Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Chi nhánh . 105 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i chi nhánh xăng dầu bắc ninh (Trang 113 - 140)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh xăng dầu Bắc

3.4.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Chi nhánh . 105 KẾT LUẬN

Đầu tư trang thiết bị hiện đại cho các cửa hàng bán lẻ:

Trong khâu bán lẻ xăng dầu, sự cạnh tranh giữa các đối thủ không chỉ là cạnh tranh về giá cả mà là cạnh tranh về chất lượng phục vụ và lợi thế thương mại của các điểm bán. Để xây dựng một cửa hàng bán xăng dầu, bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải lựa chọn địa điểm phù hợp với chiến lược phát triển của doanh nghiệp mình; phải thuận lợi về mặt nối kết với các công trình hạ tầng giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc…; đồng thời phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới cửa hàng xăng dầu của cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn khu vực như Sở Kế Hoạch đầu tư, cơ quan phòng cháy chữa cháy, phòng Quy hoạch, Sở giao thông công chính, Sở Công

Thương... Do vậy, không phải bất kỳ vị trí nào có lợi thế bán hàng là đã có thể xây dựng cửa hàng bán xăng dầu. Để khắc phục nhược điểm đó thì chất lượng phục vụ là yếu tố quan trọng để giành lợi thế cạnh tranh. Chất lượng phục vụ trong khâu bán lẻ được đánh giá thông qua các chỉ tiêu:

* Độ chính xác trong giao nhận thanh toán;

* Chất lượng hàng hóa;

* Thời gian đáp ứng nhu cầu;

* Thái độ phục vụ;

Do xăng dầu là mặt hàng tiêu chuẩn nên chất lượng là tương đối đồng nhất và nó phụ thuộc phần lớn vào khả năng quản lý và giám sát của các doanh nghiệp.

Thái độ phục vụ là yếu tố chủ quan của mỗi nhân viên bán hàng, phụ thuộc vào khả năng giao tiếp, văn hóa ứng xử, mức độ chuyên nghiệp. Trong kinh doanh, để bán được nhiều hàng mỗi doanh nghiệp, cửa hàng ngay từ khi tuyển chọn lao động, điều động bố trí nhân viên bán hàng đều phải rất chú ý đến các vấn đề đó.

Độ chính xác trong giao nhận, thanh toán và thời gian đáp ứng nhu cầu là những nhân tố khách quan, phụ thuộc chủ yếu vào mức độ hiện đại của các cột bơm xăng dầu. Trên thị trường hiện nay, tại các điểm bán lẻ một số loại cột bơm sau đây đang được sử dụng:

* Cột bơm Nhật: Có phần tính tiền tự động, tốc độ bơm cao, màn hình hiển thị số lượng và giá trị rõ, dễ nhìn. Có khả năng đặt trước các thông số để ngắt theo lượng hoặc tiền, có khả năng nối và truyền số liệu bơm vào máy vi tính;

* Cột bơm Ý: Có phần tính tiền tự động, tốc độ bơm tương đối cao, màn hình hiển thị số lượng và giá trị nhìn tương đối rõ;

* Cột Việt Nam: Có phần tính tiền tự động, tốc độ bơm tương đối cao, màn hình hiển thị số lượng và giá trị nhìn tương đối rõ;

* Cột bơm Tiệp: không có phần tính tiền tự động, tốc độ bơm bình thường, phần hiển thị số lượng khó nhìn;

* Cột bơm Trung Quốc: Không có phần tính tiền tự động, tốc độ bơm thấp, mức độ sai số cao, phần hiển thị số lượng khó nhìn.

Trong các loại cột bơm trên, cột bơm của Nhật có nhiều ưu điểm nổi trội, đặc biệt màn hình hiển thị số lượng và giá trị rõ ràng, dễ nhìn dưới ánh sáng ban ngày và đèn ban đêm giúp cho khách hàng dễ kiểm soát việc bơm hàng và tính tiền của người bán. Cũng theo tiêu chuẩn đó thì kế đến là cột bơm Ý. Hai loại cột bơm còn lại hiện nay đang rất ít được dùng ở các cửa hàng của các Doanh nghiệp lớn mà chủ yếu còn dùng ở các cửa hàng tư nhân.

Cột bơm Nhật do có nhiều ưu điểm kể trên giá thành đắt nhất, thường gấp 1,5 đến 2 lần các cột bơm khác. Do vậy, việc lắp đặt đồng loạt các cột bơm này thay cho các cột bơm cũ đòi hỏi nguồn tài chính khá lớn của Chi nhánh. Chi nhánh nên đánh giá thực trạng của các cửa hàng và chọn giải pháp đầu tư trang bị trước mắt như sau:

* Ưu tiên trang bị cho các cửa hàng có lượng bán lớn, mật độ khách hàng đông, nhất là vào các giờ cao điểm.

* Trang bị cho các cửa hàng ở vị trí xen giữa các cửa hàng của nhiều đối thủ.

Việc trang bị cột bơm hiện đại, có độ chính xác cao trước hết là để bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng, nâng cao chất lượng phục vụ của Chi nhánh, thu hút được nhiều khách đến mua hàng của Chi nhánh. Làm tăng sản lượng hàng hóa tiêu thụ, tăng doanh thu và lợi nhuận của Chi nhánh.

Hiện nay, 80% các cửa hàng bán lẻ đã được lắp đặt thiết bị cột bơm điện tử TASUNO của Nhật có độ chính xác cao. Tuy nhiên, việc đầu tư là chưa đồng bộ, vẫn còn một số thiết bị khác đã lắp đặt từ lâu và lạc hậu (ống dẫn, vòi bơm...). Chi nhánh cần đầu tư lắp đặt đồng bộ các thiết bị trên để có thể phát huy được tối đa năng lực của công nghệ hiện tại.

Năm 2016 Công ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh xăng dầu Bắc Ninh đã tiến hành cải tạo, nâng cấp cửa hàng xăng dầu số 151 (phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh), cửa hàng xăng dầu số 158 (thị trấn Thứa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh). Năm 2017, xây mới cửa hàng xăng dầu số 173 (huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh), và cải tạo sửa chữa cửa hàng xăng dầu số 153 (phường Khắc Niệm, TP. Bắc Ninh). Đây là những cửa hàng có sản lượng lớn, và là cửa hàng chiến lược, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng lớn và mục tiêu chính trị của Đơn vị.

Đầu tư phát triển và mở rộng mạng lưới bán lẻ

Quá trình phát triển nhanh các ngành công nghiệp, cũng như mạng lưới giao thông, nên nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục được tăng lên về sản lượng, quy mô và mở rộng theo địa bàn. Để đảm bảo phù hợp với xu hướng tăng nhanh của nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên địa bàn cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh xăng dầu Bắc Ninh. Một giải pháp được cho là quan trọng số một hiện nay đó là: Phát triển, mở rộng hệ thống bán lẻ trực tiếp, nâng hiệu sản lượng bán lẻ trực tiếp Chi nhánh cần thực hiện các giải pháp sau:

Phát triển mạng lưới bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, lĩnh vực có liên quan; có tính liên kết vùng trên cơ sở đảm bảo tính hợp lý giữa phát triển số lượng và quy mô các điểm kinh doanh tại các địa phương trong tỉnh, tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước về mặt hàng kinh doanh có điều kiện; xúc tiến xây dựng các cửa hàng bán lẻ tại những khu vực vùng sâu, vùng xa (Lương tài, Gia Bình...), nơi chưa có cửa hàng của Chi nhánh trên cơ sở khảo sát và nghiên cứu thị trường để đảm bảo khi kinh doanh có hiệu quả.

Phát triển các loại hình cửa hàng, đa dạng về phương thức phục vụ. Về dài hạn cần quan tâm phát triển loại hình cửa hàng bán hàng tự phục vụ trong

mạng lưới kinh doanh xăng dầu trên địa bàn, đặc biệt ở thành phố Bắc Ninh, các thị xã, khu công nghiệp sẽ phát triển trong tương lai để giảm bớt lao động bán hàng trực tiếp.

Ngoài nguồn vốn tự có của Chi nhánh, nguồn vốn liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và các đơn vị kinh doanh khác, các nguồn vốn xã hội khác tham gia dưới hình thức góp vốn cổ phần, tín dụng không chính thức, mua lại hoặc thuê cửa hàng… Giải pháp này sẽ giúp cho Đơn vị tốn ít chi phí nhưng vẫn quản lý được kênh phân phối của mình. Tuy nhiên, Chi nhánh chưa có biện pháp quản lý chỉ thực hiện thông qua hợp đồng kinh tế và thực tế thì vẫn xảy ra hiện tượng lách luật của các đối tác, nơi nào có hoa hồng cao thì họ sẽ chuyển qua lấy hàng.

3.4.2.2. Tăng cường quản lý chất lượng, số lượng và tiết kiệm chi phí

Trong bối cảnh cạnh tranh xăng dầu rất lớn vì có rất nhiều đầu mối lớn nhỏ tham gia kinh doanh, thị trường lại có nguồn hàng trôi nổi giá rẻ, mỗi doanh nghiệp xăng dầu lại có cách cạnh tranh riêng, đặc biệt sự xuất hiện doanh nghiệp nước ngoài với cam kết số lượng chính xác đến 0,01 lít thì đòi hỏi Chi nhánh phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp đảm bảo số lượng và chất lượng xăng dầu, nhằm tạo uy tín trên thị trường: Rà soát lại toàn bộ quy định, quy chế trong việc quản lý chất lượng và số lượng sản phẩm để loại bỏ, bổ sung sát thực hơn với tình hình thực tiễn trong toàn hệ thống và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm theo Nghị định 67/2017/NĐ-CP ngày 25/05/2017 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008.

* Để thực hiện mục tiêu tiết kiệm chi phí, Chi nhánh cần thực hiện các giải pháp nhằm cắt giảm chi phí bao gồm:

Quá trình hoạt động kinh doanh của mặt hàng đặc thù là xăng dầu nên việc có hao hụt là một tất yếu khách quan, theo số liệu từ phòng kinh doanh

của Chi nhánh thì đây là khoản chi phí lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận giảm vị thế cạnh tranh trên thị trường của Chi nhánh. Để giảm chi phí này Chi nhánh cần phê duyệt định mức hao hụt xăng dầu trên cơ sở định mức hao hụt do cơ quan có thẩm quyền ban hành, đối với quá trình vận chuyển, giao nhận, xuất bán, tồn chứa. Để triển khai thực hiện cơ chế khoán hao hụt cho các kho, các cửa hàng nhằm giảm tối đa lượng hao hụt đáp ứng chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh cho toàn hệ thống phân phối của Chi nhánh.

Chi phí hao hụt xăng dầu có liên quan đến tất cả các khâu của quá trình kinh doanh, do vậy việc tích cực tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm và tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ là hết sức cần thiết, đồng thời với đó là áp dụng các công nghệ tiên tiến, thay mới dần các trang thiết bị bảo quản như lắp máy phao trong bể chứa, sử dụng giao hàng qua lưu lượng kế, sơn bể bằng sơn hai thành phần và sơn phản nhiệt mặt trời, lắp mái phao chống bay hơi, khai thác triệt để chương trình quản lý hao hụt và các phương tiện đo lường xăng dầu hiện đại khác.

Việc tăng năng suất và hiệu quả lao động chính là một biện pháp quan trọng giúp giảm chi phí kinh doanh. Chi nhánh cần áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý nhằm tăng hiệu quả công việc, giảm chi phí phát sinh; đồng thời với đó là sắp xếp sử dụng cán bộ đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới là việc làm quan trọng. Thực hiện việc cắt giảm những chi phí không cần thiết, hoặc lãng phí trong kinh doanh như chi phí điện thoại, chi phí lưu thông, chi phí giao dịch tiếp khách…

Thay thế dần các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị tiết kiệm điện, lắp thiết bị đóng cắt điện chiếu sáng tự động. Thực hành khoán chi phí điện năng cho các cửa hàng xăng dầu… Trong sử dụng tài sản, thiết bị, phải qui định trách nhiệm gắn với bộ phận tổ chuyên môn và thực hiện đúng qui trình

bảo trì, bảo dưỡng để giảm chi phí sửa chữa và kéo dài thời gian sử dụng tài sản; hạn chế sự tác động trực tiếp của con người ở tất cả các khâu nhập, xuất, tồn chứa và vận chuyển.

Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra thường xuyên từ cấp Chi nhánh đến các đơn vị cơ sở; nâng cao ý thức tự giác, trách nhiệm có phần thưởng xứng đáng cho các tấm gương tiêu biểu, các cá nhân, tập thể hoàn thành tốt công việc, có sáng kiến giúp tăng năng suất, giảm chi phí kinh doanh. Bên cạnh đó cũng cần ban hành những quy định hành chính làm giảm thiểu các hành động thiếu ý thức của một bộ phận nhân viên.

3.4.2.3. Thực hiện chính sách giá hợp lý, linh hoạt trong thanh toán

Thị trường xăng dầu Việt Nam đã hội nhập sâu với thị trường khu vực và thế giới, muốn nâng cao khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng chính sách giá hợp lý, linh hoạt, mềm dẻo theo tín hiệu thị trường. Qua điều tra ý kiến thấy rằng chính sách điều hành giá hiện nay của Petrolimex Bắc Ninh còn quá cứng nhắc so với những đối thủ trực tiếp, cơ chế hoa hồng cho đại lý thấp hơn các đối thủ từ 200 - 500 đồng/lít cũng là một yếu thế. Chi nhánh xăng dầu Bắc Ninh là doanh nghiệp có truyền thống lâu đời, có uy tín về chất lượng và số lượng hàng giao, vì vậy các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh xăng dầu trên địa bàn rất muốn mua hàng của Chi nhánh nhưng do cơ chế giá cao hơn các đối thủ khác, vì lợi nhuận khách hàng đã lựa chọn mua hàng của doanh nghiệp khác.

Bản chất của kinh tế thị trường là cạnh tranh về giá, chất lượng để người tiêu dùng hưởng lợi. Thế nhưng cạnh tranh hiện nay của Chi nhánh trên thị trường xăng dầu mới chủ yếu dừng lại ở việc cạnh tranh về thương hiệu.

Hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường hiện nay của Chi nhánh được đánh giá là còn yếu và thiếu, bởi vậy để thích ứng với các biến động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh là rất cần thiết, Chi nhánh cần nghiên cứu thị trường để đưa ra thông tin về chính sách giá, thị trường tiêu thụ chính xác về các đối thủ để từ đó có những quyết sách đúng, nhất là trong lĩnh vực giá bán.

Thực tế, nếu có đơn vị đầu mối chiết khấu cho TNNQBL 900 đồng/lít thì sẽ có doanh nghiệp tăng lên mức 1.100/lít, hoặc 1.500/lít. Nếu cạnh tranh bằng cách tăng chi hoa hồng nhiều để giành giật TNNQBL, chi phí sẽ ngày càng bị đẩy cao lên, khiến giá bán lẻ cao. Cách làm này hoàn toàn bất lợi cho người dân, thị trường và chính cả doanh nghiệp, không phù hợp quy luật thị trường. Với lợi thế cạnh tranh về cơ sở hạ tầng của Chi nhánh như kho, hệ thống bán lẻ phủ rộng khắp địa bàn, phương tiện vận chuyển nhiều và đa dụng, đây là những nhân tố giúp cho Chi nhánh có thể đưa ra các chính sách để hỗ trợ giá cho khách hàng hoặc thông qua công khai đấu thầu nhằm chiếm thị trường, gia tăng sản lượng của Chi nhánh.

Chi nhánh có thể hỗ trợ giá cho khách hàng thông qua các hình thức như giảm cước vận tải, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ... Với ưu thế về kho, phương tiện chuyên chở, hệ thống bán lẻ rộng khắp đây là nhân tố giúp cho Chi nhánh có thể đưa ra các chính sách về hỗ trợ giá cho khách hàng.

Ngoài việc điều hành giá không hợp lý thì việc thanh toán của Chi nhánh cũng không linh hoạt, Chi nhánh không bán nợ, chỉ bán nợ khi có bảo lãnh của ngân hàng và cửa hàng trưởng, điều này gây nhiều phiền phức cho khách hàng đặc biệt là khi tăng giá. So sánh với những đối thủ trực tiếp thì vấn đề thanh toán của Chi nhánh quá cứng nhắc, các doanh nghiệp khác (Công ty TNHH Hải Linh, Công ty CP vật tư xăng dầu Hải Dương, công ty xăng dầu Quân Đội…) họ có thể cho những khách hàng uy tín nợ từ 15 đến 30 ngày mà không cần bảo lãnh của ngân hàng.

Hướng tới xã hội văn minh và chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ, đồng thời cũng là mục tiêu hướng tới của mỗi doanh nghiệp nhằm giảm các chi phí về quản lý, nhân công cũng như sự tiện lợi của khách hàng, gia tăng sản lượng bán lẻ, theo kịp với xu hướng phát triển và hội nhập. Chi nhánh cần triển khai từng bước hệ thống thanh toán thẻ khi mua xăng dầu tại cửa hàng bán lẻ trực thuộc hệ thống của Petrolimex.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i chi nhánh xăng dầu bắc ninh (Trang 113 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)