C. Ngô Tất Tố D. Thanh Tịnh
5. Em hãy viết thuyết minh, giới thiệu về một món ăn dân tộc
- HS viết bài.
- Gọi HS trình bày.
- Thảo luận lớp:
+ Ưu điểm
+ Nhược điểm trong bài làm của bạn.
=> Rút kinh nghiệm cho bài viết của mình.
- GV nhận xét, chốt lại kĩ năng làm bài, cho điểm 1 số bài.
* HDVN:
- Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm.
- Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./.
--- ---
ôn tập Tuần 13
* Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần.
- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.
- GD ý thức hoc tập bộ môn.
A. Nội dung ôn tập:
I. Phần văn:
HD HS ôn tập về vb Bài toán dân số:
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
* Tác giả: Thái An – Báo GD&TĐ Chủ nhật số 28-1995.
* Giá trị về nội dung & NT:
- Đất đai không sinh thêm, con người lại ngày càng nhiều lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình. Từ câu chuyện một bài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đã đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngại của hế giới, nhất là ở các nước chậm phát triển.
HD HS ôn tập về vb Chương trình địa phương (phần văn):
II. Phần Tiếng Việt:
- HD hs ôn tập về Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm:
+ GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. HS # nhận xét, bổ sung.
+ VG chốt lại kiến thức cơ bản:
- Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).
- Dấu hai chấm dùng để:
+ Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
+ Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).
III Phần TLV:
- HD hs ôn tập về Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh:
+ + GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. HS # nhận xét, bổ sung.
+ VG chốt lại kiến thức cơ bản:
- Đề văn thuyết minh nêu các đối tượng để người làm bài trình bày tri thức về chúng.
- Để làm bài văn thuyết minh, cần tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh, xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng đó, sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp, ngôn từ chính xác, dễ hiểu.
- Bố cục bài văn thuếyt minh thường có 3 phần:
+ Mở bài: giới thiệu đối tượng thuyết minh.
+ Thân bài: trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích,...của đối tượng.
+ Kết bài: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng.
B. Luyện tập:
HD HS làm các bài tập:
I. BTTN:
1. Bài 13 (Trang ....) - HS tự làm. (kẻ bảng theo mẫu).
- GV HD HS tìm đáp án đúng.
- HS đổi vở.
- - GV gọi HS chữa bài, HS chấm chéo bài của bạn.
- Tổng hợp số điểm đạt được /điểm tối đa.
- Tuyên dương, phê bình kịp thời.
Câu Chọn đáp
án
Đáp án đúng
Điểm
Điểm tối đa:...Điểm đạt được:...
Điểm trình
bày:...
...
II. BTTL:
- GV HD HS làm BT.
1. Hãy giới thiệu về một nhà thơ, nhà văn của quê hương em hoặc nơi gia đình em đang sống.
- VD:
+ Nhà thơ Trần Đăng Khoa và tập thơ: góc sân và khoảng trời.
+ Tác giả Nguyễn Ngọc Minh và tập thơ: Hương đời.
(Bài giới thiệu của Nguyễn Việt Nga – Nhà văn – Hội VHNT HD.
Bài giới thiệu của Thạc Sĩ Nguyễn Thanh Lý – Phó hiệu trưởng trường CĐSP Hải Dương)
2. Sưu tầm và chép lại một bài thơ, một bài văn viết về quê hương mà em thấy hay và gợi cho em nhiều suy nghĩ và tình cảm của những người con xa quê.
3. Em hãy đặt đề văn cho đoạn văn sau đây:
a. Đền Ngọc Sơn
ở HN có cảnh đẹp là đền Ngọc Sơn ở giữa hồ Hoàn Kiếm.
Đền này làm từ đời nhà Hậu Lê, trên 1 cái gò nổi lên ở giữa hồ.
Người đi lại phải qua 1 cái cầu bằng gỗ. ậ ngoài đường đi vào, về bên trtái có 1 cái núi đá, người ta đắp lên, và có xây một cái tháp vuông, ở trên ngọn có cái ngòi bút đề là “Bút Tháp”. Vào đến gần cầu, ở trên là cái của tò vò có cái nghiên bút, đề là
“Nghiên Đài”. Vì đền Ngọc Sơn thờ Văn Xương Đế Quân là 1 vị thần coi về việc vh, cho nên mới xây những nghiên bút như thế.
Trước của đền có cái nhà thuỷ tạ gọi là “Trấn Ba Đình”, giữa có dựng cái bia đá để ghi sự tích cái đền ấy. Đến mùa nóng nực, người ta hay ra đấy hóng mát và ngắm phong cảnh, thật là có bề thanh thú lắm.”
4. Giới thiệu một di tích lịch sử hoặc một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của quê hương em.
- HS làm bài.
- Gọi HS trình bày.
- Thảo luận lớp:
+ Ưu điểm
+ Nhược điểm trong bài làm của bạn.
=> Rút kinh nghiệm cho bài viết của mình.
- GV nhận xét, chốt lại kĩ năng làm bài, cho điểm 1 số bài.
* HDVN:
- Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm.
- Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./.
--- ---
ôn tập Tuần 14
* Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần.
- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.
- GD ý thức hoc tập bộ môn.
A. Nội dung ôn tập:
I. Phần Tiếng Việt:
- HD hs ôn tập về Dấu ngoặc kép:
+ GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. HS # nhận xét, bổ sung.
+ VG chốt lại kiến thức cơ bản:
- Dấu ngoặc kép dùng để:
+ Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
+ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hau có hàm ý mỉa mai.
+ Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.
III Phần TLV:
- HD hs ôn tập về Luyện nói: thuyết minh một thứ đồ dùng.
B. Luyện tập:
HD HS làm các bài tập:
I. BTTN: