Công tác quản lý nợ xấu của Eximbank

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam​ (Trang 25 - 33)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

2.3 Công tác quản lý nợ xấu của Eximbank

2.3.1 Kiểm tra hoạt động tín dụng trước, trong và sau khi cho vay

Để ngăn ngừa nợ xấu phát sinh, Eximbank ban hành quy trình chính sách tín dụng chặt chẽ, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay như sau:

Khi khách hàng có nhu cầu vay cán bộ tín dụng căn cứ nhu cầu vay của khách hàng, tiến hành thẩm định, xem xét hồ sơ, kết hợp với kết quả thẩm định tài sản của phòng định giá tài sản Hội sở, nhân viên thẩm định giá này độc lập với cán bộ tín dụng.

Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ cán bộ tín dụng sẽ trình mức vay của khách hàng, chuyển toàn bộ hồ sơ cho nhân viên kiểm tra soát nội bộ xem xét hồ sơ lần nữa. Sau đó cán bộ tín dụng trình Giám đốc chi nhánh phê duyệt. Bộ phận kiểm soát nội bộ đều chốt chặn nằm trực thuộc ở các đơn vị nhằm kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của các hồ sơ tín dụng mà cán bộ tín dụng trình phê duyệt.

Sau khi cho vay, cán bộ tín dụng sẽ theo dõi tình hình sử dụng vốn vay đúng mục đích của khách hàng. Cán bộ tín dụng sẽ là người quản lý trực tiếp khác hàng, khi đến hạn trả cán bộ tín dụng thông báo cho khách hàng biết. Eximbank có bộ phận thu nợ riêng, độc lập với với bộ phận tín dụng.

Ngoài ra, để hạn chế rủi ro, việc phê duyệt tín dụng sẽ được Eximbank phân cấp theo từng cấp độ quản lý và chức vụ, nếu vượt quá thẩm quyền sẽ trình cho cấp cao hơn để phê duyệt.

Phòng Giao dịch duyệt tối đa 1-2 tỷ, Chi nhánh tối đa 7 tỷ, Khu vực tối đa 10 tỷ, trường hợp còn lại chuyển hồ sơ cho Trung tâm tín dụng của hội sở ra quyết định cho vay.

2.3.2 Kiểm tra giám sát tín dụng độc lập

Phòng kiểm toán nội bộ là bộ phận độc lập với các phòng ban tín dụng, trực thuộc Hội đồng quản trị có trách nhiệm đánh giá mức độ rủi ro danh mục tín dụng và quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát hoạt động tín dụng và đề ra các biện pháp phòng ngừa. Phòng kiểm toán nội bộ tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc chuyên đề từng thời kỳ đối với từng chi nhánh.

2.3.3 Đo lường rủi ro tín dụng

Song song với Phòng kiểm toán nội bộ, Phòng Quản lý rủi ro tín dụng trực thuộc Tổng Giám đốc là phòng trực tiếp ban hành, điều chỉnh chính sách tín dụng từng thời kỳ theo định hướng chung của Ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước. Thường xuyên đánh giá phân

tích rủi ro tín dụng theo từng danh mục, từ đó đề xuất tham mưu cho Tổng Giám đốc hạn mức cho vay từng danh mục.

2.3.4 Bán các khoản nợ

Kể từ khi thành lập năm 2013 theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP, Quyết định 843/QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ và Quyết định số 1459/QĐ-NHNN ngày 27 tháng 06 năm 2013 của Thống đốc NHNN với vốn điều lệ ban đầu 500 tỷ đồng, VAMC đã giúp ích cho các ngân hàng giải quyết vấn đề về bài toán nợ xấu của mình, tổng nợ xấu mà VAMC đã mua đến thời điểm 31/12/2016 là 207,684 tỷ đồng, trong đó đã thu hồi được 12,969 tỷ đồng.

Eximbank cũng lựa chọn kênh bán nợ cho VAMC để giúp xử lý nợ xấu tại đơn vị, nâng cao năng lực tài chính của mình. Số lượng bán nợ xấu tăng dần qua các năm từ 924 tỷ đồng trong năm 2013, lên đến 7,378 tỷ đồng trong năm 2016, đưa nợ xấu của toàn hệ thống Eximbank về mức 2.95%.

Điều kiện để những khỏan nợ xấu được VAMC mua, quy định tại điều 16 Thông tư 19/2013 như sau:

“Khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua bằng trái phiếu đặc biệt khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Phạm vi các khoản nợ xấu được mua:

(i) Các khoản nợ xấu trong các hoạt động cấp tín dụng, bao gồm các khoản nợ xấu cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán và các khoản nợ xấu khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

(ii) Khoản mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường của các công ty đại chúng chưa niêm yết (sau đây gọi là trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết) do tổ chức tín dụng bán nợ mua đã quá hạn thanh toán một phần hoặc toàn bộ nợ gốc, lãi từ 90 ngày trở lên; hoặc chưa quá hạn hoặc quá hạn dưới 90 ngày nhưng doanh nghiệp phát hành trái phiếu có nợ xấu tại tổ chức tín dụng đó;

(iii) Khoản ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết, ủy thác cấp tín dụng mà tổ chức tín dụng bán nợ chịu rủi ro đã quá hạn thanh toán một phần hoặc toàn bộ nợ gốc, lãi từ 90 ngày trở lên; hoặc chưa quá hạn hoặc quá hạn dưới 90 ngày nhưng doanh nghiệp phát hành trái phiếu, bên nhận ủy thác, đối tượng thụ hưởng của ủy thác có nợ xấu tại tổ chức tín dụng đó.

b) Khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm;

c) Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ, cụ thể:

(i) Hợp đồng tín dụng, hợp đồng ủy thác, hợp đồng mua trái phiếu doanh nghiệp, hợp đồng bảo đảm phải thể hiện rõ các quyền chủ nợ của tổ chức tín dụng, trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay, bên bảo đảm, bên có nghĩa vụ trả nợ đối với tổ chức tín dụng;

(ii) Khoản nợ xấu chưa dùng để bảo đảm nghĩa vụ của tổ chức tín dụng; tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu không có tranh chấp tại thời điểm mua, bán nợ.

d) Khách hàng vay còn tồn tại;

đ) Giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu hoặc các khoản nợ xấu của một khách hàng vay hoặc các khoản nợ xấu của một nhóm khách hàng vay theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này vào thời điểm bán nợ không thấp hơn 3 tỷ đồng đối với nhóm khách hàng vay và khách hàng vay là tổ chức; không thấp hơn 1 tỷ đồng đối với khách hàng vay là cá nhân hoặc mức khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.”

- Trình tự thủ tục bán nợ VAMC

Hình 2.7 Trình tự bán nợ VAMC

(1) Trung tâm xử lý nợ rà soát các báo cáo định kỳ của chi nhánh, để lựa chọn những khách hàng bán nợ VAMC, thông báo cho chi nhánh bổ sung hồ sơ

(2) Trung tâm xử lý nợ trình Hội đồng xử lý rủi ro chấp thuận bán nợ VAMC (3) Gửi hồ sơ cho VAMC, hồ sơ bao gồm:

“a) Giấy đề nghị mua nợ theo mẫu của Công ty Quản lý tài sản;

Chi nhánh

Trung tâm xử lý nợ Khách hàng

1

Hội đồng xử lý rủi ro

VAMC

2 4 3

b) Danh sách, thông tin về các khoản nợ xấu theo yêu cầu của Công ty Quản lý tài sản; đánh giá thực trạng từng khoản nợ xấu, khách hàng vay mà tổ chức tín dụng đề nghị bán cho Công ty Quản lý tài sản (thời gian đã quá hạn, thực trạng tài chính và hoạt động của khách hàng vay, bên bảo đảm, tài sản bảo đảm, khả năng thu hồi vốn); đề xuất thời hạn của trái phiếu đặc biệt tương ứng với từng khoản nợ xấu;

c) Văn bản cam kết về khoản nợ xấu chưa dùng để bảo đảm nghĩa vụ của tổ chức tín dụng bán nợ, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu không có tranh chấp tại thời điểm mua, bán nợ;

d) Bản sao hợp đồng tín dụng, hợp đồng ủy thác, hợp đồng mua trái phiếu doanh nghiệp, hợp đồng bảo đảm tài sản do người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng bán nợ xác nhận;

đ) Bản sao hồ sơ, giấy tờ liên quan đến khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm và khách hàng vay, bên bảo đảm, bên có nghĩa vụ trả nợ do người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng bán nợ xác nhận theo yêu cầu của Công ty Quản lý tài sản.”

Sau đó VAMC sẽ tiến hành kiểm tra đơn đề nghị của Eximbank, nếu thiếu yêu cầu bổ sung trong thời gian 5 ngày nhận đơn đề nghị của Eximbank. Sau thời gian 10 ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ của Eximbank, VAMC tiến hành thẩm định tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Và có văn bản trả lời cho Eximbank. Nếu đồng ý Eximbank và VAMC ký hợp đồng mua bán nợ.

(4) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng mua bán nợ VAMC, Eximbank thông báo cho khách hàng vay (người có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm) về nội dung bán nợ để biết và thực hiện nghĩa vụ với Cty VAMC.

Song song với việc bán nợ cho VAMC thì hàng năm, Eximbank cũng phải trích lập dự phòng cho những trái phiếu VAMC này với tỷ lệ 20%/năm trong vòng 5 năm. Tính đến thời điểm 31/12/2016, Eximbank đã trích lập được 1,462 tỷ đồng dự phòng trái phiếu VAMC, tạo nguồn dự phòng VAMC 1,400 tỷ đồng. Việc trích lập với tỷ lệ này đã giúp cho Eximbank bớt gánh nặng về tài chính và có thời gian để xử lý các khoản nợ xấu.

Khoản mục 2013 2014 2015 2016 Trái phiếu VAMC 924,234 4,784,323 6,454,402 7,378,530 Dự phòng VAMC 183,748 979,130 1,400,520 Trích lập dự phòng VAMC 183,748 803,919

474,543

Hoàn nhập dự phòng VAMC 8,537

53,153 Bảng 2.3: Trái phiếu VAMC và dự phòng AMC (ĐVT: triệu đồng)

(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán)

Có thể thấy, việc bán nợ cho VAMC đã giúp cho báo cáo tài chính Eximbank “đẹp”

hơn rất nhiều. Nếu hình dung Eximbank không thực hiện bán nợ cho VAMC thì nợ xấu của Eximbank rất là cao, 10.54% như hình 2.8 ta đã thấy, gây khó khăn trong việc điều hành và hoạt động định hướng phát triển của Eximbank

Hình 2.8 : Tỷ lệ nợ xấu nội bảng và ngoại bảng (ĐVT: %) (Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán và tính toán của tác giả) 2.3.5 Sử dụng nguồn dự phòng

Dự phòng là “của để dành” nếu không sử dụng thì sẽ được hoàn nhập, Ngân hàng đã mạnh tay trích lập dự phòng các cho các khỏan nợ quá hạn, trích lập cao nhất trong năm 2016 với 687 tỷ đồng, làm cho Eximbank từ ngân hàng có lợi nhuận ngàn tỷ thì trong năm 2016 vì trích lập dự phòng nên lợi nhuận chỉ còn 296 tỷ đồng.

Với nguồn quỹ dự phòng dồi dào đã có từ việc trích lập, Eximbank thực hiện xử lý các khoản nợ xấu với tổng số tiền là 2,372 tỷ đồng từ năm 2010 đến năm 2016 (năm 2016 là 482 tỷ đồng). Những khách hàng được xử lý bằng nguồn dự phòng, được Eximbank

3.06%

7.54%

8.80%

10.54%

1.98% 2.46%

1.86%

2.95%

0.00%

2.00%

4.00%

6.00%

8.00%

10.00%

12.00%

2013 2014 2015 2016

Tỷ lệ nợ xấu nội bảng và ngoại bảng Tỷ lệ nợ xấu nội bảng

tiến hành chọn lọc, đánh giá định kỳ hàng quý thông qua quyết định của Hội đồng xử lý rủi ro.

Việc trích lập dự phòng được Eximbank được tiến hành thực hiện hàng quý, căn cứ vào báo cáo kết quả của đơn vị gửi về Hội sở. Phòng Quản lý rủi ro tín dụng sẽ xem đánh giá kết quả báo cáo của chi nhánh gửi về Hội sở, sẽ thông báo tạm trích dự phòng cho đơn vị. Khi có kết quả phân loại nợ cuối cùng từ CIC, Eximbank sẽ tiến hành trích bổ sung hay hoàn nhập dự phòng đối với số dự phòng đã trích trước đó.

Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, không có nghĩa là xóa nợ cho khách hàng, mà khách hàng vẫn được theo dõi ngoại bảng, cán bộ tín dụng và cán bộ xử lý nợ vẫn theo dõi tình hình và đôn đốc khách hàng hoàn trả nợ vay. Khi khách hàng hoàn trả nợ vay sẽ được ghi nhận vào thu nhập khác của kết quả kinh doanh.

Khoản mục 2010 2011

2,012 2013 2014 2015 2016

Quỹ dự phòng

195,974

128,380

125,682

114,781

404,406

241,443

446,728 Sử dụng dự

phòng

135,629

265,423

262,552

182,224

341,628

702,603

482,577 Trích lập

105,440

197,829

259,854

171,323

631,253

539,640

687,862 Tỷ lệ dự

phòng/Tổng

dư nợ 0.17% 0.26% 0.35% 0.21% 0.72% 0.64% 0.79%

Sử dụng dự phòng/ Tổng

dư nợ 0.22% 0.36% 0.35% 0.22% 0.39% 0.83% 0.56%

Bảng 2.4: Quỹ dự phòng (ĐVT: triệu đồng)

Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán và tính toán của tác giả 2.3.6 Xử lý tài sản đảm bảo, đòi nợ bên bảo lãnh

Đối với những khách hàng không có khả năng trả nợ, Eximbank sẽ thông qua đàm phán yêu cầu khách hàng xử lý tài sản đảm bảo để thanh toán nợ vay và các khoản lãi phát sinh.

Trường hợp khách hàng vay được bảo lãnh, thì Eximbank sẽ thông báo cho bên thứ 3 biết (bên bảo lãnh) để thực hiện trả nợ thay cho khách hàng.

Việc xử lý tài sản đảm bảo sẽ thực hiện bằng 2 cách: một là khách hàng tự bán tài sản đảm bảo, hai là khách hàng ủy quyền cho Eximbank phát mại tài sản đảm bảo. Nếu khách hàng tự bán tài sản đảm bảo thì giữa Eximbank và khách hàng sẽ ký biên bản thỏa thuận

thời gian hoàn tất việc bán tài sản đó, nếu sau thời gian đó mà khách hàng không bán được tài sản đảm bảo thì sẽ chuyển cho Eximbank thực hiện bán tài sản thông qua hợp đồng ủy quyền cho Eximbank. Khi khách hàng đồng ý ủy quyền cho Eximbank tiến hành bán tài sản thì khách hàng sẽ tiến hành ký hợp đồng ủy quyền cho Eximbank công chứng về việc thay mặt khách hàng bán tài sản này. Nội dung hợp đồng ghi rõ quyền và nghĩa vụ các bên, giá khởi điểm, chi phí bán tài sản, cách thức thanh toán..v.vv. Khi vấn đề phát sinh ngoài hợp đồng thì Eximbank sẽ thông báo cho khách hàng biết, để đưa ra quyết định thống nhất.

Sau đó Eximbank sẽ ký hợp đồng với tổ chức có chức năng bán đấu giá để bán tài sản của khách hàng.

Tiền thu được từ việc bán tài sản sẽ ưu tiên thanh toán các khoản phí, lệ phí nhà nước, chi phí liên quan bán đấu giá tài sản trước hết, sau đó thu gốc, lãi của khách hàng, nếu số tiền dư còn lại sẽ chuyển vào tài khoản cho khách hàng, nếu qua việc bán tài sản đảm bảo số tiền không thu hồi đủ các nghĩa vụ nợ của khách hàng thì Eximbank yêu cầu khách hàng thanh toán bổ sung phần còn lại hoặc bổ sung tài sản đảm bảo.

Ngoài ra việc xử lý tài sản đảm bảo của khách hàng còn thông qua hình thức cấn trừ nợ bằng chính tài sản của khách hàng hoặc tài sản của bên bảo lãnh, bằng cách khách hàng sẽ chuyển quyền sở hữu tài sản cho Eximbank để thanh toán nợ vay. Theo số liệu hình 2.9 ta thấy việc cấn trừ nợ tại Eximbank áp dụng rất nhiều kể từ 2010 và tăng cao nhất năm 2013 545 tỷ, tuy nhiên sau đó giá trị cấn trừ nợ giảm dần, do Eximbank chuyển dần hình thức xử lý nợ xấu qua việc bán nợ cho VAMC, hoặc những tài sản này sẽ chuyển cho Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản – Eximbank để khai thác.

Hình 2.9 Giá trị cấn trừ nợ (ĐVT: Tỷ đồng) Nguồn: Thu thập số liệu Eximbank

149

427

536 545

115 57 45

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Giá trị cấn trừ nợ

Những tài sản Eximbank chuyển cho Eximbank - AMC chủ yếu là những bất động sản. Eximbank – AMC sẽ tiến hành khai thác, nâng cấp, sữa chữa để làm trụ sở chi nhánh/phòng giao dịch cho Eximbank hoặc rao bán, cho thuê những tài sản này.

Tính đền thời điểm năm 2016, Eximbank AMC đã nhận được 116 tài sản của Eximbank chuyển giao, với giá trị là 806 tỷ đồng.

STT Tài sản AMC nắm giữ Số lượng

1 Hồ Chí Minh 21

2 Hà Nội 12

3 Quảng Ninh 4

4 Hà Tĩnh 2

5 Nghệ An 5

6 Đà Nẵng 2

7 Huế 7

8 Quãng Ngãi 8

9 Khánh Hòa 5

10 Đồng Nai 3

11 Bà Rịa 12

12 Bình Dương 5

13 Tiền Giang 2

14 Long An 7

15 Cần Thơ 16

16 An Giang 5

Tổng 116

Bảng 2.5 Tài sản Eximbank - AMC nắm giữ Nguồn: Thu thập từ Công ty Eximbank AMC 2.3.7 Miễn, giảm lãi hỗ trợ khách hàng

Khi khách hàng không có khả năng trả nợ, căn cứ văn bản yêu cầu miễn giảm lãi của khách hàng, sau khi tiến hành thẩm định tình hình tài chính của khách hàng, tài sản đảm bảo, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, thiện chí trả nợ của khách hàng, Phòng xử lý nợ trình Hội đồng xử lý rủi ro để miễn, giảm lãi cho khách hàng, để đẩy nhanh quá trình thu hồi nợ xấu.

Eximbank đã thực hiện miễn, giảm lãi một số khách hàng: DNTN vàng bạc Mạnh Tuấn, Viet Article Co., LTD; Công ty TNHH Lộc Triển; DNTN bột cá Lộc An;

EleCo….Những khách hàng được miễn, giảm lãi được Eximbank đánh giá, sàn lọc kỹ trước khi ra quyết định, do ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

2.3.8 Thông qua hình thức pháp lý

Đối với những khách hàng cố tình chây ỳ, cố tình không trả nợ, Eximbank thực hiện tiến hành khởi kiện khách hàng ra tòa án để tiến hành giải quyết.

Khi nhận đơn khởi kiện của Eximbank, tòa án sẽ tiến hành hòa giải về việc nghĩa vụ trả nợ nợ gốc, lãi, thời gian hoàn trả, biện pháp xử lý tài sản đảm bảo. Nếu hai bên thống nhất hòa giải thì sẽ ký biên bản hòa giải. Nếu không thống nhất, tiến hành xét xử, thực hiện hỗ trỡ pháp luật để giải quyết.

Trong thời gian qua, phải kể đến một số khách hàng mà Eximbank đã tiến hành khởi kiện như sau:

STT Tên khách hàng Nợ xấu

1 GLOBAL CO.,LTD 64.40

2 CTY CO PHAN DUY DAI 34.04

3 TRIPHATADING PRODUCTION SERVICE COMPANY LIMITED 29.90 4 PRINTING MATERIALS EQUIPMENTS IMPORT EXPORT ONE 26.45

5 VIETTRANIMEX HANOI 25.30

6 Công ty Hương Hà 20.70

7 HONG HA INVESTMENT AND TRADE JOINT STOCK COMPANY 20.13

8 Công ty Xuất Nhập Khẩu Hưng Thành Đạt 17.25

9 DNTN Vàng Bạc Hòa Sang 13.80

10 CTY TNHH TMDV C/BIEN XNK BAO DINH 13.80

11 CÔNG TY TNHH HỒNG TRƯỜNG 13.55

Tổng 279.31

Bảng 2.6 Sử dụng bằng biện pháp pháp lý (ĐVT: tỷ đồng)

Nguồn: Theo số liệu từ Trung tâm xử lý nợ và Khối Giám sát hoạt động của Eximbank Có những khoản nợ Eximbank đã theo dõi và tiến hành khởi kiện đã lâu nhưng vẫn chưa hoàn tất, hoặc có những khoản nợ đã có quyết định thi hành án nhưng chưa tiến hành thanh lý tài sản….việc đưa khoản nợ xấu ra tòa án là biện pháp cuối cùng mà Eximbank áp dụng, vì thủ tục thường kéo dài, tốn kém thời gian và chi phí, đồng thời thời gian càng dài dẫn đến giá trị tài sản đảm bảo giảm giá trị gây ra rủi ro cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam​ (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)