Cơ sở khoa học

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i chi nhánh xăng dầu bắc ninh (Trang 106 - 113)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh xăng dầu Bắc

3.4.1. Cơ sở khoa học

Những năm gần đây giá xăng dầu biến động và tăng cao, lãi suất ngân hàng tăng không ngừng trong thời gian qua đã tác động lớn tới hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Để công tác kinh doanh có hiệu quả Chi nhánh phải cần một lượng vốn lớn cho kinh doanh và đầu tư. Mặt khác, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn giữa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu buộc Chi nhánh phải có những giải pháp thiết thực và hữu ích để cải tổ lại công tác quản lý kinh doanh, cắt giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận.

3.4.1.1. Định hướng phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty xăng dầu khu vực I - Cửa hàng xăng dầu Bắc Ninh những năm tới

Triển vọng của ngành kinh doanh xăng dầu

Trên bình diện thế giới, động thái chủ đạo nổi bật và xuyên suốt của thị trường dầu thô thế giới vẫn là tình trạng cung vượt cầu; thời gian gần đây, các nước trong khối OPEC đã quyết định giảm sản lượng, khi nguồn cung giảm chắc chắn giá xăng dầu sẽ phục hồi, từ đó nhiều dự báo cho rằng trong những năm tới, giá xăng dầu thế giới sẽ tăng nhẹ.

Dầu thô giảm giá mang lại lợi ích cho người nhập khẩu và tiêu thụ xăng dầu; đồng thời, gây áp lực tài chính ngày càng nặng lên các quốc gia và công ty khai thác, xuất khẩu dầu thô; kéo theo đà đi xuống của cổ phiếu các công ty

xăng dầu thế giới và tình trạng quá tải các kho dự trữ dầu thô thế giới. Giá dầu tăng giảm trong biên độ gắn với triển vọng tích cực từ kinh tế Mỹ và kỳ vọng tăng giá trở lại của đồng USD. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), giá dầu sẽ ở quanh mức khoảng 50 USD/thùng cho đến cuối thập kỷ này và cho đến tận năm 2040 vẫn chưa đạt mốc 85 USD/thùng do khí hậu toàn cầu ấm lên; sự gia tăng nguồn năng lượng sạch được sản xuất ra và tăng sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng; nhu cầu tiêu thụ giảm xuống do kinh tế Trung Quốc và nhiều nước mới nổi đang chững lại…

Đến năm 2040, nhu cầu dầu của nhóm nước công nghiệp có trình độ phát triển cao như Mỹ, Nhật và nhiều nước thuộc Liên minh châu Âu sẽ giảm khoảng 10 triệu thùng/ngày; tức nhu cầu thấp hơn so với mức cần thiết để đẩy giá dầu hồi phục nhanh… Tuy nhiên, với góc nhìn chi phí sản xuất trung bình hợp lý và sức chịu đựng thiệt hại khách quan do giá dầu giảm từ các bên liên quan, có thể sẽ phục hồi khi kết thúc các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ và EU đối với Nga. Về tổng thể, thị trường xăng dầu toàn cầu năm 2017 sẽ cân bằng hơn, giá cả sẽ ổn định và tăng nhẹ chung quanh mức giá trên dưới 50 USD/thùng. Như vậy, thị trường xăng dầu thế giới sẽ có nhiều diễn biến khó lường.

Đổi mới đang trở thành cơ sở quan trọng cho sự phát triển hơn nữa của nước ta trong thời gian tới. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay đang được đẩy nhanh và trở nên sâu rộng hơn bao giờ hết. Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển thị trường xăng dầu nói riêng.

Biến động thị trường xăng dầu trong nước gắn liền với biến động của thị trường thế giới, những biến động của giá dầu thô luôn có ảnh hưởng trực tiếp và hai chiều tới đời sống kinh tế - xã hội trong nước. Khai thác tốt nhất các mặt thuận lợi của giá xăng dầu dù xuống hay lên, nhằm duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ thực hiện các chỉ tiêu về tăng trưởng, lạm phát, sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu theo mục tiêu đề ra.

Dầu mỏ Việt Nam có chất lượng tốt và trữ lượng khoảng 4,4 tỷ thùng, chiếm 0,3% trữ lượng dầu mỏ được phát hiện của thế giới, cao thứ nhì Đông Á, thứ ba châu Á, thứ 28 trên thế giới, mở cửa, hội nhập thị trường xăng dầu Việt Nam sẽ được kết nối với thị trường xăng dầu thế giới, cơ hội tiếp cận với công nghệ khai thác và chế biến dầu để phát triển công nghiệp dầu mỏ, góp phần sử dụng xăng dầu tiết kiệm, hiệu quả hơn và tăng cung cho thị trường nội địa.

Trước năm 2009, toàn bộ xăng dầu tiêu thụ của Việt Nam đều phải nhập khẩu. Tuy nhiên, hiện nay nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đáp ứng được khoảng 30 - 35% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu nội địa với công suất thiết kế của nhà máy đạt 6,5 triệu tấn/năm, kế hoạch sẽ nâng lên 10 triệu tấn/năm. Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn Thanh Hóa (nhà máy lọc dầu số 2) đi vào hoạt động quý 4 năm 2017 với công suất 10 triệu tấn/năm. Dự kiến trong vòng 10 - 15 năm tới, Việt Nam sẽ có ít nhất 2 nhà máy lọc dầu đi vào hoạt động, các dự án nhà máy dầu còn lại đang trong kế hoạch bao gồm nhà máy lọc dầu ở Long Sơn, Vũng Tàu (nhà máy lọc dầu số 3), nhà máy lọc dầu Cần Thơ. Ngoài ra, dự án nhà máy lọc dầu Nam Vân Phong do Petrolimex làm chủ đầu tư đang trong quá trình triển khai… Dự kiến nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước sẽ được đáp ứng đầy đủ từ các nhà máy này.

Theo thống kê từ Bộ Công Thương, sản lượng tiêu thụ xăng dầu trong những năm gần đây khoảng 16 triệu tấn, trong đó có 12 triệu tấn xăng dầu nhập khẩu. Như vậy, tiềm năng phát triển ngành xăng dầu là rất lớn, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong đó có Petrolimex gia tăng thị phần, đảm bảo cung ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Đối với lĩnh vực xăng dầu, Bộ Công thương đã đưa ra chính sách năng lượng quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050 đã tính toán nhu cầu xăng dầu năm 2025 vào khoảng 20 - 25 triệu tấn/năm, cụ thể:

Bảng 3.16. Dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam đến năm 2025 Năm Sản lượng tiêu thụ (triệu tấn) Mức tăng trưởng (%)

2020 20.568 2,2

2021 21.106 2,6

2022 21.765 3,1

2023 22.550 3,6

2024 23.386 3,7

2025 24.296 3,9

(Nguồn: Bộ Công thương)

Định hướng phát triển của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam

Định hướng chiến lược phát triển của Petrolimex Vietnam là trở thành tập đoàn kinh tế mạnh của Nhà nước kinh doanh sản phẩm hóa dầu ở khâu hạ nguồn, lấy kinh doanh xăng dầu làm trục, đa dạng hóa có chọn lọc các mặt hàng và loại hình kinh doanh, đa dạng hóa hình thức sở hữu, đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa, nâng cao năng lực hợp tác và cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Theo đó, Petrolimex Vietnam tập trung nỗ lực đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng toàn diện đối với doanh nghiệp. Công ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh là đơn vị thành viên của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, do đó định hướng phát triển của công ty phải nằm trong định hướng phát triển chung của Tập đoàn. Để hoàn thành được các mục tiêu đó tập đoàn đã có những định hướng sau:

- Thực hiện thành công đề án tái cơ cấu tập đoàn đã được Thủ tướng phê duyệt, tập trung thực hiện kế hoạch tái cấu trúc giai đoạn đến năm 2020, lựa chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có tiềm lực, có kinh nghiệm để trở thành cổ đông chiến lược; thực hiện thoái vốn và cơ cấu lại sở hữu của tập đoàn và các đơn vị thành viên.

Chuyển kinh doanh xăng dầu sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước hướng tới 3 mục tiêu: Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phát triển kinh

tế đất nước, bình ổn thị trường xăng dầu trong mọi tình huống; để giá bán xăng dầu thực sự được vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; hài hòa ba lợi ích Nhà nước ổn định nguồn thu - người tiêu dùng được mua với mức giá hợp lý - doanh nghiệp kinh doanh có tích lũy cho đầu tư phát triển.

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, tham gia thị trường từ khâu thượng đến hạ nguồn theo đúng chủ trương của Chính phủ tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, không ngừng nâng cao chất lượng, dịch vụ, văn minh thương mại.

Tiếp tục ưu tiên vốn đầu tư cho chương trình hiện đại hóa và đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh. Đồng thời nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, kiểm soát chặt theo thẩm quyền để tránh lãng phí xã hội, giảm chi phí lưu thông, tăng hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh.

Đổi mới nâng cao năng lực điều hành và hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ, khẳng định thương hiệu trong khu vực và trên trường quốc tế, qua đó thể hiện được vai trò chủ đạo và làm tốt cung ứng, dự trữ xăng dầu phục vụ an ninh năng lượng quốc gia cũng như đảm bảo nhu cầu nhiên liệu của nhân dân.

Bên cạnh xây dựng Petrolimex thành tập đoàn phát triển bền vững, trong đó, kinh doanh xăng dầu là trục chính; Petrolimex đang đẩy mạnh hoạt động của một số tổng công ty hàng đầu Việt Nam như: Tổng công ty Vận tải thủy Petrolimex (PG Tanker); Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex (PLC); Tổng công ty Gas Petrolimex (PGC), Tổng công ty Bảo hiểm Petrolimex (Pjico)...

Thương hiệu Petrolimex được khách hàng cả nước biết đến.

Định hướng, mục tiêu chung của Chi nhánh xăng dầu Bắc Ninh Phát huy những thành tích đã đạt được trong hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Công ty xăng dầu khu vực I - Cửa hàng xăng dầu Bắc Ninh đã đề ra những mục tiêu phát triển cụ thể trong thời gian tới như sau:

- Thực hiện tốt công tác tạo nguồn và phân phối xăng dầu cho mọi nhu cầu sản xuất, an ninh, quốc phòng và tiêu dùng của nhân dân, góp phần thắng lợi cho mục tiêu kinh tế xã hội ở địa phương, thực hiện tốt việc đóng góp cho Ngân sách nhà nước;

- Giữ vững vị thế là một doanh nghiệp lớn có thương hiệu mạnh và uy tín trên thị trường kinh doanh xăng dầu tỉnh Bắc Ninh;

- Tăng sản lượng bán ra, giữ vững và phát triển thị phần, đặc biệt là đối với các khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng;

- Đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân năm là 15 - 20%, tích cực tạo điều kiện thuận lợi tăng trưởng cao hơn và chuẩn bị cho những năm tiếp theo dự kiến lợi nhuận đạt 10 - 12% doanh thu;

- Giảm thiểu các khoản chi phí, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh có lợi nhuận ngày càng tăng;

- Phát triển nguồn nhân lực với cơ cấu lao động hợp lý, có đủ trình độ, năng lực quản lý, kỹ thuật kinh doanh, có phẩm chất chính trị tốt, đủ sức thực hiện các nhiệm vụ trong giai đoạn tới, ổn định tổ chức và giữ vững đoàn kết nội bộ;

- Tăng cường hơn nữa công tác quản lý kỹ thuật, kiểm tra, kiểm soát chất lượng, đảm bảo tốt nhất tiêu chuẩn chất lượng các loại xăng dầu và sản phẩm hóa dầu bán ra. Thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.

- Đảm bảo tốt đời sống cho người lao động, hướng tới tăng thu nhập bình quân cho người lao động.

Bảng 3.17. Một số chỉ tiêu tài chính của Chi Nhánh đến năm 2022

TT Các chỉ tiêu ĐVT TH

2020

KH 2021

KH 2022

1 Sản lượng M3 198.000 208.000 215.000

2 Doanh thu Tr.đồng 2.577.000 2.710.000 2.820.000 3 Lợi nhuận

sau thuế Tr.đồng 25.3 28.5 31.2

4 Thu nhập bình

quân của CBCNV Tr.đồng/người/tháng 10,00 12.000 14.000 (Nguồn: Petrolimex Bắc Ninh)

Mục tiêu kinh doanh xăng dầu

Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong những năm vừa qua chủ yếu là kinh doanh mặt hàng xăng dầu (xăng, dầu điêzen, dầu mazut, dầu hỏa) chiếm tỷ trọng 95% tổng sản lượng bán ra. Trong tương lai Chi nhánh cũng vẫn coi hoạt động kinh doanh xăng dầu là hoạt động kinh doanh chủ đạo. Tập trung trên bốn phương thức xuất bán sau: Bán lẻ; bán buôn; bán tổng đại lý, đại lý. Dự kiến đến năm 2022 sản lượng bán ra của Chi nhánh sẽ đạt 215.000 m3.

Trong đó hoạt động bán lẻ được Chi nhánh coi trọng nhất và sẽ tập trung phát triển hơn nữa trong thời gian tới, đây là kênh phân phối quan trọng, phục vụ trực tiếp tới người tiêu dùng, góp phần tạo ra sự phát triển bền vững cho Chi nhánh. Chi nhánh đặt ra mục tiêu tới năm 2022 hoạt động bán lẻ sẽ chiếm 50% tổng sản lượng xuất bán.

Bên cạnh đó Chi nhánh cũng vẫn tập trung đẩy mạnh các phương thức bán buôn, bán tổng đại lý, thương nhân nhận quyền bán lẻ. Cụ thể, mục tiêu đến năm 2022, bán buôn chiếm 20%, xuất bán tổng đại lý, thương nhân nhận quyền bán lẻ chiếm 30% tổng sản lượng bán ra.

Mục tiêu thị phần của Chi nhánh năm 2019 chiếm 60% trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và đến năm 2022 là 65%. Để đạt được mục tiêu đó, Chi nhánh cần tập trung mọi nguồn lực và các điều kiện cần thiết khác để tăng sản lượng bán ra, tăng doanh thu. Bên cạnh chăm sóc tốt những khách hàng truyền thống, Chi nhánh cũng cần tìm kiếm những khách hàng tiềm năng để tăng thị phần.

Mục tiêu kinh doanh dầu mỡ nhờn, khí gas hóa lỏng

Sản lượng xuất bán dầu mỡ nhờn, gas của Chi nhánh hiện nay mới chỉ chiếm 4% tổng sản lượng bán ra, 1% còn lại là sản lượng xuất bán sơn Petrolimex, nước giặt Petrolimex và bảo hiểm Pjico. Chi nhánh đã nhận định đây là một thị trường tiềm năng, có tỷ suất lợi nhuận cao hơn hẳn so với mặt hàng xăng dầu, vì vậy Chi nhánh cần tập trung phát triển hơn nữa trong những năm tới. Dầu nhờn và khí gas cũng là những nhiên liệu rất cần thiết cho các doanh nghiệp sản xuất, làm chất đốt, làm dầu máy bôi trơn động cơ. Chi nhánh đã đặt ra mục tiêu tăng sản lượng xuất bán gas, dầu mỡ nhờn lên 370 tấn vào năm 2020, tăng 10% so với hiện nay.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i chi nhánh xăng dầu bắc ninh (Trang 106 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)