Một số hàm ý quản trị

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống học tập trực tuyến lms của học viên cao học tại các trường đại học ở thành phố hồ chí minh (Trang 81 - 85)

CHUONG 5 CHUONG 5 KET LUAN VA HAM Y QUAN TRI

5.2 Một số hàm ý quản trị

Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến YĐSD hệ thống HTTT (LMS) của học

viên cao học ở các trường ĐH tại TPHCM. cùng với mức độ quan trọng của chúng là cơ sở để các nhà hoạch định, các cán bộ quản lý tại các trường đại học để ra các chính sách phát triển chương trình học tập trực tuyến. Vì vậy, căn cứ trên kết quả nghiên cứu ở chương 4. cân cải thiện các yêu tô theo thứ tự như sau:

Về năng lực bản thân, là yếu tố tác động mạnh nhất đến YÐSD hệ thống HTTT của

học viên cao học. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy mặc dù khác nhau về thời gian và phương pháp thu thập dữ liệu nhưng kết quả nghiên cứu của tác giả cũng đồng nhất với các nghiên cứu của Farid Alem và cộng sự (2016). Iwata, và Clayton (2008) cho rằng năng lực bản thân có tác động cùng chiều đến YÐSD hệ thống HTTT.

Về yếu tố này, các nhà quản lý giáo dục tại các trường đại học có thê đào tạo cho học viên về các kỹ năng sử dụng máy tính dé thao tác trên hệ thống LMS của trường. Dẫn theo thông tin của cổng thông tin điện tử đắk lắk tính đến tháng

09/2022, có 72.1 triệu người Việt Nam sử dụng internet, đạt tỷ lệ 73.2% dân số. Kết

quả bài nghiên cứu này cũng cho thấy, các học viên cao học có khả năng về việc sử dụng mạng internet cũng như khả năng sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại. Vì lẽ đó, các trường đại học có thể áp dụng một số môn học lý thuyết để các học viên cao học thử nghiệm học tập trên nên tảng LMS và để xem xét mức độ hài lòng và khả năng đáp ứng trước khi triển khai HTTT toàn diện. Ngoài ra cũng liên quan đến

69

việc sử dụng máy tính và các thiết bị công nghệ để HTTT. tình trạng học viên đăng nhập vào hệ thống LMS trước buổi học để điểm danh và không ngôi trực tuyến để tham gia học tập là rất phổ biến. Vì lẽ đó, đề cải thiện đều này nhà trường cũng cần nên khuyến khích các giảng viên đứng lớp giảng dạy tương tác nhiều hơn với các học viên đang học cũng như điểm danh thường xuyên và yêu cầu mở camere để xem xét thái độ học tập.

Đồng thời, cung cấp các khóa học demo có các hướng dẫn cụ thể vẻ việc sử dụng phần mềm (LMS), đào tạo và nâng cao các kỹ năng và kiến thức của học viên về E- learning. Khi tham gia giảng dạy, giảng viên đứng lớp cũng nên nhắc nhở và hướng dẫn học viên các chức năng và công cụ trên nên táng học tập trực tuyến dé hoe vién không làm sai và có thể sử dụng đa dạng các chức năng học tập trên LMS, nhằm thu hút người học và tạo sự thú vị trong quá trình học tập. Song đó, các trường cũng cần tổ chức các khóa đào tạo cho cho giảng viên về các chức năng và hướng dẫn các giảng viên sử dụng thành thạo hệ thống LMS trong lúc giảng dạy và khai thác triệt dé các chức năng mà hệ thống này cung cấp đồng thời có các hướng dẫn chỉ tiết hoặt các hình ảnh minh họa cụ thé cho các học viên dé ho hiểu và biết cách sử dụng

hệ thống HTTT nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và tăng ý định sử dụng hệ thống

HTTT của học viên cao học hiện nay.

Về yếu tố tự nghiên cứu được coi là tác động mạnh đến YĐSD hệ thống HTTT (MS) của học viên cao học. Đối với yếu tố này, các nhà quan lý giáo dục nên tổ chức nhiều buổi định hướng cho các học viên biết rõ vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu ở bậc cao học để họ tự đặt ra mục tiêu của mình và phần đấu trong suốt quá trình học tập. không những thế, giảng viên đứng lớp phải kích thích nhu cau, khơi gợi hứng thú hợp tập cho học viên cao học. Bởi lẽ. việc kích thích nhu cầu cần được thực hiện liên tục trong quá trình giảng dạy bằng cách đặt vấn để, dẫn dắt vấn đề, giải quyết vấn đề một hợp tình, hợp lí, và hợp tính khoa học và thực tiễn để học viên dễ tiếp thu bài, muốn tìm hiểu và khám khá cái mới. Ở một khía cạnh khác, khuyến khích sinh viên áp dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn quản lý đời sông đê giải quyết các vân đề công việc. nhờ vậy mà giúp các học viên cao học

70

thấy được ý nghĩa thực sự của việc học cao học cũng như ý nghĩa thực tiễn của từng môn học, đề họ không ngừng nâng cao nghiên cứu và khám phá thêm nhiều cái mới trong cuộc sống. Hơn thế nữa, đề phát huy tinh thần tự học tự nghiên cứu của học viên, các giảng viên cũng nên đổi mới phương pháp giảng dạy kết hợp nhiều câu hỏi tình huống và các trò chơi học tập theo hướng gợi mở, phát hiện và giải quyết vấn đề. Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và năng lực tự học tự nghiên cứu của học viên cao học.

Hơn thế nữa, nhà trường cũng cần có các môn học về kỹ năng mềm trong các học kỳ đầu tiên của khóa học để cho các học viên rèn luyện các kỹ năng cần thiết để trang bị hành trang trong thời gian học tập tại trường. Đồng thời, nhờ có định hướng và các kỹ năng mềm được trang bị mà học viên có thể tự chủ động học tập. tự chịu trách nhiệm với kết quả học tập của mình cũng như kết quả học tập của người học cũng được nâng cao. Góp phân hạn chế tỷ lệ bỏ học đáng tiếc.

Về yếu tố động lực học tập, đây là yếu tố khá quan trọng tác động đến YĐSD hệ

thống HTTT (LMS) của học viên cao học. Đối với yếu tố này, bài nghiên cứu có

cùng kết quả với các nghiên cứu trước đây như của Alem và cộng sự (2016), Hung, M., Chou, C., Chen, C., & Own, Z. (2010). Các nhà quản lý giáo dục nên khuyén khích các giáo viên đứng lớp nên có một kênh liên lạc riêng trực tiếp với lớp như thông qua các nên tảng xã hội facebook, zalo... và thường xuyên gửi tài liệu học tập trên group lớp đề học viên dù bị vắng một buôi vẫn có thê có tài liệu dé đọc và tiếp thu kiến thức. Ngoài ra, các nhà quản lý giáo dục cũng nên khuyến khích học viên làm việc nhóm để có thể hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình học tập. đặc điểm chủ yếu của các học viên cao học là đã đi làm ở các cơ quan đơn vị ttrong và ngoài nước, vì vậy có thé dé mắc phải cái khó khăn khi làm bài tập. Bằng cách, giáo viên đứng lớp khuyến khích làm bài nhóm thì dù học viên ở tại nhà có bị xao nhãng do con cái, âm thanh, công việc... vẫn hoàn thành được việc học do các thành viên khác hỗ trợ.

Ở một khía cạnh khác, bản thân của mỗi học viên cũng cân tìm ra cho mình một phương pháp học tập phù hợp. Trước hết, phải biết lắng nghe bài giảng các kiến

71

thức mà giảng viên đứng lớp truyền đạt, ghi chép kỹ càng và nghiên cứu những nội dung đó bằng cách đọc thêm nhiều tài liệu để làm sáng tỏ vấn đề còn nghi ngờ.

Song song đó, phải biết đặt nhiều câu hỏi trong quá trình học tập để giảng viên có thể giải đáp các điều còn chưa rõ ở mỗi học viên, và quan trọng hơn, ngoài giáo trình chính thống, ở mỗi học viên cũng nên cần tìm thêm nhiều nguồn tài liệu khác nhau đề tham khảo và đối chiếu với các kiến thức đã học nhờ vậy mà có thé nim sâu và hiệu rõ từng vân đê.

Về yếu tố chuẩn chủ quan, các nhà quản lý giáo dục nên truyền thông rộng rãi cho các sinh viên đại học và các học viên cao học hiểu rõ về các tiện ích của phần mềm học tập trực tuyến (LMS) dé học viên hiểu rõ và sẵn sàng sử dụng LMS để học tập.

Ngoài ra, các giảng viên đứng lớp cũng tích cực hướng dẫn sinh viên và tạo nhiều game học tập trên LMS trong lúc giảng bai dé thu hút học viên và khuyến khích học viên cao hoc ding LMS dé hoc tập. Từ các giải pháp trên sẽ thúc đây các học viên cao học có ý định đi đến quyết định sử dụng hệ thống HTTT.

Ở một khía cạnh khác, các giảng viên đứng lớp cũng cần nâng cao tỉnh thân trách nhiệm cao, không ngừng học hỏi dé nang cao trình độ và phương pháp giảng day dé học viên thấy rằng dù là HTTT hay học tập truyền thống thì lượng kiến thức học viên học được vẫn đảm chất lượng như nhau

Về yếu tố tài chính, có tác động cùng chiều đến YĐSD hệ thống LMS của học viên cao học, đồng thời yếu tố tài chính cũng giống kết quả nghiên cứu của Alem và cộng sự (2016) trước đó. Đối với yếu tố này các nhà quản lý giáo dục cần nâng cao hơn nữa về hệ thống mạng internet trong khuôn viên trường học để học viên có thé truy cập vào bài giảng trên LMS học bất kỳ tài liệu HTTT nào đều cũng giúp học viên thỏa mãn và có ý định chuyển sang học tập trực tuyến. Ngoài ra, thư viện nhà trường cũng nên trang bị nhiều máy tính có kết nối internet mạnh mẽ đề học viên có thể tham gia vào bài giảng của lớp trên LMS.

Theo báo cáo về “Thị trường ứng dụng di động 2021 được Appota nghiên cứu cho thấy. Hiện nay tại Việt Nam có khoảng 70% dân số sử dụng điện thoại di động, và

72

có tới 649% các thuê bao đã kết nối 3G và 4G. Thực tê cho thấy hiện nay, hầu hết

các học viên cao học hoặc các sinh viên đại học đều có riêng cho mình một chiếc điện thoại hoặc một chiếc máy tính xác tay cá nhân, bởi lẽ đó hầu hết các học viên cao học đều có thể học tập trực tuyến ở bất cứ nơi đâu khi có mạng internet. Vì lẽ đó, nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục có thể xây dựng các chính sách, có các gói hỗ trợ các học viên khó khăn vay, mượn thiết bị công nghệ hoặc hỗ trợ một phần kính phí để họ tự mua sắm cho mình các trang thiết bị học tập là một điều rất thiết thực để thúc day ý định sử dụng LMS trong HTTT.

Về Tính hữu ích, các nhà quản lý giáo dục nên có các quy định như kết thúc học kì học trực tuyến, các giảng viên đứng lớp sẽ có nhận xét về thành tích học tập cũng nhưng những điểm mạnh và điểm yếu của học viên cao học khi tham gia HTTT để mỗi học viên nắm bắt được tình hình học tập của mình nhằm nâng cao hơn nữa YÐĐSD của học viên. Kế đó, các giảng viên đứng lớp cũng cần đảm bảo chất lượng buổi HTT bằng hoặc hơn so với buổi học thực tế để học viên cảm thấy tiện lợi khi có thể không mắt quá nhiều thời gian và công sức nhưng vẫn dam bao tiếp thu được nhiều kiến thức như đang học tập trên lớp học. Hơn nữa, các nhà quản lý giáo dục cũng nên nghiên cứu đề tích hợp nhiều chức năng khác vào hệ thống LMS hiện nay, thí dụ về các chức năng như kiểm tra đạo văn, quản lý điểm GPA.... vào hệ thống LMS nhằm để cho giảng viên và học viên tăng cường sử dụng vào việc học tập và tạo sự hứng thú khi cho giảng viên và học viên khi học tập trực tuyến.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống học tập trực tuyến lms của học viên cao học tại các trường đại học ở thành phố hồ chí minh (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)