Giải pháp phát triển BHYT toàn dân ở huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện lạc thủy tỉnh hòa bình (Trang 101 - 105)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Giải pháp phát triển BHYT toàn dân ở huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình

Để hòa nhập với sự phát triển của BHXH tỉnh Hòa Bình cũng như BHXH Việt Nam trong những năm tới và góp phần nâng cao đời sống của người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp phát triển của huyện Lạc Thủy, xứng đáng là địa chỉ tin cậy cho người lao động trên địa bàn, BHXH huyện Lạc Thủy đã đưa ra những định hướng phát triển cho thời gian tới:

Thực hiện việc quản lý, sử dụng quỹ BHXH, BHYT, BHTN đúng chế độ, hợp lý có hiệu quả; đồng thời thông qua hoạt động thực tiễn để rút ra những bài học kinh nghiệm, từ đó nâng cao trình độ quản lý nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động trong đơn vị.

Bên cạnh đó tập trung công tác thu BHXH, BHYT, BHTN, chú trọng công tác đôn đốc thu nợ, đặc biệt là những đơn vị nợ kéo dài, từng bước làm giảm tỷ lệ nợ đọng BHYT, đối chiếu lao động tăng giảm kịp thời, theo dõi quản lý chặt chẽ hồ sơ các đối tượng hưởng BHXH, BHYT, giải quyết đúng các chế độ ngắn hạn cho người lao động đúng quy định. Phấn đấu hoàn thành kế hoạch thu được giao trong các năm tiếp theo.

Tiếp tục phối hợp tốt với phòng ban để tuyên truyền luật BHYT và luật BHYT sửa đổi tới người lao động và người sử dụng lao động, đẩy mạnh việc phát triển đơn vị mới đóng trên địa bàn huyện chưa tham gia BHXH, BHYT, BHTN.

Phối hợp cùng với UBND các xã, bưu điện và ngân hàng định kỳ ký xác nhận của đối tượng chi trả qua tài khoản ATM, hàng tháng thực hiện chi trả lương hưu và các khoản trợ cấp BHXH đảm bảo an toàn, đúng đối tượng, không để xảy ra tình trạng mất mát thâm hụt quỹ và quyết toán theo quy định.

3.3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển BHYT toàn dân 3.3.2.1. Phát triển kinh tế hộ

Mở rộng kinh tế cho người nghèo bằng cách đẩy mạnh tăng trưởng nói chung và tích lũy tài sản cho người nghèo thông qua hỗ trợ đất đai, giáo dục cho họ; tăng thêm mức lợi suất từ những tài sản này thông qua sự kết hợp các hành động mang tính thị trường và phi thị trường. Đồng thời, các cấp chính quyền huyện phải có trách nhiệm và nhạy bén hơn đối với người nghèo, tăng cường sự tham gia của người nghèo trong các quá trình chính trị và ra quyết định ở địa phương, từng bước dỡ bỏ những rào cản xã hội như phân biệt giới, tôn giáo và địa vị xã hội.

Để đẩy mạnh giải quyết việc làm cho người dân, khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế nhỏ và vừa; phát triển các làng nghề để thu hút lao động, ổn định lâu dài đời sống của các hộ, từ đó nâng cao thu nhập cho người dân.

3.3.2.2 Nâng cao nhận thức của người dân về sự cần thiết phải thực hiện BHYT Nhận thức đúng đắn về BHYT, từ đó thấy rõ sự cần thiết thực hiện BHYT có vai trò quan trọng quyết định tới việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách BHYT. Thực tế cho thấy, có nhận thức đúng mới hành động đúng. Cần nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn huyện về sự cần thiết phải thực hiện BHYT, không thể để mặc người dân do ốm đau rơi vào

cái vòng luẩn quẩn, mắc phải bẫy nghèo: đó là sức khỏe kém, khiến thu nhập giảm, đẻ ra nghèo khó và các loại bệnh tật lại do nghèo khó mà ra. Việc đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân trên địa bàn về BHYT thông qua các kênh: thông tin đại chúng, hội nghị hội thảo, văn hóa văn nghệ, thông tin cổ động,... là rất cần thiết. Do đó, nên có sự quan tâm và đầu tư thỏa đáng cho công tác tuyên truyền BHYT.

Để phát triển BHYT toàn dân đạt mục tiêu đề ra thì việc tuyên truyền người nông dân là đặc biệt quan trọng. Bởi vì, BHYT cho nông dân là bảo hiểm tự nguyện, người tham gia phải đóng góp mua BHYT từ khi còn khỏe mạnh, không biết có ốm đau không để được hưởng quyền lợi, dẫn đến băn khoăn, chần chừ, tính toán thiệt hơn, chưa nhiệt tình tham gia. Chỉ khi nào ốm đau nặng, phải vào viện điều trị với chi phí lớn, không có đủ điều kiện tài chính chi trả mới nghĩ đến BHYT. Do đó, công tác tuyên truyền cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, ngay cả khi đã có Luật BHYT. Giáo dục người dân làm quen với văn minh bảo hiểm, thấy được trách nhiệm của mình với sức khỏe chính bản thân, với gia đình và cộng đồng xã hội.

3.3.2.3. Đổi mới mạnh mẽ công tác chăm sóc y tế đáp ứng yêu cầu và bảo vệ sức khỏe nhân dân

- Hoạt động BHYT toàn dân trên đại bàn huyện Lạc Thủy liên quan mật thiết tới công tác y tế. Những thay đổi trong chính sách y tế ngay lập tức tác động tới hoạt động BHYT, như quy định về giá viện phí, chính sách về thuốc, cơ chế đầu tư tài chính y tế, chất lượng phục vụ của các y, bác sĩ,... do đó việc ban hành các chính sách bình ổn giá cả, ổn định thị trường là rất cần thiết.

- Thực hiện BHYT là một bước đổi mới trong lĩnh vực y tế xóa bỏ bao cấp, thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, sự phát triển của BHYT toàn dân có tác động mạnh mẽ, thúc đẩy y tế phát triển. Ngược lại, những chủ trương chính sách y tế đúng đắn có tác động tương hỗ, thúc đẩy

BHYT toàn dân phát triển. Việc thực hiện tốt hơn chủ trương đầu tư tăng cường, phát triển y tế cơ sở và chấn chỉnh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT, đổi mới tác phong làm việc, tinh thần phục vụ người bệnh, nâng cao y đức, không phân biệt đối xử giữa người có BHYT với người không có thẻ BHYT khi đi KCB, thực hiện theo lời dạy của Hồ Chủ tịch "Lương y như từ mẫu" là những yếu tố quan trọng nâng cao uy tín và tính hấp dẫn của BHYT, giúp cho hoạt động BHYT toàn dân phát triển tốt hơn.

3.3.2.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực trong quá trình thực hiện BHYT toàn dân

Trong hoạt động BHYT toàn dân, những hành vi tiêu cực xuất hiện tình trạng xã, thị trấn đưa người không đúng đối tượng, nhưng có nhu cầu khám chữa bệnh vào danh sách mua BHYT để đi khám chữa bệnh gây tình trạng chuộc lợi; chỉ định sử dụng dịch vụ kỹ thuật, chiếu chụp tràn lan, kê đơn thuốc rộng rãi để thanh toán tiền BHYT, giả mạo chữ ký của bệnh nhân để lấy thuốc... Những tiêu cực này đã làm cho quỹ BHYT bị thất thoát, làm giảm lòng tin của nhân dân vào chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước.

Để BHYT toàn dân phát triển mạnh mẽ, phát huy đúng bản chất ưu việt của chế độ, Nhà nước sớm ban hành quy định chế tài xử phạt thích đáng các hành vi vi phạm, tiêu cực trong hoạt động BHYT. Ngành BHXH cần nâng cao năng lực quản lý, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện lạc thủy tỉnh hòa bình (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)