Một chữ “xin” rất chân thành, như thiết tha, nài nỉ

Một phần của tài liệu Giao an day chieu Ngu van 8 (Trang 49 - 52)

Cung quế đã ai ngồi đó chửa?

Cành đa xin chị nhắc lên chơi.

Hai câu thực đã làm rõ đề bài Muốn làm thằng Cuội ở nơi cung trăng, cung quế. Câu hỏi tu từ gợi nhiều man mác bâng khuâng. “Cành đa” đã trở thành cái mộng thoát li. Mộng vì chán đời, ngán đời.

3. Có lên đươc cung quế mới đỡ tủi, mới thoả thích, “thế mới vui”. Có chị Hằng làm bầu bạn. Có gió, có mây cùng chơi vơi. Điệp ngữ: (có, cùng) và phép đối được vận dụng sáng tạo, có cả tiểu đối và bình đối. Cách ngắt nhị 2/2/3 tạo nên giọng thơ nhún nhảy, lâng lâng. Thấm đẫm vần thơ là chất phong tình lãng mạn, đọc lên nghe rất thú vị:

Có bầu có bạn can chi tủi

Cùng gió, cùng mây thế mới vui.

Đúng như nhà phê bình vh Lê Thanh trong cuốn Tản Đà thi sĩ 91939) đã nhận xét: “Thơ của ông là chất thơ trong như lọc với những cảnh tượng không rõ rệt, những hình ảnh mờ mờ, ông vẽ những bức tranh tuyệt bút; với những tư tưởng lâng lâng, với những cảm giác mơ mộng, ông làm nên những câu thơ tuyệt mĩ...”

4. Cái ngông, cái phong tình của thi sĩ đã dâng lên cực điểm. Đêm rằm tháng tám là đêm trung thu đẹp nhất. Chẳng còn buồn vì cô đơn nữa, thi sĩ được cùng chị Hằng ‘tựa nhau trông xuống thế gian cười”. Cái cử chỉ “tựa nhau’ và nụ cười ấy cũng là 1 giấc mộng đẹp. Thơáng 1 chút mỉa mai (cho trần thế) nhưng đầy thú vị vì được thoát li, được thoả thích nơi cung quế:

Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám

Tựa nhau trông xuống thế gian cười.

Cái kết thoát li. Một cách nói phong tinh, tài hoa. Có đọc bài thơ Hầu trời mới thấy được, cảm được cái hay, cái thú vị của bài Muốn làm thằng Cuội.

*Kết bài:

- Muốn làm thằng Cuội là 1 bài thơ có thi đề độc đáo, thú vị.

Giọng thơ nhẹ nhàng, thanh thoát, chơi vơi. trí tưởng tượng phong phú, kì diệu, chất mộng ảo, sắc màu lãng mạn thẫm đẫm bài thơ.

- Tuy nói đến buồn , nói đến chán, có nói đến thoát li, có thấm vị phong tình...nhưng toàn bài thơ toát lên 1 tinh thần phủ định thực tại xh thực dân nửa pk xấu xa, khao khát được sống trong sạch hơn, thanh cao hơn của phẩm chất con người.

- HS làm bài.

- Gọi HS trình bày.

- Thảo luận lớp:

+ Ưu điểm

+ Nhược điểm trong bài làm của bạn.

=> Rút kinh nghiệm cho bài viết của mình.

- GV nhận xét, chốt lại kĩ năng làm bài, cho điểm 1 số bài.

2.

a. Tìm 2 từ vừa có nghĩa rộng, vừa có nghĩa hẹp.

VD: thực vât > câu ăn quả > cây cam, cây bưởi...

b. Tìm các từ thuộc trường từ vựng về đồ dùng học tập.

VD: sách, vở, bút, phấn ...

c. Đặt 2 câu sử dụng trợ từ, thán từ, 2 câu có sd tình thái từ.

- Ô hay, chính tôi nhìn thấy nó làm việc đó cơ mà! (Ô hay:

thán từ; chính: trợ từ).

- Con học bài đi nhé! (tình thái từ cầu khiến).

d. Tìm 1 số VD về nói quá, nói giảm, nói tránh trong thơ văn.

VD: Con giận bằng con ba ba

Đêm nămg nó ngáy cả nhà thất kinh.

- Bà về năm ấy làng treo lưới.

e. Đặt 2 câu có sd từ tượng hình, 2 câu có sd từ tượng thanh.

VD: - Em bé đang chập chững bước đi.

- Bà tôi đang lúi húi dọn vườn.

3. Thuyết minh về đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

* HDVN:

- Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm.

- Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./.

--- ---

ôn tập Tuần 17

* Mục đích yêu cầu:

- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần.

- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.

- GD ý thức hoc tập bộ môn.

A. Nội dung ôn tập:

I. Phần văn:

HD HS ôn tập về vb Hai chữ nước nhà - GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.

- HS # nhận xét, bổ sung.

- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.

* Tác giả: Trần Tuấn Khải (1895 – 1983) – bút hiệu á Nam – Nam Định.

* Giá trị về nội dung & NT:

- “Hai chữ nước nhà” là bài thơ mở đầu tập “Bút quan hoài I” 1924, lấy đề tài lịch sử thời quân Minh xâm lược nước ta:

Nguyễn Phi Khanh (cha Nguyễn Trãi) bị giặc bắt đem sang TQ, Nguyễn Trãi đi theo nhưng đến biên giới phía Bắc, Nguyễn Phi Khanh đã khuyên con nên quay trở về để lo tính việc trả thù nhà, đền nợ nước. á Nam đã mượn lời người cha dặn dò con để gửi gắm tâm sự yêu nước của mình. Đoạn trích là phần mở đầu của bài thơ.

- Qua đoạn trích, á Nam TTK đã bộc lộ cảm xúc của mình và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào. Tình càm sâu đậm, mãnh liệt đối với nước nhà, sự lựa chọn thể thơ thích hợp và giọng điệu trữ tình thống thiết của tác giả đã tạo nên giá trị của đoạn trích.

- Tập làm thơ 7 chữ.

B. Luyện tập:

HD HS làm các bài tập:

I. BTTN:

Một phần của tài liệu Giao an day chieu Ngu van 8 (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w