu sự nghiệp chung... Anh cũng làm như vậy. Nhưng không tránh khỏi cảm giác chua cay. Anh, thác với đồng đội, anh chỉ là một vật hi sinh của một trò gian lận. Anh chết vì bàn tay bạo chúa" [24, tr.678] Không chỉ vậy, Tự còn thường xuyên sống trong những hồi ức về quá khứ bởi ở đó anh có thể tự nhiên bộc lộ tâm hồn đẹp và một khát vọng đầy hoài bão.

Thảm - cô bé bất hạnh trong Côi cút giữa cảnh đời cũng thường xuyên thả hồn mình vào trong những giấc mơ - những giấc mơ được gặp mẹ. Dù từ khi sinh ra, cô bé chưa một lần gặp mẹ, hình bóng mẹ trong tâm trí của cô bé có thể nói là con số không tròn trĩnh. Vậy mà hình bóng thường xuyên xuất hiện trong giấc mơ của cô bé lại là của mẹ. Liệu có phải có một mối liên hệ vô hình, không thể hình dung hay giải thích nổi đã được thiết lập giữa cô bé đáng thương này với người mẹ bất hạnh không?

Ma Văn Kháng đã rất tài tình trong việc lấy đi cảm xúc và nước mắt của người đọc thông qua những trang văn của mình.

Những giấc mơ, những dòng hồi ức được coi là thuộc về thế giới tâm linh của con người. Với việc tái hiện sinh động những giấc mơ, những dòng hồi ức, Ma Văn Kháng đã xây dựng một thế giới nhân vật sinh động, đa dạng và nhân bản.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) một số nguyên lý và kỹ thuật để giải các bài toán tổ hợp (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)