Đặc điểm cấu trúc đứng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc trữ lượng cacbon rừng tự nhiên tại xã đông viên huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 49 - 54)

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

4.3. Đặc điểm cấu trúc đứng

4.3.1. Phân bố số cây theo cấp chiều cao.

Phân bố số cây theo cấp chiều cao là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh hình thái của quần thể thực vật và quy luật kết cấu lâm phần. Về phương diện sinh thái học nó biểu thị cho quá trình cạnh tranh để giành không gian sống của các cá thể cùng loài hay khác loài, trong quá trình đó những cá thể nào có sức sống tốt sẽ vươn lên tầng trên, những cá thể có sức sống yếu sẽ bị đào thải. Đối với rừng tự nhiên nhiều tầng, cấu trúc này rất phức tạp, việc nghiên cứu cấu trúc số cây theo cấp chiều cao có thể đánh giá được cấu trúc tầng thứ cũng như tỷ lệ các loài trong các tầng rừng qua đó hiểu được quy luật phân bố tán cây trong lâm phần. Nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định, sự phân

8 8

7

10

6

0 2 4 6 8 10 12

I(5-10) II(10-15) III(15-20) IV(20-25) V(25-30)

Số loài

Cấp đường kính(cm)

Phân bốsốloài cây cấp đường kính

Số loài

42

tầng của rừng theo chiều thẳng đứng có ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ, chống xói mòn đất. Cấu trúc tầng thứ còn phản ánh bản chất sinh thái nội bộ hệ sinh thái, nó mô phỏng hàng loạt các mối quan hệ giữa các tầng rừng với nhau, giữa cây cao và cây thấp, cây cùng loài hay khác loài, cùng tuổi hay khác tuổi.

Bảng 4.12 Phân bố số cây(cá thể) theo cấp chiều cao Thôn Nà Cọ Cấp chiều cao (m) Số cây

II (5 – 10) 31

III (10 – 15) 31

Kết quả bảng 4.12 cho ta thấy thôn Nà Cọ có phân bố số cây theo cấp chiều cao của trạng thái rừng tự nhiên cho thấy phần trăm số cây chỉ tập trung ở chiều cao 5-10m và 10-15m đều cùng là 31 cây . do rừng hốn dao với cây màng bầu và cây cọ, tỉ lệ cây gỗ chiếm ít phần trăm.

Bảng 4.13 Phân bố số cây (cá thể) theo cấp chiều cao Thôn Nà Vàn Cấp chiều cao (m) Số cây

II (5 – 10) 24

III (10 – 15) 32

Qua bảng 4.13 cho ta thấy phân bố số cây theo cấp chiều cao thôn Nà Vàn cho thấy phân bố thực nghiệm số cây theo cấp chiều cao cua trang thái rừng có dang phân bố tăng từ cấp chiều cao 5-10m 24 cây tiếp theo la cấp chiều cao 10-15m 32 cây. Qua biểu đồ thấy chúng cùng chịu ảnh hưởng và những tác động của điều kiên sinh thái, nhứng cá thể thích nghi sẽ được tồn tại. Những cây không thích hợp với điều kiện sống sẽ bi dào thải.

43

Bảng 4.14 Phân bố số cây (cá thể) theo cấp chiều cao Thôn Bản Cáu Cấp chiều cao (m) Số cây

II (5 – 10) 28

III (10 – 15) 32

Qua bảng 4.14. cho ta thấy thôn Bản Cáu có phân bố số cây theo cấp chiều cao số cây tập trung từ 5-10m là 28 cây va từ 10-15m có 32 cây. Không có sừ chênh lệch nhau về nhiều về số cây, vì là rừng hốn giao nên tỉ lệ cây gỗ chiếm ít phần trăm.

4.3.1. Phân bố số loài theo cấp chiều cao.

Phân bố loài cây theo cấp chiều cao là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá quá trình phát triển của TTV. Phân bố loài cây theo cấp chiều cao còn được quy định bởi đặc tính sinh lý, sinh thái của các loài, các loài cây ưa sáng thường chiếm tầng trên, các loài cây ưa bóng và chịu bóng sinh trưởng ở tầng dưới. Đối với rừng thứ sinh, thành phần chủ yếu là các loài cây tiên phong ưa sáng nên các cá thể đều có xu hướng phát triển mạnh về chiều cao cho đến khi rừng đạt trạng thái thành thục. Vì vậy nghiên cứu sự phân hóa loài cây theo cấp chiều cao có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó giúp chúng ta tìm ra được giải pháp tác động đúng lúc để loại trừ những cá thể yếu, tạo điều kiện cho các cây khoẻ sinh trưởng phát triển nhanh hơn, điều đó sẽ thúc đẩy nhanh quá trình diễn thế và nâng cao chất lượng, tính da dạng sinh học của rừng phục hồi.

Bảng 4.15. Phân bố số loài theo cấp chiều cao Thôn Nà Cọ Cấp chiều cao (m) Số loài

II (5 – 10) 18

III (10 – 15) 21

44

Kết quả bảng 4.15 ta thấy thôn Nà Cọ co phân bố số loài theo cấp chiều cao chủ yếu nằm khoảng 5-10m có 18 cây còn ở cấp đường kính 10-15m có 21 cây. Không có sự chênh lệch nhau nhiều về cấp chiều cao của loài vì là rừng hốn giao với rừng mang bầu. Quá trình phục hồi rừng diễn ra khá nhanh, luôn luôn có sự thay thế các loài cây theo diễn thế của thảm thực vật. Chúng cùng chịu ảnh hưởng và những tác động của điều kiện sinh thái, những cá thể thích nghi sẽ được tồn tại, phát triển. Ngược lại, những loài nào không thích hợp với điều kiện sống sẽ bị đào thải khi độ khép tán của rừng tăng lên.

Bảng4.16. Phân bố số loài theo cấp chiều cao Thôn Nà Vàn Cấp chiều cao (m) Số loài

II (5 – 10) 17

III (10 – 15) 15

Trên bảng 4.16 ta thấy thôn Nà Vàn có cấp chiều cao của nhóm cây gỗ chiếm ưu thế ở mức 5-10m có 17 loài và từ 10-15m có 15 loài. Sự phát triển của số cây khá đồng đều về loài. Quá trình phục hồi rừng diễn ra khá nhanh, luôn luôn có sự thay thế các loài cây theo diễn thế của thảm thực vật. Chúng cùng chịu ảnh hưởng và những tác động của điều kiện sinh thái, những cá thể thích nghi sẽ được tồn tại, phát triển. Ngược lại, những loài nào không thích hợp với điều kiện sống sẽ bị đào thải khi độ khép tán của rừng tăng lên.

Bảng 4.17. Phân bố số loài theo cấp chiều cao Thôn Bản Cáu.

Cấp chiều cao (m) Số loài

II (5 – 10) 16

III (10 – 15) 18

45

Qua bảng 4.17 cho ta thấy thôn Bản Cáu có cấp chiều cao của số loài từ 5-10m có 16 loài còn số loài có cấp chiều cao từ 10-15m 18 loài rừng chủ yếu là rừng hốn giao với rừng trúc, mang bầu. Quá trình phục hồi rừng diễn ra khá nhanh, luôn luôn có sự thay thế các loài cây theo diễn thế của thảm thực vật. Chúng cùng chịu ảnh hưởng và những tác động của điều kiện sinh thái, những cá thể thích nghi sẽ được tồn tại, phát triển. Ngược lại, những loài nào không thích hợp với điều kiện sống sẽ bị đào thải khi độ khép tán của rừng tăng lên.

4.3.3. Phân bố loài cây theo tầng phiến.

Cấu trúc tầng phiến thể hiện mức độ đa dạng phong phú về các nhóm loài cây gỗ, cây bụi, dây leo và thực vật phụ sinh, ký sinh cùng sinh sống và có mối quan hệ chặt chẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong đại đa số các hệ sinh thái tự nhiên. Thực vật trong hệ sinh thái tự nhiên trên cạn có tính ổn định cao về nơi sống, chính vì đặc điểm này nên thực vật trong hệ sinh thái tự nhiên trên cạn có nhiều dạng sống, mỗi dạng sống phù hợp với một tầng tán của hệ, các loài thực vật có cùng dạng sống tạo thành tầng phiến. Các loài cây trong cùng một tầng phiến tuy thường rất xa nhau về phương diện phân loại nhưng đều tương đương về vai trò sinh thái.

Bảng 4.18. Phân bố loài cây theo tầng phiến

Tầng thứ Số loài

Tầng cây gỗ 18

Cây bụi 9

Cây cỏ 4

Dây leo 6

46

Hình 4.7. Biểu đồ phân bố số loài cây theo tầng phiến

Qua bảng số liệu và đồ thị ta thấy rằng nhóm dạng sống cây gỗ chiếm ưu thế tuyệt đối. Tiếp đến là cây bụi, sau đó là dây leo, thấp nhất cây cỏ. Đây cũng là điểm chung của những quần xã rừng tự nhiên khu vực nhiệt đới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc trữ lượng cacbon rừng tự nhiên tại xã đông viên huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)