Vtrò,Vtrí,
ytố - MT, TS, NL chiếm một tỉ lệ nhỏ và được sử dụng hợp lí. Tất cả nhằm làm nổi bật đối tượng cần TM.
B. Luyện tập:
HD HS làm các bài tập:
- GV HD HS làm BT.
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
I. BTTN: Bài 21 (133):
- HS tự làm. (kẻ bảng theo mẫu).
- GV HD HS tìm đáp án đúng.
- HS đổi vở.
- GV gọi HS chữa bài, HS chấm chéo bài của bạn.
- Tổng hợp số điểm đạt được / điểm tối đa.
- Tuyên dương, phê bình kịp
Câu Chọn đáp
án
Đáp án đúng
Điểm
Điểm tối đa:...Điểm đạt được:...
Điểm trình
bày:...
thời. ...
II. BTTL:
* Phân tích và PBCN của em về bài thơ “Đi đường” của HCM.
Dàn ý 1. MB:
- Giới thiệu khái quát về tập thơ NKTT và bài thơ Đi đường.
2. TB: Phân tích từng câu:
- Câu thơ mở đầu nêu lên 1 kinh nghiệm, 1 chiêm nghiệm sống ở đời, đó là chuyện đi đường và bài học đi đường khó. Con đường ở đây là con đường c/m vô cùng gian khổ, nguy hiểm:
Là gươm kề tận cổ, súng kề tai Là thân sống chỉ coi còn 1 nửa
(Trăng trối – Tố Hữu)
H/a con đường được miêu tả bằng điệp ngữ trùng san đã làm nổi bật cái khó khăn, thử thách chồng chất, người đi đường luôn luôn đối diện với bao gian khổ.
Hai câu thơ đầu về mặt văn chương chữ nghĩa thì không có gì mới. ý niệm hành lộ nan đã xuất hiện trong cổ văn hơn nghìn năm về trước. Thế nhưng vần thơ HCM hay và sâu sắc ở tính nghiệm sinh; nó cho thấy trải nghiệm của 1 con người “Ba mươi năm ấy chân không nghỉ” (Tố Hữu), để tìm đường cứu nước. Con đường mà người c/s ấy đã vượt qua đâu chỉ có “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng” mà còn đầy phong ba bão táp, trải dài rộng khắp 4 biển năm châu:
Đời bồi tàu lênh đênh sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi Những đất tự do, những trời nô lệ
Những con đường c/m đang tìm đi…
(Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên)
Hai câu thơ cuối cấu trúc theo quan hệ điều kiện – hệ quả.
Khi đã chiếm lĩnh được đỉnh cao chót vót (cao phong hậu) thì muôn dặm nước non (vạn lí dư đồ) thu cả vào trong tầm mắt:
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non
Muốn vượt qua các lớp núi lên đỉnh cao chót vót thì phải có quết tâm và nghị lực lớn. Chỉ có thế mới giành được thắng lợi vẻ vang, thu được kết quả tốt đẹp. Câu thơ hàm chứa bài học quyết tâm vượt khó, nêu cao ý chí và nghị lực trong c/s để giành thắng lợi. Bài học Đi đường thật là vô giá đối với bất kì ai ở bất kì thời đại nào.
3. Kết bài: Khái quát giá trị của bài thơ hoặc đề tài mở rộng.
NKTT có rất nhiều bài thơ viết về đề tài đi đường như “Thế lộ nan”, “Tẩu lộ”, Lộ thượng”… Đó là những vần thơ giàu trí tuệ, mang ý nghĩa triết lí, được đúc kết từ máu và nước mắt:
- Núi cao gặp hổ mà vô sự
Đường phẳng gặp người bị tống lao - Xử thế từ xưa không phải dễ
Mà nay, xử thế khó khăn hơn.
( Đường đời hiểm trở) + HS thảo luận nhóm và trình bày dàn ý.
+ HS viết bài, trình bày, nhận xét bài của bạn.
+ Giáo viên nhận xét bổ sung, rút kinh nghiệm cho HS về phương pháp làm bài.
* HDVN:
- Học thuộc lòng và đọc diễn cảm 2 bài thơ.
- Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm.
- Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./.
ôn tập Tuần 23
* Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần.
- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.
- GD ý thức hoc tập bộ môn.
A. Nội dung ôn tập:
I. Phần Văn:
HD HS ôn tập về vb Chiếu dời đô:
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
a. Tác giả: Lý Công Uốn (974-1028) – tức Lý Thái Tổ, người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang – Nay là xã Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc Ninh. Thuở nhỏ ông được học chữ, học võ nghệ ở các chùa nổi tiếng vùng Kinh Bắc. Sau đó ông trở thành võ tướng của triều Lê, từng lập được nhiều chiến công, làm đến chức Tả thận vệ Điện tiền chỉ huy sứ. Ông là người tài trí, đức độ, kín đáo, nhiều uy vọng, được quân sĩ và tầng lớp sư sãi tín phục.
Năm 1009, Lê Ngoạ Triều chết, ông được quần thần và nhiều vị Thiền sư ủng hộ, tôn lên làm vua, mở đầu triều đại nhà Lý (1009-1225)
b. Tác phẩm:
*Chiếu: là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho thần dân biết về 1 chủ trương lớn, chính sách lớn của nhà vua và triều đình. Chiếu có ngôn từ trang trọng, tôn nghiêm, được viết bằng thể văn xuôi cổ, thường có đối và có vần (văn biền ngẫu).
* Chiếu dời đô (viết bằng chữ Hán – Bản dịch của Nguyễn Đức Vân):
Năm 1010, Lý Công Uốn – tức vua Lý Thái Tổ, viết Thiên đô chiếu trong h/c đất nước thái bình thể hiên mong muốn dời đô từ Hoa Lư – Ninh Bình ra thành Đại La rộng lớn, thuận tiện cho việc mở mang và củng cố, bảo vệ đất nước, sau đổi tên là Thăng Long.
Chiếu dời đô là 1 văn kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn. Nó đánh dấu sự vươn dậy, ý chí tự cường của dt ta. Nó thể hiện sự lớn mạnh của đất nước ta, nhân dân ta trên con đượng xây dựng 1 chế độ phong kiến tập quyền hùng mạnh để bảo vệ nền độc lập, tự chủ của Đại Việt. Nó mở ra 1 kỉ nguyên mới, kỉ nguyên Thăng Long huy hoàng.
Tuy là 1 bài chiếu có ý nghĩa ban bố mệnh lệnh nhưng Chiếu dời đô lại có sức thuyết phục bởi nó hợp với lẽ trời, lòng dân. Tác giả đã sử dụng 1 hệ thống lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc bén, giọng điệu mạnh mẽ, khoẻ khắn để thuyết phục dân chúng tin và ủng hộ kế hoạch dời đô của mình.
II. Phần Tiếng Việt:
HD HS ôn tập về vb Câu trần thuật, câu phủ định:
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
* Câu trần thuật:
+ Là loại câu dùng chủ yếu để nhận diện sự vật, cảnh vật…
qua miêu tả, kể, nhận xét…Cảm xúc trong câu trần thuật luôn luôn chan hoà vào sự vật, cảnh vật
+ Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm.
* Câu phủ định:
- Là loại câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chưa, không phải(là), chẳng phải(là), chẳng có, đâu có(là), có…
đâu, đâo có…và dùng để:
+ Bác bỏ 1 ý kiến, 1 hành động, 1 nhận định…
+ Thông báo, bày tỏ, xác nhận là không có sự vật, sự việc…
đó.
+ Bày tỏ sự ngờ vực, băn khoăn.
B. Luyện tập:
HD HS làm các bài tập:
- GV HD HS làm BT.
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
I. BTTN: Bài 22 (140):
- HS tự làm. (kẻ bảng theo mẫu).
- GV HD HS tìm đáp án đúng.
- HS đổi vở.
- GV gọi HS chữa bài, HS chấm chéo bài của bạn.
- Tổng hợp số điểm đạt được / điểm tối đa.
- Tuyên dương, phê bình kịp thời.
Câu Chọn đáp
án
Đáp án đúng
Điểm
Điểm tối đa:...Điểm đạt được:...
Điểm trình
bày:...
...
II. BTTL:
1. Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 10 câu về đề tài học tập, trong đó có sử dụng câu trần thuật và câu phủ định.
+ HS viết bài, trình bày, nhận xét bài của bạn.
+ Giáo viên nhận xét bổ sung, rút kinh nghiệm cho HS.
2. Phân tích tư tưởng yêu nước trong bài “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn.
Dàn ý:
A. Mở bài:
+ Gới thiệu bài “Chiếu dời đô” của LTT.
+ Khẳng định bài chiếu là 1 bài văn sáng ngời tư tưởng yêu nước.
B. Thân bài: Biểu hiện của tư tưởng yêu nước trong bài chiếu: