PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý:
Xã Đông Viên nằm ở phía Đông nam của huyện Chợ Đồn, cách thị trấn Bằng Lũng 15km giáp vơi các xã Rã Bản, Đại Sảo của huyện và 2 xã Đôn Phong và Dương Phong của huyện Bạch Thông. Toàn bộ địa bàn xã nằm dọc theo sông Cầu và trên 2 trục đường 257 từ tỉnh lỵ đi vào các xã khu Đông trục đường 254B đi huyện Định Hóa – Thái Nguyên và đi các xã khu nam của huyện. Vị trí của xã Đông Viên nằm trong khoảng tọa độ từ vĩ độ 22008’34’B và kinh độ 105039’50’Đ. Rất thuận lợi để xã có điều kiện giao lưu trao đổi kinh tế trong khu vực huyện và các xã của huyện bạn.
Địa giới hành chính xã được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp xã Rã Bản
- Phía Nam giáp xã Dương Phong của huyện Bạch Thông
13
- Phía Tây giáp xã Đại Sảo
- Phía Đông giáp xã Đôn phong huyện Bạch Thông.
Xã Đông Viên được chia thành các thôn bản: Cáu, Cốc Lùng, Nà Chang, Khau Chủ, Làng Sen, Nà Mèo, Nà Lào, Nà Pèng, Cốc Héc, Nà Kham, Nà Cọ, Nà Vằn.
* Khí hậu:
Xã có những nét đặc trưng của khí hậu miền núi Bắc bộ, khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông khô và lạnh; Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là 21,20C. Hướng gió chính là gió Đông Nam.
a) Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình các tháng cao nhất: (28 – 29)0C trong các tháng 6, tháng 7. Các tháng lạnh nhất mùa đông là tháng 1 và tháng 2. Nhiệt độ trung bình năm là 16,10C. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối có thể xuống (-20C). Tổng nhiệt cả năm đạt: (7000 – 8000)0C.
b) Chế độ mưa
Lượng mưa trung bình năm : 1700mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm (75 – 85)% lượng mưa cả năm, tập trung vào các tháng 7 và tháng 8. Số ngày mưa trong năm vào khoảng: (150 – 179) ngày/năm.
c) Độ ẩm
Bình quân năm: (82 – 85) %, thấp nhất đạt 50% vào các tháng mùa mưa.
d) Độ bốc hơi
Trung bình hàng năm: (750 – 800)mm e) Chế độ nắng
Thời gian chiếu sáng trong năm: 1450h/năm. Tháng ít nắng nhất là tháng 1 (50h/tháng), tháng nhiều nắng nhất là tháng 8 (200h/tháng).
f) Chế độ gió
14
Hướng gió chính là gió mùa Đông bắc kèm theo không khí khô lạnh mùa đông. Mùa hạ có gió mùa Tây nam. Do địa hình chia cắt và bị che chắn bởi các dãy núi tạo nên các hướng tiểu vùng dọc theo các khe suối.
g) Thời tiết đặc biệt
Trên địa bàn xã Đông Viên đôi khi có những trận gió lốc, hiện tượng sương mù cũng thường sảy ra, tuy nhiên ảnh hưởng không nhiều đến đời sống và sản xuất của người dân.
* Chế độ thủy văn:
Hệ thống suối của xã Đông Viên khá dày đặc, dòng chảy thay đổi theo mùa, các sông chính của xã chảy qua thuộc lưu vực sông Cầu chảy theo hướng Bắc xuống Nam, địa hình bị chia cắt nhiều khu vực khác nhau. Địa hình dốc và chia cắt mạnh hình thành suối, khe sâu, đồng thời mùa mưa do tốc độ dòng chảy lớn dễ gây sạt lở đất, lũ quét dọc ven khe suối.Mùa khô, do mặt phủ rừng suy giảm, nhiều dòng suối đã trở thành khe cạn, thiếu nước cho canh tác dẫn đến ảnh hưởng bất lợi cho đời sống năng suất cây trồng. Ngoài sông cầu là dòng chảy chính còn có các dòng chảy phụ lưu như: suối Khuổi Peo, suối Nà kệt, suối Nà Trang, suối Nà Hu, suối Khuổi Cưởm, suối Nà Vằn.
Mực nước ngầm mạch nông xuất hiện ở độ sâu trung bình từ 18-20m, tùy theo mùa. Cần phải xét nghiệm nước trước khi khai thác cấp nước cho sinh hoat.Lượng nước từ khe, mỏ nước khá dồi dào, chất lượng nước chưa được xét nghiệm, kiểm tra, là nguồn nước đẻ cấp nước cho sinh hoạt, và chủ yếu dành cho nông nghiệp
* Địa hình, địa mạo:
Xã Đông Viên nằm ở phía Đông nam của huyện Chợ Đồn là xã có vùng đồi núi cao, độ dốc lớn.Độ cao trung bình khoảng 400-600m.Có đường tỉnh lộ 257 và 254B chạy qua kết hợp với đường liên thôn bản tạo thành một hệ thống giao thông trong xã, nhưng đường vào các thôn rất khó khăn do đa phần là
15
đường rất nhỏ và hẹp.Toàn xã có tổng diện tích tự nhiên là 2.161,97ha với hai dân tộc cùng sinh sống Tày và Kinh. Dân cư phân bố không đều chủ yếu tập chung ở 2 bên quốc lộ 3B, tỉnh lộ 254B các thôn xa mật độ cư dân ít. Hướng dốc chính của địa hình từ Bắc xuống nam và dốc về các dòng suối chính.
* Tài nguyên đất
Nguồn gốc đất đai được hình thành từ 2 loại đất chính là đất Thủy thành và đất Địa thành
- Đất thủy thành: Là loại đất nà được hình thành từ đất phù sa sông ngòi được phân bố dọc theo các triền sông suối thuộc lưu vực sông cầu đất có thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét, tầng đất dày hàm lượng dinh dưỡng khá cao thích hợp với các loại cây lương thực và các loại cây ngắn ngày như các loại đỗ, lạc…
- Đất địa thành: Được hình thành từ đất feralit mùn và trên núi cao là đất feralit phát triển trên đá mắc ma axit, tầng đất trung bình, thành phần cơ giới thịt nhẹ hoặc pha sét kết cấu tốt nơi có thảm bì che phủ có tỷ lệ mùn khá cao.Loại đất này thích hợp trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm và phát triển lâm nghiệp.
Nhìn chung đất đai của xã khá đa dạng hàm lượng các chất dinh dưỡng ở mức trung bình thích hợp nhiều loại cây trồng thuận lợi cho phát triển Nông – Lâm Nghiệp.
* Tài nguyên rừng:
Tài nguyên thực vật rừng khá phong phú và đa dạng, trong đó tầng tán chính trong rừng tự nhiên còn có nhiều cây gỗ lớn như: Tràm, Táu, …Các loài thuộc tre nứa.Đối với rừng trồng, các loài cây được trồng nhiều như mỡ, keo, bồ đề, đã được khai thác nhiều hàng năm.Hiện na chủ yếu trồng loài mỡ.Dưới tán rừng, tầng cây bụi thảm tươi gồm nhiều loài cây như: Cọ, Guật, các loài Sim, Mua, Lau, Chít ngoài ra còn có các loài dây leo, cây ký sinh.
16