CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
3.1 Giải pháp quản lý nợ xấu tại Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Để nâng cao công tác quản lý nợ xấu, Eximbank cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạn tín dụng nội bộ của mình. Từ dữ liệu tài chính và phi tài chính, kết hợp với nhận định chuyên gia, hệ thống xếp hạng tính dụng nội bộ giúp ngân hàng
- Hỗ trợ phê duyệt tín dụng: Công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc ra quyết định cấp tín dụng được chính xác, hiệu quả.
- Thực hiện quản trị rủi ro tín dụng: Xếp hạn tín nhiệm là công cụ đánh giá mức độ rủi ro khách hàng. Nhờ vào các nguyên tắc, khung chính sách, hệ thống xếp hạng tín dụng là căn cứ độc lập để Eximbank đánh giá hiệu quả quá trình quản trị rủi ro của các bộ phận liên quan, bảo đảm việc cấp tín dụng được quản lý phù hợp, các tài sản có rủi ro tín dụng nằm trong các giới hạn, thống nhất với các tiêu chuẩn thận trọng và khả năng phát hiện rủi ro sớm.
- Hỗ trợ xác định giá khoản tín dụng: Mức giá chào cho khoản tín dụng phải phù hợp và đủ để bồi hoàn tổn thất tín dụng. Xếp hạn tín dụng phân loại các mức độ rủi ro và là một trong những căn cứ tin cậy để xác định giá cho các khoản tín dụng, theo nguyên tắc mức xếp hạn tín nhiệm thấp (rủi ro cao) có mức giá cao và ngược lại.
- Hỗ trợ quản lý và quản trị khách hàng: Mối quan hệ giữa Eximbank và khách hàng căn cứ vào mức độ xếp hạn tín nhiệm của khách hàng. Những khoản vay có mức độ rủi ro cao, cần được kiểm soát, thường xuyên đánh giá, những khoản vay có mức độ rủi ro thấp cũng cần theo dõi. Những khách hàng có mức độ xếp hạn tín nhiệm cao, được ưu ái hơn trong các quan hệ giao dịch với ngân hàng.
- Làm căn cứ trích lập dự phòng: Mỗi khách hàng có mức độ rủi ro tín dụng khác nhau, ngoài việc xếp hạng mức độ rủi ro của khách hàng theo TT02, Eximbank dựa vào công cụ xếp hạng tín nhiệm nội bộ, để đánh giá rủi ro của khách hàng và đưa ra mức trích lập dự phòng thích hợp. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho phép tính toán, ước lượng tổn thất dự kiến thông qua xác suất khách hàng không trả được nợ (PD), tỷ trọng tổn thất
ước tính (LGD) và tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ (EAD)
- Hỗ trợ quản lý thông tin theo danh mục và tạo báo cáo: Hệ thống xếp hạng tín dụng có được nguồn tài nguyên phong phú về thông tin khách hàng và hoạt động kinh doanh, được vận hành trên nền tảng công nghệ cao, có thể chiết xuất thông tin theo danh mục yêu cầu và thực hiện báo cáo hiệu quả
3.1.2 Công tác đào tạo nội bộ
Yếu tố con người có ý nghĩa rất quan trọng trong công việc ngăn ngừa, quản lý và xử lý nợ xấu phát sinh. Eximbank cần phải có đội ngũ nhân viên có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và năng lực trong công việc. Để đảm bảo Eximbank cần thực hiện:
- Thông qua quá trình sàn lọc hồ sơ, phỏng vấn trực tiếp để lựa chọn những nhân viên đủ năng lực, thích hợp trong công việc. Những nhân viên có trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, hiểu biết pháp luật, khi thẩm định hay ra quyết định tín dụng sẽ cất nhắc, lượng định rủi ro.
- Trong quá trình công việc, Eximbank nên thường xuyên tiến hành đào tạo, đào tạo lại cho nhân viên, giúp họ bổ sung và nâng cao kiến thức liên quan vấn đề chuyên môn và vấn để đa ngành. Việc đào tạo này, Eximbank có thể kết hợp đào tạo nội bộ hoặc thuê chuyên gia bên ngoài, đào tạo trực tuyến hay đào tạo tập trung, đa dạng các hình thức đào tạo, giúp nhân viên có thể thuận tiện nắm bắt kiến thức. Từ những kiến thức đã được đào tạo, nhân viên có thể nhận diện, đánh giá rủi ro một cách chính xác. Ngoài ra, để kiểm tra năng lực của cán bộ nhân viên, cần có những khóa định kỳ kiểm tra kiến thức ngành, đa ngành, kiến thức chuyên môn để đánh giá cán bộ nhân viên
- Thường xuyên luân chuyển định kỳ công việc cán bộ nhân viên, không để họ thực hiện, hay quản lý một khách hàng trong thời gian dài, tránh rủi ro, lợi ích phát sinh. Ngoài ra, việc luân chuyên cán bộ giúp họ phát hiện chéo nhau những rủi ro tiềm ẩn nếu có.
- Đối với những nhân viên có năng lực, để khuyến khích và giữ nhân tài, cần có chính sách khen thưởng, đề bạt phù hợp. Đặc biệt, đối với những cán bộ nhân viên tham gia xử lý nợ, có thể áp dụng chính sách khen thưởng từ tỷ lệ nhỏ phần trăm số nợ xấu mà họ xử lý, nhằm thúc đẩy nhanh quá trình xử lý nợ của Eximbank.
- Xây dựng mạng thông tin truyền thông trực tiếp, để tuyên truyền, thông báo những rủi ro tiềm ẩn, hay cảnh báo, nhắc nhở những rủi ro liên quan đến vấn đề nghiệp vụ tín dụng giúp các bộ nhân viên, nhận thức, học hỏi và né tránh.
3.1.3 Khách hàng vay
Để đảm bảo đánh giá khách hàng được chính xác thì cần có là việc xây dựng hệ thống xếp hạn tín dụng nội bộ được đề cập ở trên. Thông tin đầu vào của hệ thống xếp hạn tín dụng nội bộ đảm bảo là thông tin chuẩn, đáng tin cậy, giúp cho việc xếp hạng khách hàng được chính xác. Cán bộ tín dụng phải bám sát và nắm rõ thông tin hoạt động sản kinh doanh, tình hình tài chính , năng lực quản lý của khách hàng.
Đảm bảo công tác thẩm định giá được khách hàng được chính xác và đầy đủ, thì bộ phận thẩm định giá của Eximbank nên tác bạch riêng biệt ra bộ phận kinh doanh, để tránh trình trạng vì áp lực doanh số, tốc độ tăng trưởng tín dụng mà nới lỏng công tác thẩm định giá. Đồng thời, việc tiến hành thẩm định giá tài sản đảm bảo khách hàng nên được tiến hành định kỳ 6 tháng/1 lần để khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo khi giá trị nó bị sụt giảm Khi kinh doanh yếu tố khách quan xảy ra đối với khách hàng là không tránh khỏi, nhằm hạn chế tác động đó đến lợi ích của Eximbank, Eximbank yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm cá nhân, bảo hiểm tài sản để hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
3.1.4 Thanh tra, giám sát tín dụng
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng tín dụng sẽ phát triển theo, đi theo đó công tác kiểm tra, giám sát tín dụng phải tăng cường nếu không chất lượng tín dụng sẽ suy giảm.
Kiểm toán nội bộ Eximbank cần tăng cường thực hiện kiểm tra tín dụng thường xuyên đối với những chi nhánh/PGD có nợ xấu cao, bên cạnh những chuyên đề, kế hoạch đã đặt trước đó. Đặc biệt, Ngân hàng là ngành kinh doanh đặc biệt, có nhiều rủi ro, nhạy cảm đối với sự biến đổi của thị trường. Vì vậy, Kiểm toán nội bộ Eximbank phải thay đổi điều chỉnh quy trình, đánh giá rủi ro kịp thời trước sự biến đổi đó. Ngoài ra, trong thời gian sắp tới, kiểm toán nội bộ Eximbank rà soát vấn đề còn tồn tại ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng như:
- Rà soát các khoản vay thế chấp bằng bất động sản, tình trạng tài sản.
- Rà soát danh mục tín dụng, trong đó chú ý chất lượng tín dụng thuộc các ngành nghề có rủi ro như cho vay bất động sản, thế chấp bất động sản, cho vay dự án giao thông BOT.
- Công tác định giá tài sản thế chấp và việc cập nhật vào hệ thống.
- Rà soát các khoản cho vay dài hạn có lịch trả nợ bất thường
- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy chế, quy định của Eximbank đảm bảo phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành và những thay đổi trong mục tiêu kinh doanh của Eximbank như: Quy chế cho vay quy định đảm bảo tiền vay, quy chế tài chính….
Kết quả kiểm toán nội bộ đưa ra đánh giá độc lập với hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm cải tiến quy trình, khắc phục, chỉnh sửa. Ban điều hành theo dõi, đôn đốc giải quyết dứt điểm những khuyến nghị của kiểm toán nội bộ để tránh những rủi ro đáng tiếc.
3.1.5 Nâng cao hiệu quả hoạt động của AMC
Như đã phân tích ở chương 2, để nâng cao hiệu quả hoạt động của Eximbank AMC, Eximbank AMC cần có những chiến lược, chủ động trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo nợ vay, tài sản xiết nợ, tài sản cấn trừ nợ để đẩy nhanh quá trình thu hồi nợ. Xây dựng hệ thống thu thập thông tin về khách hàng, kết nối thông tin với Eximbank, để đánh giá cơ cấu lại nợ, xử lý tài sản giúp quá trình xử lý nợ được hiệu quả.