Thực trạng GTNT cả nước và khu vực Nam Trung Bộ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu sử dụng cát đỏ bình thuận và tro bay nhiệt điện vĩnh tân làm móng và mặt đường giao thông (Trang 26 - 31)

- Vị trí địa lý: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, phía Bắc giáp với tỉnh Thừa thiên Huế, phía Đông giáp với biển Đông, phía Nam giáp với vùng Đông Nam Bộ, phía Tây giáp với vùng Tây Nguyên.

Trong vùng, có 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền trung bao gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Chiều dài bờ biển trên 1700 km, tất cả các tỉnh trong vùng đều trải dài dọc theo bờ biển phía Đông; vùng có nhiều lợi thế về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Từ phía Tây Nguyên tới vùng biển phía Đông, có những đặc điểm sau:

+ Khoảng 65% địa hình là đất thấp, mỗi tỉnh đều có vùng núi/trung du và một dải đồng bằng ven biển hẹp.

+ Mật độ dân cƣ gần bằng mức trung bình của cả nước, vùng phía Tây dân cư thưa thớt hơn so với vùng đất thấp phía Đông.

+ Kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, ở dải ven biển kinh tế phát triển bằng nghề cá; tỷ lệ đói nghèo còn cao.

+ Khả năng tiếp cận cơ sở dịch vụ công cộng - xã hội xấp xỉ mức trung bình cả nước, khu vực miền núi, trung du khó khăn hơn.

- Tỉnh Bình Thuận:

Bình Thuận là tỉnh nằm ở phía Nam của vùng duyên hải Nam Trung Bộ, là một trong những tỉnh có tiềm năng về phát triển công nghiệp, dịch vụ. Trên địa bàn tỉnh có nguồn cát đỏ với trữ lƣợng lớn cũng nhƣ có tổ hợp nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân với nguồn cung cấp điện lớn cho khu vực, quốc gia, ngoài ra nguồn tro bay (chất thải trong quá trình đốt than) cũng là nguồn vật liệu hữu dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng nói chung, vật liệu gia cố đất, sản xuất bê tông trong xây dựng đường giao thông nói riêng.

Nam Trung Bộ

Bình Thuận

- Khí hậu, thủy văn:

+ Độ ẩm: thuộc vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, độ ẩm trung bình năm 77%-78%, tương đối đồng đều trên địa bàn tỉnh.

+ Lƣợng mƣa: trung bình năm 1705mm, từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau.

+ Nhiệt độ: nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 26,4°C; mùa đông, nhiệt độ trung bình vùng đồng bằng ven biển từ 21,5°C ÷22°C, vùng núi cao từ 12°C ÷19°C; mùa hạ, nhiệt độ không khí trung bình vùng đồng bằng ven biển khoảng 29°C, vùng núi cao khoảng 19°C ÷26°C.

1.2.2. Giao thông nông thôn trong khu vực

Theo thống kê sơ bộ, cả nước có khoảng trên 481.829 km đường GTNT (chưa tính đường ra đồng ruộng, đường đến các cơ sở sản xuất) chiếm khoảng 80% tổng chiều dài mạng đường bộ cả nước, trong đó đường huyện khoảng 67.203 km, đường xã khoảng 151.904 km, đường thôn xóm khoảng 262.723 km.

- Cấp kĩ thuật và kết cấu mặt đường GTNT: cấp kĩ thuật cơ bản từ cấp V trở xuống; có các loại kết cấu chủ yếu là bê tông nhựa, bê tông xi măng, láng nhựa, cấp phối, đá dăm và đường đất; cụ thể đường huyện chủ yếu đạt cấp VI, V (một số vùng còn nhiều tuyến đạt loại A) và có kết cấu là đường bê tông nhựa (tỉ lệ thấp), láng nhựa và đường bê tông xi măng; đường xã, thôn chủ yếu đạt cấp A, B và kết cấu là BTXM, cấp phối đá dăm và đường đất.

Bảng 1. 7 Tổng hợp đường giao thông nông thôn cả nước

TT Loại đường Tổng (Km)

Kết cấu mặt đường Tỉ lệ

cứng hóa (%) BTXM BTN Láng

nhựa

Cấp phối

Đá

dăm Đất Cứng khác

1 Đường huyện 67.203 25.277 9.341 14.002 4.544 2.306 10.256 1.477 74,55 2 Đường xã 151.904 48.194 - 5.882 31.009 5.023 56.023 5.773 39,40 3 Đường thôn

xóm 262.723 92.101 - - 29.173 8.443 82.474 31.228 46,94 Tổng 481.829 165.572 9.341 19.884 84.033 15.772 148.750 38.478 48.41

Theo số liệu tổng hợp từ các địa phương, đường GTNT cứng hóa (BTXM, BTN, LN, cứng khác) khoảng 233.275 km, đạt 48,41%, trong đó đường huyện đạt tỉ lệ cao nhất khoảng trên 74,55%, cứng hóa đường xã mới đạt 39,4% và cứng hóa đường thôn xóm đạt 46,94%; tỉ lệ đường đất còn rất cao (khoảng 38,71%).

Biểu đồ 1. 1 Đường GTNT toàn quốc theo kết cấu mặt đường

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gồm các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận; tổng km đường GTNT khoảng trên 28.041 km (5,82% cả nước), trong đó đường huyện khoảng 4.291 km (15,30%), đường xã khoảng 17.876 km (63,75%) và đường thôn xóm khoảng 5.874 km (20,95%). Tỉ lệ cứng hóa đường GTNT khu vực duyên hải Nam Trung Bộ khoảng 60%, còn khoảng 40% đường cấp phối, đất.

Đối với tỉnh Bình Thuận, theo số liệu thống kê, tổng số km đường GTNT trên địa bàn tỉnh khoảng 3.635 km, trong đó đường huyện khoảng 565,3 km (chiếm 15,54%), là đường xã, thôn xóm khoảng 3070,53 km (chiếm 84,45%)...

- Về cấp kĩ thuật: Đường GTNT trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đạt từ cấp IV trở xuống; trong đó tỉ lệ đường từ cấp VI đến cấp IV chiếm khoảng 58,79%, chủ yếu là đường huyện và một số đường trục xã; còn lại là đường đạt loại A, B GTNT, chủ yếu là đường xã, đường trục thôn xóm (chiếm 41,2%).

Biểu đồ 1. 2 Đường GTNT tỉnh Bình Thuận phân theo cấp kỹ thuật

- Theo số liệu thống kê của tỉnh Bình Thuận, tỉ lệ đường GTNT được cứng hóa (đường huyện, đường xã, đường thôn xóm) đạt khoảng 57,64%, trong đó tỉ lệ đường BTN khoảng 6,32% (tập trung vào các trục chính đường huyện), còn lại là đường láng nhựa, BTXM khoảng 51,32%; tỉ lệ đường chưa cứng hóa (cấp phối, đất) khoảng 42,36% tập trung vào hệ thống đường xã, đường thôn xóm.

Biểu đồ 1. 3 Đường GTNT tỉnh Bình Thuận phân theo kết cấu mặt - Phương tiện vận tải trên đường GTNT: theo số liệu khảo sát, phương tiện ô tô vận tải hàng hóa trên đường GTNT có tải trọng phổ biến dưới 10 tấn, một số trục đường huyện chính, quan trọng có các loại xe có tải trọng trên 10 tấn lưu thông, các tuyến đường huyện tải trọng xe đến 10 tấn, còn lại các trục đường xã trở xuống đa số là các xe có tải trọng thấp từ 5 tấn trở xuống, đối với vận tải hành khách khu vực nông thôn thường xử dụng các xe có sức chứa dưới 24 chỗ ngồi.

Ngoài ra trên một số trục đường xã, đường thôn xóm có sự hoạt động của một số loại phương tiện phục vụ nông nghiệp như công nông, máy cày, tuy nhiên số lƣợng này không nhiều và hoạt động chủ yếu theo mùa.

- Nguồn lực đầu tư phát triển GTNT: Chủ trương chung phát triển hệ thống giao thông nông thôn là nhà nước và nhân dân cùng làm, các trục đường chính, quan trọng (đường huyện, đường xã chính) nhà nước đầu tư 100%, các trục đường xã, trục đường thôn, xóm nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí (có thể bằng tiền, vật liệu (chủ yếu là xi măng), nhân dân và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn phối hợp thực hiện (bằng tiền, công lao động, đất...).

- Đánh giá chung:

+ Hệ thống đường GTNT chiếm tỉ lệ lớn so với hệ thống đường bộ quốc gia

(khoảng 80% tổng chiều dài đường bộ) cũng như của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ (khoảng 82,10% chiều dài đường bộ khu vực) và tỉnh Bình Thuận (khoảng 77,23% chiều dài đường bộ của tỉnh). Như vậy, hệ thống đường GTNT là tài sản lớn cần đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng, bảo trì phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống người dân khu vực nông thôn.

+ Cấp kĩ thuật của đường GTNT tương đối đa dạng, ngoài cấp A, B theo Tiêu chuẩn TCVN10380:2014 (tiêu chuẩn riêng cho đường GTNT), đường GTNT hiện nay có nhiều đường đạt cấp kĩ thuật VI, V, IV theo tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô (TCVN 4054:2005), tỉ lệ này chiếm đến 58,79% đối với hệ thống đường GTNT trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Điều này cho thấy xu hướng đường GTNT ngày càng tiếp cận với tiêu chuẩn đường ô tô, đặc biệt đối với các trục đường huyện, đảm bảo cho các loại phương tiện có trọng tải lớn lưu thông. Đối với các đường có cấp kỹ thuật từ cấp VI trở lên có thể đáp ứng được yêu cầu tải trọng đối với các xe tải đến 10 tấn lưu thông, thậm chí là các xe có tải trọng trên 10 tấn, phù hợp với xu thế chung khi khu vực và tỉnh có chủ trương hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn, có nhiều đầu mối thu gom, phân phát hàng nông sản phục vụ các loại phương tiện xe tải có tải trọng lớn. Như vậy, việc nghiên cứu tính toán kết cấu đường GTNT không đơn thuần gói gọn trong phạm vi đối với đường loại A, B theo TCVN10380:2014 [8], mà cần thiết xem xét nghiên cứu tính toán đường GTNT như đối với đường ô tô thông thường với cấp hạng kĩ thuật có thể từ cấp VI đến cấp IV theo tiêu chuẩn TCVN 4054:2005 [25], phục vụ các loại xe tải có tải trọng đến 10 tấn hoặc lớn hơn.

+ Tỉ lệ cứng hóa đường GTNT cũng ngày càng được cải thiện, tuy nhiên vẫn chưa được cao, tỉ lệ cứng hóa đường GTNT cả nước đạt khoảng 48,41%, cao hơn ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ (khoảng 60%) và trên địa bàn tỉnh Bình Thuận (khoảng 57,64%). Hiện nay, đường GTNT được cứng hóa chủ yếu bằng các loại kết cấu thông dụng nhƣ bê tông nhựa, láng nhựa và bê tông xi măng, tuy nhiên phổ biến nhất là kết cấu mặt đường BTXM chiếm khoảng 17,87% đối với GTNT cả nước và đến 31,31% đối với GTNT trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Như vậy, việc nghiên cứu các loại vật liệu khác dùng cho đường GTNT chưa được nghiên cứu nhiều trên toàn quốc cũng nhƣ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, điều này

khuyến khích mở ra các hướng nghiên cứu mới về các loại vật liệu địa phương dùng cho đường GTNT vừa đảm bảo các yếu tố kinh tế - xã hội vừa đáp ứng theo chủ trương trong Chiến lược phát triển GTNT quốc gia, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là tận dụng vật liệu địa phương, nhân lực địa phương, đảm bảo các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu sử dụng cát đỏ bình thuận và tro bay nhiệt điện vĩnh tân làm móng và mặt đường giao thông (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)