Chỉ số lạm phát

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế nghiên cứu tác động của lãi suất, lạm phát và tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam​ (Trang 52 - 55)

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Tổng quan tình hình xuất khẩu gạo và biến động của chỉ số lạm phát, tỷ giá hối đoái và lãi suất trong giai đoạn từ tháng 1/2008 -3/2019

4.1.2. Chỉ số lạm phát

Nhìn chung, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân từ 2008 đến quý 1/2019 có sự biến động lớn trong giai đoạn đầu của thời kỳ. Trong đó, sự tăng mạnh của chỉ số lạm phát năm 2008 được nhìn nhận là do tác động của cuộc khủng hoảng. Còn đối với trường hợp tăng trong năm 2011 vượt chỉ tiêu do chính phủ đề ra, các nguyên nhân có thể kể đến là: tỷ giá tăng vào những tháng cuối năm liên tục kéo theo giá cả nguyên liệu đầu vào tăng, đẩy chỉ số giá tiêu dùng năm lên cao; số ngày nghỉ tết nguyên đán kéo dài làm tăng nhu cầu tiêu dùng gây tác động đẩy giá. Từ 2012, chỉ số lạm phát được kiềm chế thấp hơn, mở đầu cho giai đoạn đi vào ổn định về sau.

52%

22%

1%

13%

12%

Các mặt hàng khác Điện thoại các loại và linh kiện Gạo Hàng dệt may Máy vi tính và linh kiện

Đồ thị 4.4. Mức biến động trung bình của chỉ số lạm phát từ 2008-2019.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của NHNN Chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, chỉ số giá tiêu dùng năm 2008 tăng khá cao, đặc biệt là vào 6 tháng đầu năm, sau đó giá cả hàng hóa bắt đầu hạ nhiệt dần, có sự giảm nhẹ vào những tháng cuối năm và giữ ổn định trong trong suốt 11 tháng tiếp theo năm 2009. Tuy nhiên, tháng 12/2009 có dấu hiệu tăng nhẹ trở lại.

Đồ thị 4.5. Sự biến động chỉ số lạm phát theo tháng 2008-2009.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của NHNN

1.54%

0.53%

0.93%

1.40%

0.64%

0.49%

0.24% 0.24%

0.39%

0.21%

0.34%

0.23%

0.20%

0.40%

0.60%

0.80%

1.00%

1.20%

1.40%

1.60%

2006 2008 2010 2012 2014 2016 2018 2020

-1.00%

0.00%

1.00%

2.00%

3.00%

4.00%

Với những cố gắng kiềm chế lạm phát CPI năm 2010 duy trì ở mức ổn định trong khoảng thời gian giữa năm, nhưng bắt đầu tăng và đạt đỉnh vào tháng 12. Chỉ số này tiếp tục tăng làm cho CPI bình quân năm 2011 chỉ còn kém thời điểm năm 2008 0.14%, tạo ra thách thức lớn cho các nhà hoạch định chính sách. Thật đáng buồn khi lạm phát tăng nhưng chỉ số sản xuất và GDP lại đi xuống. Nhiều chuyên gia còn cho rằng đây còn là khoảng thời gian khó khăn hơn năm 2008. Thậm chí, ông Nguyễn Sinh Hùng- phó thủ tướng lúc này còn dùng cụm từ “tình huống cấp bách” để nói về việc này.

Đồ thị 4.6. Mức biến động của chỉ số lạm phát qua các tháng trong năm 2011.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của NHNN Bước sang năm 2012, chỉ số giá tiêu dùng bắt đầu có những tín hiệu tốt khi được kiềm chế ở mức thấp, song diễn biến khá bất thường. Đặc biệt, trong 6 tháng cuối năm, biên độ dao động của chỉ số lạm phát có lúc lên đến 1.57% (giữa tháng 9 và tháng 8).

Mặt khác, mặc dù giảm mạnh, nhưng chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam vẫn còn cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực (theo Vietstock, 2012), và nguy cơ người sản xuất có thể từ bỏ sau một thời gian thua lỗ. Điều này gây nên tâm lý lo ngại cho các nhà hoạch định chính sách về nguy cơ tăng trở lại của chỉ số giá tiêu dùng vào năm 2013.

1.74%

2.09% 2.17%

3.32%

2.21%

1.09% 1.17%

0.93% 0.82%

0.36% 0.39% 0.53%

0.30%

0.80%

1.30%

1.80%

2.30%

2.80%

3.30%

01/2011 02/2011 03/2011 04/2011 05/2011 06/2011 07/2011 08/2011 09/2011 10/2011 11/2011 12/2011

Đồ thị 4.7. Tình hình lạm phát năm 2012.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của NHNN Do những nỗ lực của chính phủ, năm 2013 có mức lạm phát thấp nhất trong vòng 10 năm liền trước đó, với mức tăng bình quân hàng tháng chỉ 0.4%. Một số nguyên nhân chủ yếu được đưa ra là giá một số mặt hàng và dịch vụ do Nhà nước quản lý được điều chỉnh theo kế hoạch và theo cơ chế thị trường (theo báo Tuổi trẻ, 2013). Bắt đầu từ năm 2014 đến nay, chỉ số lạm phát luôn được duy trì ở mức thấp, đảm bảo cho sự ổn định kinh tế vĩ mô và đời sống: chỉ số giá tiêu dùng bình quân mỗi tháng năm 2014 chỉ còn 0.14%. Nguyên nhân được đưa ra có thể kể đến việc thay đổi thói quen chi tiêu của người tiêu dùng khi không còn dồn mua sắm vào dịp Tết. Đến năm 2015 tỷ lệ lạm phát cho cả năm chỉ còn 0.6% so với năm trước đó – đây là con số thấp kỷ lục trong vòng 15 năm, đến từ ảnh hưởng của giá dầu thô thế giới có xu hướng giảm sâu. Từ năm 2016 trở về sau, chỉ số lạm phát vẫn có những biến động theo sự vận hành của thị trường, tuy nhiên, cơ chế điều hành của Chính phủ được đánh giá là khá thành công khi chỉ số lạm phát luôn được kiểm soát ở mức độ cho phép (3-5%).

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế nghiên cứu tác động của lãi suất, lạm phát và tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam​ (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)