Phương pháp lấy mẫu thuận tiện bằng kỹ thuật quả cầu tuyết thông qua mạng xã hội chưa được nghiên cứu thực nghiệm, cũng như nhược điểm của phương pháp lấy mẫu thuận tiện, kết quả bảng hỏi có thể bị sai lệch do đối tượng khảo sát nhấn chọn nhầm, những ảnh hưởng ngoài tầm kiểm soát của nhà nghiên cứu, dẫn đến mẫu được chọn không đại diện cho tổng thể, tức không đủ để khái quát cho hành vi mua sản phẩm F&B có BB TTMT của người Việt Nam.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đến quyết định mua hàng nói chung, hay QĐM sản phẩm F&B có BB TTMT nói riêng (theo lý thuyết TRA, RAA, mô hình mua hàng EKB). Đề tài nghiên cứu chỉ chọn một số yếu tố mà tác giả quan tâm (i) “Yếu tố trực quan bao bì”; (ii) “Yếu tố thông tin trên bao bì”; (iii) “Thái độ đối với hành vi”; (iv)
“Nhận thức kiểm soát đối với hành vi”; (v) “Lòng trung thành thương hiệu” để nghiên cứu do vậy kết quả nghiên cứu có phần hạn chế, chưa thể hiện đầy đủ. Đặc biệt, với các sản phẩm F&B có BB TTMT nói riêng hay sản phẩm tiêu dùng nhanh nói chung, quyết định mua hàng của người tiêu dùng có thể ảnh hưởng bởi yếu tố thời gian ra quyết định mua hàng. Cùng với sự đa dạng các sản phẩm, thiết kế ấn tượng, yếu tố thời gian có thể ảnh hưởng đến nhận định của người tiêu dùng về yếu tố thông tin trên bao bì.
Bao bì F&B vô cùng đa dạng và có những kỹ thuật sản xuất riêng, cụ thể hơn bao bì F&B thân thiện với môi trường cũng như vậy. Mức độ kiến thức của NTD Việt Nam
về khái niệm bao bì F&B TTMT là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả của nghiên cứu này. Tuy nhiên hiện chưa có kết quả nghiên cứu cụ thể nào cho vấn đề này, do vậy dữ liệu thu thập có thể bị sai lệch đã đến kết quả nghiên cứu chưa đại diện cho tổng thể.
Thời gian nghiên cứu có giới hạn, do vậy tác giả thiếu sự tìm hiểu kỹ về những quy định cũng như định hướng phát triển BB TTMT của các quốc gia phát triển trên thế giới, cũng như các tổ chức úy tín có liên quan do vậy phần gợi ý giải pháp có phần hạn chế, thiếu tầm nhìn cho sự phát triển trong tương lai.
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo
Từ hạn chế của phương pháp chọn mẫu, hướng nghiên cứu tiếp theo có thể chuyển sang phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để dữ liệu cho phép phân tích thống kê tốt hơn và từ đó có thể xác minh lại kết quả của nghiên cứu này.
Trong tương lai, cần có một nghiên cứu đo lượng mức độ kiến thức của NTD Việt Nam về bao bì nói chung và bao bì thực phẩm đồ uống TTMT nói riêng để có thể đưa ra giải pháp cụ thể hơn cho vấn đề môi trường do bao bì mang lại.
Lĩnh vực bao bì F&B vốn đã đa dạng, hiện chúng còn đang không ngừng phát triển (vật liệu cũng như kỹ thuật sản xuất), và các yêu cầu để bao bì thực hiện đầy đủ năm (05) chức năng của nó ngày càng cao, bên cạnh đó yêu cầu hiệu quả về mặt lợi ích và chi phí là không thể thiếu. Để các nghiên cứu về hành vi NTD liên quan bao bì thực phẩm, BB TTMT hiệu quả và có tính khả thi thì cần những nghiên cứu cụ thể hơn cho các loại bao bì khác nhau cho các SP khác nhau. Cùng là thực phẩm, nhưng trái cây tươi và sữa thì có thể NTD có những hành vi tiêu dùng liên quan đến bao bì của chúng khác nhau.
Kết luận chương 5
Chương này diễn giải kết quả phân tích chương ở phần kết luận, Yếu tố “Lòng trung thành thương hiệu” và “Yếu tố trực quan bao bì” được nhiều nghiên cứu khẳng định có tác động đến QĐM sản phẩm F&B có BB TTMT của NTD (như các nghiên cứu đã trình bày ở 2.3), tuy nhiên trong nghiên cứu này của tác giả, các yếu tố này không có
quan hệ tuyến tính đến QĐM sản phẩm F&B của NTD. Thay vào đó, QĐM sản phẩm F&B có BB TTMT của họ sẽ bị chi phối bởi: (i) PBC “Nhận thức kiểm soát đối với hành vi”; (ii) ATTITUDE “Thái độ đối với hành vi”; (iii) INFO “Yếu tố thông tin trên bao bì”. Chương này cũng giải quyết mục tiêu nghiên cứu về hàm ý quản trị tương ứng cho các yếu tố có quan hệ tuyến tính với QĐM sản phẩm F&B có BB TTMT của NTD. Các giải pháp đưa ra dựa trên cơ sở mô hình hành vi được nêu ở phần lý thuyết và nội dung kết luận. Chương cũng đã nêu một số hạn chế của đề tài nghiên cứu về: Phương pháp chọn mẫu thuận tiện, tác tả chỉ chọn một số yếu tố quan tâm trong khi có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của NTD, hạn chế về kiến thức của đối tượng khảo sát và thời gian nghiên cứu. Từ những hạn chế này, tác giả đã trình bày một số hướng nghiên cứu sâu tiếp theo bằng cách thay đổi Phương pháp chọn mẫu, hoặc một nghiên cứu về kiến thức của NTD về BB TTMT hay một nghiên cứu cụ thể về QĐM cho các loại BB TTMT cụ thể.