Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) một số nguyên lý và kỹ thuật để giải các bài toán tổ hợp (Trang 84 - 90)

3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đậm chất văn hóa

3.3.1. Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm

Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng trước hết được thể hiện qua việc ông sử dụng hàng loạt các từ ngữ lạ và khả năng làm mới chữ tiếng Việt. Điều này góp phần tạo ra một sự khác lạ, mang dấu ấn riêng trong các tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới của Ma Văn Kháng.

Theo Từ điển Việt - Việt: từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa hoàn chỉnh và cấu tạo ổn định, dùng đểđặt câu còn lạcó nghĩa là chưa từng được thấy, được biết đến, là khác thường, rất hiếm thấy. Khái niệm từ lạ từtrước tới nay chưa được đề cập chính thức trong bất kỳ tài liệu nào. Trong đề tài này của mình, dựa vào cách cắt nghĩa từng

từ của Từđiển Việt - Việt, chúng tôi mạnh dạn đưa ra khái niệm từ lạnhư sau: từ lạ là những từchưa có trong từđiển, chưa được mọi người biết đến; nó tạo ra một sự mới lạ, khác thường so với những từkhác, qua đó tạo ấn tượng mạnh đối với người đọc. Từ lạ chính là sản phẩm sáng tạo độc đáo của cá nhân nhà văn. Nó được tạo ra nhờ sự dày công tìm tòi, suy nghĩ, sự phấn đấu không ngừng nghỉ của người cầm bút.

Như đã đề cập, Ma Văn Kháng là nhà văn không quen dùng chữ mòn. Điều này đồng nghĩa với việc ông luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi để khiến những từ ngữ vốn đã quen thuộc, thậm chí là cũ kĩ trở lên mới mẻ, có sức hấp dẫn kỳ lạ và có khả năng biểu cảm cao. Sự tìm tòi, sáng tạo không ngừng này đã giải thích vì sao ông lại được đánh giá là một trong số những nhà văn đi đầu trong phong trào đổi mới tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam.

Để minh chứng rõ nét cho điều này, chúng tôi tiến hành khảo sát số lượng từ lạ, số lần xuất hiện cũng như tỷ lệ trung bình trên một trang văn bản trong lần lượt ba cuốn tiểu thuyết: Mùa lá rụng trong vườn (1985), Côi cút giữa cảnh đời (1989), Đám cưới không có giấy giá thú (1989) và tác phẩm Thời xa vắng của Lê Lựu. Kết quả mà chúng tôi thu được như sau:

Bảng 3.1: Ngôn ngữ lạ trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì Đổi mới

Tác phẩm Tác giả Số

trang Từ lạ Tỷ lệ từ/trang Mùa lá rụng trong vườn

(1985) Ma Văn Kháng 359 99 106 0,29

Côi cút giữa cảnh đời

(1989) Ma Văn Kháng 278 79 82 0,29

Đám cưới không có giấy

giá thú (1989) Ma Văn Kháng 397 108 125 0,31

Thời xa vắng Lê Lựu 405 17 17 0,04

Với kết quả khảo sát trên, chúng tôi thấy: Ma Văn Kháng sử dụng khá nhiều từ lạ trong các sáng tác của mình, hơn nữa từ Mùa lá rụng trong vườn đến Đám cưới không có giấy giá thú số lượng từ lạ tăng lên đáng kể hay nói cách khác, càng về sau nhà văn sử dụng càng nhiều từ lạ hơn.

Cụ thể là ở Mùa lá rụng trong vườn có 99 từ lạ, xuất hiện 106 lần/359 trang;

trong Côi cút giữa cảnh đời có 79 từ lạ, xuất hiện 82 lần/278 trang và cuối cùng trong Đám cưới không có giấy giá thú có tới 108 từ lạ, số lần xuất hiện lên tới 125 lần/397 trang. Trong khi đó, Thời xa vắng của Lê Lựu chỉ có 17 từ lạ với 17 lần xuất hiện/405 trang.

So sánh với tác phẩm Thời xa vắng của Lê Lựu, ta dễ dàng nhận thấy: trong các tác phẩm của mình, số lượng từ lạ được Ma Văn Kháng sử dụng lớn hơn rất nhiều.

Cứ trung bình 3,2 trang văn bản nhà văn lại sử dụng một từ lạ trong khi con số này ở Thời xa vắng (Lê Lựu) là 25 trang. Có lẽ, đối với Ma Văn Kháng, việc giữ gìn sự trong sáng và làm giàu thêm cho tiếng Việt là một việc làm vô cùng cần thiết, đòi hỏi phải thường xuyên được thực hiện.

Những từ lạ, những từ thông dụng, quen thuộc được làm mới trong các sáng tác của Ma Văn Kháng đã đem đến một hiệu quả nghệ thuật cao trong việc khắc họa ngoại hình, tính cách, phẩm chất có văn hóa hay không có văn hóa của nhân vật. Đặc biệt là của những nhân vật trung tâm.

Hãy xem đây là dáng đi của Lý - nhân vật nữ chính trong Mùa lá rụng trong vườn: "Lý ve vé đi tới nghiêng xuống giữa Luận và ông Bằng" [24, tr.72]. Hay kể về sự cầu toàn đến mức thái quá của một người vợ đối với chồng của mình, bà Trưởng phòng nơi Phượng làm việc đã nói "Thế nào con mẹ kia nó bắt phải mua đường phèn để làm bánh trôi bánh chay à? Rõ võng hãnh quá!" [24, tr.146]. Chỉ với một từ "võng hãnh" đã đủcho nhà văn lột tảcái thái độ mỉa mai, châm biếm của bà Trưởng phòng đối với người phụ nữ kia.

Cuộc trò chuyện giữa bà Lãng với các cụ trong tổ hưu tại thư viện của cụ Hồn Nhiên (Côi cút giữa cảnh đời) ánh lên một sự thú vị, mới lạ do những từ lạ mang lại:

"Cự Hồn Nhiên nở bừng hai con mắt óng ánh dưới hai vệt mày bạc phếch:

- Đây là chứng cứ thực nhé - cụ chỉ bà tôi.

- Nào, cụ cho tôi biết ai là kẻ hậm hực với việc tôi mở thư viện phường để nâng cao dân trí? Nào, ai là kẻ chửi bóng chửi gió tôi tuyên truyền cho Tàu? Nào, ai dám nói Tây du kí là chuyện Đặng Tiểu Bình sang Mỹ, hử?

Bây giờ tiếng cười lại còn tung tóa to hơn lúc nãy. Lợi dụng lúc chộn rộn, cụ Xương, nhà văn lão thành mon men dịch ghếđến cạnh bà tôi khe khẽ" [25, tr.94]

Chỉ một đoạn văn ngắn mà nhà văn đã sử dụng đến ba từ lạ: óng ánh, tung tóa, chộn rộn đã tạo cho người đọc một sự thích thú vô cùng. Cả ngoại hình nhân vật cũng như không khí của buổi nói chuyện được tái hiện một cách ấn tượng. Đây chính là lý do mà đọc văn của Ma Văn Kháng, dù đọc nhiều đến đâu, tác phẩm có dài bao nhiêu trang, bạn đọc cũng không bao giờ có cảm giác nhàm chán, quẩn quanh, tù túng hay có cảm giác "lặp lại ở đâu đó rồi".

Những từ lạ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng được sáng tạo và sử dụng có hệ thống do vậy nó đạt được hiệu quả nghệ thuật cao, mang một ý nghĩa sâu sắc, bao quát được nội dung của các sự vật, hiện tượng cũng như cuộc sống sinh hoạt văn hóa của con người.

Miêu tả khuôn mặt của nhân vật Thuật (Đám cưới không có giấy giá thú) - một thầy giáo tài năng nhưng tính cách lại chông chênh, ngạo ngược, nhà văn cũng sử dụng từ lạ: "khuôn mặt Thuật sạch không một nét ngạo ngược, tàn ác", "nghe tiếng gày đá bóng cậm cạch và tiếng nói hý lộng của Thuật ở phía sau, Tự quay lại...".

Theo như ý hiểu của chúng tôi: từ sạch là cách nói có phần mỉa mai, cậm cạch là cách đi chậm chạp, có phần ngông ngáo còn hí lộng lại diễn tả cách nói "lộng ngôn", nói cho sướng miệng, không cần biết đến những người xung quanh. Với việc sử dụng những từ lạ nhà văn đã làm cho ngoại hình, giọng nói, tính cách của nhân vật được lộ ra một cách tựnhiên, sinh động.

Tâm trạng thành kính của Tự (Đám cưới không có giấy giá thú) trong đêm giáng sinh được nhà văn miêu tả: "Đêm Noen rét buốt chưa từng. Mưa mây thả bụi phủmàn hư ảo lên thị trấn từ lúc chiều buông. Cái rét giá và niềm xác tín kích thích con người đến với nhau tìm hơi ấm trong hội đoàn, thúc giục cả chính Tự" [24, tr.429]. Từ rét giá không phải là từ lạ, nó vốn là một từ ngữ thông dụng, quen thuộc với tất cả chúng ta. Nhưng với sự sáng tạo linh hoạt, tài tình của mình, Ma Văn Kháng đã không sử dụng từ quen thuộc ấy theo cách thông thường, ông đã làm mới nó bằng cách đáo đổi vị trí của các từ tố với nhau để tạo ra một ngôn ngữ mới mẻ, giàu hiệu

quả nghệ thuật. Cái lạnh buốt của đêm Noen như tràn qua câu văn, thấm vào lòng người đọc.

Như vậy, cùng một từ ngữ nhưng chỉ cần có một sự sáng tạo nhỏ của nhà văn nó cũng trở lên mới lạ, hấp dẫn, độc đáo lạ thường. Với sự sáng tạo một kho tàng ngôn ngữ riêng của mình, Ma Văn Kháng có thể dễ dàng khắc họa thành cuộc sống cũng như chân dung nhân vật mang những đặc trưng văn hóa.

Miêu tả về một giờ dạy không thuận buồm xuôi gió của Tự, tác giả viết: "Anh không tạo lập được sự hòa đồng. Lớp học là một môi trường kháng táng, đầy mâu thuẫn, mập mờ những ẩn ngữ không sao hiểu nổi". Còn căn gác xép nhỏ của Tự:

"Con người ngoài ăn mặc, yêu đương còn cần một không gian sinh tỏa. Cái không gian sinh tỏa của Tự là ở đây.Đây là thiên đường...". Sinh tỏa là từ chưa có trong từ điển tiếng Việt. Trong văn cảnh này, chúng tôi hiểu sinh tỏa là không gian sinh sống, không gian sinh tồn mà ở đó nhân vật Tự có thể sống thực với chính mình, có thể thỏa chí ngụp lặn trong văn chương. Nếu như ta thay "không gian sinh tỏa" bằng

"không gian sinh sống", câu văn vẫn có ý nghĩa nhưng không thể diễn tả trọn vẹn bản chất con người cũng như mong muốn, khao khát từ trong sâu thẳm tâm hồn của nhân vật. Một không gian sinh sống bình thường đối với Tự không có nhiều ý nghĩa bởi điều anh mong mỏi là có một nơi mà ở đó anh có thể thỏa sức với những lý tưởng của mình, có thể tránh được mọi sự bủa vây của cuộc sống tù túng hàng ngày.

Không chỉ sử dụng những từ lạ mà Ma Văn Kháng còn sử dụng rất nhiều từ ngữ bộc lộ cảm xúc, tâm trạng của nhân vật, đặc biệt là những nhân vật tốt, mang vẻ đẹp văn hóa. Những đoạn văn chứa đựng những từ ngữ bộc lộ tâm trạng của nhân vật đã thể hiện tài năng, sự tinh tế của người sáng tác.

Luận (Mùa lá rụng trong vườn) đã giãi bày tâm sự một cách chân thành, nhẹ nhàng, chứa chan tình cảm với Phượng - người vợ mà anh rất mực yêu thương và tôn trọng: "Phượng à, cuộc sống chung của chúng mình đã được mười năm và trong mười năm đó ba nghìn sáu trăm ngày vất vả của em. Anh tự hỏi: Cái gì tạo nên sức mạnh của em trong những ngày đó? Có phải đó là lòng nhân hậu, sự kiên nhẫn chịu đựng, đức hi sinh cao quý và sức chống chọi cứng cỏi, bền bỉ của em không? Từ em tỏa sáng vẻđẹp mạnh mẽ, bình dị và tự nhiên. Anh cảm thấy tin yêu cuộc sống hơn, vì

có em bên cạnh, Phượng à" [24, tr.327] Chính những từ ngữ giàu tính biểu cảm đã làm cho nhân vật Luận trở lên đẹp hơn, gần gũi, giàu tình cảm, biết quan tâm chia sẻ, biết an ủi, động viên.

Bằng lớp từ ngữ giàu tính biểu cảm, mềm mại, hài hòa, Ma Văn Kháng đã giúp cho bạn đọc cảm nhận được những tấm lòng vị tha, những tình cảm yêu thương vô cùng cao đẹp, sâu sắc của con người với con người. Khi nói về tương lai, hạnh phúc của Lý, Phượng không đồng tình với ý kiến của chồng: "Sao? Chị Lý ly dị anh Đông ấy à? Không! Không! Không thểđược. Sao anh lại nghĩ thế. Sống với anh Đông chị ấy có thể bực bội, khó chịu và về nhiều mặt chịấy không thỏa mãn. Nhưng bỏ anh ấy lúc này... thì nguy hiểm lắm. Em không tán thành! Em không đồng ý! Anh phải bỏ ngay ý kiến này đi! Nguy hiểm lắm!" [24, tr.329].

Đặc biệt, ngôn ngữ giàu tính biểu cảm đã được nhà văn phát huy cao độ khi đặc tả nỗi đau như cắt da cắt thịt của Tự vì phải rời xa mái trường thân yêu: "Nhưng chẳng lẽ anh lại có thể chia tay với mái trường thân yêu này? Chẳng lẽ là anh có thể giã từ những kỉ niệm, những bóng hình thân thuộc cùng tất cả những gì mộng ước đẹp đẽ và lớn lao, những gì anh đã hết lòng tôn thờ mấy chục năm qua? Sau cuộc chia tay có vẻ bất đắc và buồn thảm quá thể, Tựơi" [24, tr.398] Đối với một người yêu trường, yêu lớp, yêu học trò, có tâm huyết với nghề như Tự thì việc phải rời xa ngôi trường chính là một cực hình, một nỗi đau đớn vô ngần. Với việc sử dụng những từ ngữ giàu tính biểu cảm một cách tài tình, linh hoạt, nhà văn đã rất thành công khi bộc lộ tâm trạng quằn quại, đau đớn của Tự.

Không chỉ sử dụng ngôn ngữ giàu tính biểu cảm trong những đoạn văn khắc họa tâm trạng, cảm xúc của con người, Ma Văn Kháng còn phát huy triệt để khả năng miêu tả và biểu cảm của ngôn ngữ trong những đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó chính là những đoạn mà nhà văn miêu tả không khí trong lành, vẻ đẹp dịu mát, yên ả, thanh bình của khu vườn nhà ông Bằng trong Mùa lá rụng trong vườn.

"Cây trong vườn nhà ông Bằng tốt tươi hơn những nơi khác. Kể từ khi xuân sang, trên cành lá của chúng đã có sự hăm hở khác lạ. Giờ thì nhãn đã ra hoa. Lặng lẽ, trên cành lá cao tít, hồng bấy lá non, hoa ngoi lên, ngầu ngầu một sắc nắng nhẹ, như phấn thông vàng. Hoa gọi ong. Cây mít bật những chồi hoa cánh mở đầy đặn.

Rồi sấu. Rồi vải. Lạ, vải kết quả từ lúc nào mà nhanh vậy. Một sớm mai trở dậy, đứng dưới gốc sấu hoa rụng đầy, mịn xanh như bột đậu đồ, ngẩng lên cành vải đã thấy những chùm quả non nho nhỏ, xanh như ngọc.

Cây trong vườn năm nay hứa hẹn một mùa quả sai theo một vòng sinh thái quen thuộc, mà vẫn có gì lạ lẫm khác thường. Hay là cây cùng hoa rung cảm với giai điệu du dương của bản Vườn khuya cổ điển? Hay là cây đã xúc động vì câu chuyện tình yêu và hơi ấm bàn tay ve vuốt, êm ái của chị Hoài?

Vào đêm, đứng ở vườn cây mới thấy sự kỳ ảo của hương cây, hương hoa.

Trong thanh lặng, hoa các loài từ cúc, nhài đến nhãn, vải bốc tỏa, thơm nồng dậy.

Không khí trong sạch, tĩnh mịch lạ, đến nỗi thấy phảng phất cả một dải hương hoàng lan từ đầu phố về họp hội; và dường như có thể nghe thấy tiếng ngọn mướp hương Phượng và chị Hoài gieo đêm ba mươi tết vươn mình, với những cánh tay mảnh như tơ, bắt cành leo lên giàn. " [24, tr.165-166].

Đó là một khu vườn sinh động, tràn đầy sức sống; một khu vườn được trồng rất nhiều loại cây khác nhau, cây nào cũng tốt tươi, đua nhau khoe sắc, tràn ngập hương thơm mỗi dịp xuân về. Đó có lẽ là nơi bình yên nhất của ngôi nhà, nơi con người có thể thả lỏng hồn mình ra mà thư giãn, mà quên đi những bộn bề, lo toan, những xô bồ của cuộc sống hàng ngày.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) một số nguyên lý và kỹ thuật để giải các bài toán tổ hợp (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)