HD HS : Ôn tập về luận điểm; Viết đoạn văn trình bày luận điểm:
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
1. Ôn tập về luận điểm:
- Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết (nói) nêu ra ở trong bài.
- Luận điểm cần phải c’x’, rõ ràng, phù hợp với y/c giải quyết vđ và đủ để làm sáng tỏ vđ được đặt ra.
- Trong bài văn nghị luận, luận điểm là 1 hệ thống: Có luận điểm chính (dùng làm KL của bài, là cái đích của bài viết),
có luận điểm phụ (dùng làm luận điểm xuất phát hay lđ mở rộng).
- Các luận điểm trong 1 bài văn vừa cần liên kết chặt chẽ, lại vừa cần có sự phân biệt với nhau; Các luận điểm cần được sắp xếp theo 1 trình tự hợp lí: Luận điểm trước chuẩn bị cơ sở cho luận điểm, luận điểm nêu sau đẫn đến luận điểm KL.
2. Viết đoạn văn trình bày luận điểm:
- Khi trình bày luận điểm trong bài văn NL cần chú ý:
+ Thể hiện rõ ràng, cx nd của luận điểm trong câu chủ đề.
Câu chủ đề thường đc đặt ở vị trí đầu tiên (đối với đoạn diễn dịch) hoặc đặt ở cuối đoạn (đoạn quy nạp).
+ Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo 1 trật tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm.
+ Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn để sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục.
B. Luyện tập:
HD HS làm các bài tập:
- GV HD HS làm BT.
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
I. BTTN: Bài 25 (…):
- HS tự làm. (kẻ bảng theo mẫu).
- GV HD HS tìm đáp án đúng.
- HS đổi vở.
- GV gọi HS chữa bài, HS chấm chéo bài của bạn.
- Tổng hợp số điểm đạt được / điểm tối đa.
- Tuyên dương, phê bình kịp thời.
Câu Chọn đáp
án
Đáp án đúng
Điểm
Điểm tối đa:...Điểm đạt được:...
Điểm trình
bày:...
...
II. BTTL:
1. Đọc đoạn văn sau:
“Nhân nghĩa là đạo lí, là tình thương giữa con người với nhau. Nhân nghĩa là 1 khái niệm đạo đức của Nho gia. Chữ nhân vốn có nd rất rộng. Hạt nhân của chữ nhân là chỉ sự tương thân tương ái giữa con người với nhau. Chữ nhân của Nho gia thể hiện khuynh hướng trọng dân, nghĩa là đối với dân phải khoan dung, nhân ái. Nghĩa là hợp với lẽ phải, với đạo lí. Nghĩa theo tư tưởng tích cực của Nho gia là lấy lợi ích của nhân dân, của đan tộc làm gốc.”
2. Tìm luận điểm của đoạn văn?
- Nhân nghĩa là đạo lí, là tình thương giữa con người với nhau.
3. Đoạn văn được trình bày theo cách nào?
- Đoạn diễn dịch.
4. Hãy chuyển thành đoạn quy nạp?
- Gợi ý: Chuyển câu chủ đề xuống cuối đoạn.
5. Viết đoạn văn trình bày luận điểm sau: Học để ngày mai lập nghiệp.
- Gợi ý: Tìm luận cứ: + Mục đích của việc học.
+ Để đạt được mục đích đó, cần học như thế nào?
- GV HD HS làm BT.
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
* HDVN:
- Học thuộc lòng và đọc diễn cảm 1 doạn trong văn bản.
- Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm.
- Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./.
ôn tập Tuần 27
* Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần.
- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.
- GD ý thức hoc tập bộ môn.
A. Nội dung ôn tập:
I. Phần Văn:
HD HS ôn tập về vb : Thuế máu:
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
a. Tác giả:
- Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Nguyễn ái Quốc sống và hoạt động ở Pari – thủ đô nước Pháp.
b. Tác phẩm:
- XB 1925 bằng tiếng Pháp.
- TP gồm 12 chương và phần phụ lục “Gửi thanh niên”.
- TP vạch trần bộ mặt xảo quyệt của bọn thực dân được che đậy bằng những mĩ từ khai hoá, văn minh, công lí… Thực chất chúng đã áp bức, bóc lột nhân dân ta đến tận xương tuỷ, đầu độc dân ta bằng thuốc phiện, rượu cồn vô cùng dã man. TP chính luận này có giá trị lớn, đóng góp về nhiều mặt: chính trị, sử học, văn học.
II. Phần Tiếng Việt:
HD HS : Ôn tập về Hội thoại:
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
* Vai XH là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. Vai XH được x/đ bằng các quan hệ xã hội:
+ Quan hệ trên – dưới hay ngang bằng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gđ và xã hội);
+ Quan hệ thân – sơ (theo mức độ quen biết, thân tình).
* Vì quan hệ XH vốn rất đa dạng nên vai XH của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần x/đ đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.