PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
4.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành sinh thái và mật độ cây gỗ
1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành sinh thái và mật độ cây gỗ Theo Danniel marmillod (1958) cho rằng, những loài cây có chỉ số IVI% > 5% là những loài có ý nghĩa về mặt sinh thái. Theo Thái Văn Trừng (1978) trong một lâm phần, loài cây nào đó chiếm trên 50% tổng số cá thể tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế, đây là những cơ sở quan trọng để xác định loài hoặc nhóm loài ưu thế. Trên cơ sở đó, chúng tôi thống kê tất cả những loài và cá thể loài cây gỗ ở tầng cây cao và tầng cây nhỡ của trạng thái thảm thực vật thứ sinh phục hồi tự nhiên sau khai thác có chỉ số IVIi > 5%.
Kết quả cấu trúc tổ thành sinh thái, mật độ tầng cây gỗ được trình bày ở bảng 4.1: Bảng 4.1. Tổ thành
Bảng 4. 1 Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ Theo rừng nghèo tại thôn Nà Cọ.
STT Tên loài
cây Ai Di RFi IVI%
(%)
Công thức tổ thành 1 Dẻ gai 8.06 5.19 4.88 6.04 Ghi chú: Bđ: Bồ
đề, Xn: Xoan nhừ,
Dg: Dẻ gai, Kh:
Kháo, Mo: Mỡ, Ho: Hông, Lk:
Loài khác 2 Xoan như 9.68 4.74 4.88 6.43
3 Mỡ 4.84 6.05 4.88 5.26
4 Bồ đề 11.29 7.93 4.88 8.03
5 Kháo 4.84 7.91 4.88 5.88
6 Hông 4.84 5.28 4.88 5,00
7
Loài khác(27 loài)
56.45 62.90 70.73 63.36
Tổng 100 100 100 100
30
Ta thấy trong tầng cây có Bồ đề là loài có chỉ số IVI% lớn nhất là 8.03%, rồi đến Xoan như với chỉ số IVI% đạt 6.43%. Tiếp theo là Dẻ gai với chỉ số IVI% đạt 6.04%, sau đó là Kháo có chỉ số IVI% đạt 5.88%, tiếp đến là Mỡ với chỉ số IVI% đạt 5.26%, rồi đến cây hông có chỉ số IVI% đạt 5%. Còn lại 27 loài khác có chỉ số IVI% < 5%
Những kết quả trên cho thấy loài ưu thế và công thức tổ thành sinh thái tầng cây gỗ rừng ngheo tai thôn Nà Vàn như sau:
Công thức tổ thành sinh thái:
8.03Bđ+6.43Xn+6.04Dg+5.88Kh+5.26Mo+5.00Ho
Bảng 4.2 Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ theo rừng nghèo tại thôn Nà Vằn.
STT Tên loài cây Ai Di Rfi% IVIi(%) Công thức tổ thành 1 Cây ngặm 5.36 3.7 6.06 5.04
Ghi chú; K:Kháo, Bđ: Bồ đề, Rm:
Ràng mít, Cv: Cây vả, Dg: Dẻ gai, Xn:
Xoan nhừ , N:
Nhội, Cn: Cây ngăm, Lk: loài khác 2 Dẻ gai 7.14 6.51 6.06 6.57
3 Xoan như 7.14 4.11 6.06 5.77
4 Nhội 5.36 5.33 6.06 5.58
5 Bồ đề 10.71 13.69 6.06 10.15
6 Kháo 12.5 15.21 6.06 11.26
7 Ràng mít 8.93 9.39 6.06 8.13
8 cây vả 8.93 9.38 3.03 7.11
9 Loài khác
(15 loài) 33.93 32.67 54.55 40.38
Tổng 100 100 100 100
31
Ta thấy trong tầng cây có Kháo là loài có chỉ số IVI% lớn nhất 11.26%, rồi đến Bồ đề với chỉ số IVI% đạt 10.15%. Tiếp theo là Ràng mít với chỉ số IVIi đạt 8.13%, sau đó là Cây vả có chỉ số IVI% đạt 7.11%, tiếp đến là Dẻ gai với chỉ số IVI% đạt 6.75%, rồi đến Xoan nhừ có chỉ số IVI% đạt 5.77% tiếp Nhội có chỉ số IVI% đạt 5.58%. Còn lại 15 loài khác có chỉ số IVI% < 5%.
Những kết quả trên cho thấy loài ưu thế và công thức tổ thành sinh thái tầng cây gỗ rừng ngheo tai thôn Nà Vàn như sau:
Công thức tổ thành sinh thái: 11.26K + 10.15Bđ + 8.13Rm + 7.11Cv + 6.57Dg +5.77Xn +5.58N +5.04Cn.
Bảng 4.3 Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ theo rừng nghèo tại thôn Bản Cấu.
STT Tên loài
cây Ai Di RFi IVIi(%) Công thức tổ thành
1 Nhôi 5 5.77 5.56 5.44 chú: H: Hông,
Bđ: Bồ đề, Cv:
Cây vả, S: Sấu, Tt: Trám
Trắng, N: Nhội , Lk: Loài khác.
2 Sấu 6.67 7.85 5.56 6.69
3 Bồ đề 8.33 6.48 5.56 7.82
4 Cây vả 10 6.97 5.56 7.51
5 Hông 8.33 11.42 5.56 8.43
6 Trám trắng 5 7.91 5.56 6.16 7 Loài khác
(15 loài) 38.33 35.93 55.56 43.27
Tổng 100 100 100 100
32
Ghi chú: H: Hông, Bđ: Bồ đề, Cv: Cây vả, S: Sấu, Tt: Trám Trắng, N:
Nhội , Lk: Loài khác.
Ta thấy trong tầng cây gỗ cây Hồng là loài có chỉ số IVI% lớn nhất 8.43%, rồi tiếp đến Bồ đề với chỉ số IVI% đạt 7.82%. Tiếp theo là cây vả với chỉ số IVI% đạt 7.51%, sau đó là Sấu có chỉ số IVI% đạt 6.69%, tiếp đến là trám trắng có chỉ số IVI% đạt 6.16%, rồi đến Nhội có chỉ số IVI% đạt 5.44%.
Còn lại 15 loài khác có chỉ số IVI% < 5%.
Những kết quả trên cho thấy loài ưu thế và công thức tổ thành sinh thái tầng cây gỗ rừng ngheo tai thôn Bản Cáu như sau:
Công thức tổ thành sinh thái: 8.43H + 7.82Bđ + 7.51Cv + 6.69S + 6.16Tt +5.44N.
Từ những số liệu điều tra thực địa ta có bảng 4.4 mật độ cây gỗ rừng nghèo của các thôn Nà Cọ, Nà Vằn, Bản Cáu như sau .
Bảng 4.4 Mật độ cây gỗ trang thái rừng nghèo TT OTC Mật độ cây gỗ(cây/ha)
NC-OTC1 112
NC-OTC2 132
NV-OTC3 108
NV-OTC4 116
BC-OTC5 132
BC-OTC6 112
Qua bảng 4.4 ta thấy mật độ cây gỗ ở thôn Nà Cọ có OTC 2và thôn Bản Cáu đều có 132 cây/ha chiếm nhiều nhất , tiếp đến OTC 4 của thôn Nà Vằn là 116 cây/ha đứng thứ hai và thấp nhất thôn Nà Vằn với OTC1 và thôn Bản Cáu với OTC 6 đều có 112 cây /ha và thấp nhất là OTC3 của thôn Nà Vằn chỉ có 108 cây/ha. Từ kết quả trên chúng ta thấy được mật độ cây gỗ ở
33
khu vực nghiên cứu là tương đối thấp vì đây là rừng nghèo cho nên chúng ta cần có những biện pháp bảo vệ phục hồi và phát triển rừng.
- Đánh giá sự biến động thành phần loài giữa các nhóm cây theo loài của ba thôn Nà Cọ, Nà Vằn, Bản Cáu có sự thay đổi thành phần loài giữa các nhóm cây trong một lâm phần rừng được xem như là kết quả của quá trình đấu tranh thích ứng giữa khác loài hay cùng loài nhưng sinh trưởng ở các địa hình khác nhau. Để đánh giá mức độ đa dạng, sự biến động về thành phần loài cây. Đề tài có sử dụng chỉ số tương đồng Soerensen`s Index - SI để phản ánh sự giống nhau về thành phần loài giữa các loài khác nhau trong một quần xã cũng như so sánh thành phần loài ở các tầng giữa các trạng thái TTV khác nhau. Kết quả tính toán được sự tương đồng SI=0.64 giữa các loài cây của thôn Pác Giả và thôn Khuổi Giả. Qua đó thể hiện được sự thích ứng của các loài với điều kiện lập địa là gần như nhau.
- Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học Khái niệm sơ khai nhất của đa dạng sinh học là độ phong phú loài, đây chỉ đơn giản là số lượng loài được phát hiện trong quần thể thực vật của hiện trường nghiên cứu. Theo quan điểm định lượng của chỉ số đa dạng sinh học thì tính đa dạng là một phép thống kê có sự tổ hợp của cả hai yếu tố đó là thành phần số lượng loài và tính đồng đều phân bố hay khả năng xuất hiện của các cá thể trong mỗi loài. Có nghĩa là chỉ số đa dạng sinh học loài không những chỉ phụ thuộc vào thành phần số lượng loài mà còn phụ thuộc vào số lượng cá thể và xác suất xuất hiện của các cá thể trong mỗi loài. Chúng tôi đã sử dụng chỉ số đa dạng sinh học Shannon để định lượng tổng hợp tính đa dạng loài và cá thể loài cho khu vực nghiên cứu.
Ta có bảng 4.5 chỉ số đa dạng sinh học rừng nghèo của khu vực nghiên cứu thôn Nà Cọ, thôn Nà Vằn và thôn Bản Cáu như sau.
34
Bảng 4.5.Chỉ số đa dạng sinh học của rừng tự nhiên trạng thái rừng nghèo tại khu vực nghiên cứu của 3 thôn
TT Chỉ số đa dạng sinh học H’
Nà Cọ 3.25
Nà Vằn 2.91
Bản Cáu 2.93
Qua bảng 4.5. Chỉ số đa dạng sinh học H’ của 3 thôn dạo động trong khoảng 2.91 – 3.25 Theo Pandy và cộng sự giá trị H` trong các rừng tự nhiên nhiệt đới ẩm là khoảng từ 5,06 - 5,40 so với 1,16 - 3,40 cho rừng ôn đới (Braun, 1950; Monk 1967; Riser và Rice, 1971; Singhal và cs, 1986) và cũng cho cả rừng trồng nhiệt đới (Pandy và cs, 1988). Theo đó, kết quả phân tích ở đây cho thấy, chỉ số đa dang sinh học H` của thảm thực vật trong khu vực nghiên cứu đang tiến triển, phát triển và nằm trong khoảng giữa giá trị H` của rừng trồng nhiệt đới và rừng tự nhiên nhiệt đới ẩm. Như vậy có thể nói rằng, các trạng thái thảm thực vật nghiên cứu đang trong quá trình phát triển