Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) đề tài kế hoạch marketing cho sản phẩm mì hảo hảo của công ty acecook việt nam (Trang 22 - 27)

2. Phân tích tình thế

2.4. Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay ở Việt Nam có hơn 50 doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền, sản lượng đại khoảng 5 tỷ gói/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt từ 15-20%.

Trong con mắt của nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam trở thành thị trường hấp dẫn và tiềm năng. Vì thế đã và đang diễn ra một “cuộc chiến” khốc liệt quanh mì gói để dành thị phần. Chính vì vậy Acecook đang phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ để dành thị phần trên thị trường.

a. Cạnh tranh trực tiếp

Dựa vào mức giá ta có thể xếp các đối thủ cạnh tranh của mì Hảo Hảo thành 3 nhóm: giá thấp, giá trung, giá cao.

Nhóm mức giá thấp (2000 - 3000VNĐ): Được tiêu thụ khá tốt, nhất là ở thị trường nông thôn. Những sản phẩm đánh vào mức giá thấp phải kể đến là Kokomi (Masan), mì Miliket (Colusa).

- Mì Kokomi:

+ Điểm mạnh: Mì Kokomi đến từ công ty Masan có sức thu hút riêng ở sợi mì dai ngon và gia vị chua cay hấp dẫn. Với công nghệ hiện đại và sự giám sát nghiêm ngặt nên người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm về chất lượng. Điểm cộng cho sản phẩm là giá thành vô cùng rẻ, đa dạng nhiều chủng loại sản phẩm.

Trong đó mì trộn Kokomi vị xoài xanh tôm nõn với sự kết hợp độc đáo và mới lạ chưa từng có. Kokomi còn có hệ thống phân phối rộng lớn bao gồm 5 trung tâm phân phối trên khắp Việt Nam.

+ Điểm yếu: Điểm yếu của Kokomi là nguồn nguyên vật liệu đầu vào không ổn định phụ thuộc vào nhà cung cấp nguyên vật liệu trong và ngoài nước.

Phần lớn nguyên vật liệu hiện đang nhập khẩu nước ngoài dẫn đến chi phí sản xuất cao. Kinh doanh đa ngành nên Masan không hoàn toàn tập trung vào sản phẩm mì gói.

- Mì Miliket:

+ Điểm mạnh: Miliket có khả năng nhận diện thương hiệu rất tốt khi có nhiều người Việt Nam đã làm quen với nhãn hiệu từ thời bao cấp. Miliket thường là lựa chọn số 1 của nhiều người, đặc biệt khi ăn lẩu. Người ta thích ăn Miliket

không chỉ vì hương vị ngon mà bởi vì nó gắn với những kỷ niệm về những năm tháng khó khăn thời bao cấp đã in sâu trong tâm trí người Việt Nam. Vì vậy, những người yêu thích sản phẩm mì này nhất thường là những người có độ tuổi trung niên hay cao tuổi.

+ Điểm yếu: Điểm yếu của Miliket nằm ở việc số điểm bán lẻ tới tay người tiêu dùng của công ty quá ít so với các hãng hãng khác. Do vậy mà những người có nhu cầu mua nhiều khi không thể mua được do cửa hàng không bán.

Nhóm mức giá trung bình (3000 - 4000 VNĐ): Điển hình là mì Gấu Đỏ đến từ Công ty Cổ phần thực phẩm Á Châu (Asia Foods)

- Điểm mạnh : Mì Gấu Đỏ có đa dạng có đến 9 loại khác nhau, đa dạng

dòng mì, phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Hơn nữa, Mì Gấu Đỏ có chiến lược chiêu thị, quảng cáo, đánh mạnh vào ý nghĩa nhân đạo mang tính nhân văn cao với chiến dịch “Gắn kết yêu thương”.

- Điểm yếu : Mì Gấu Đỏ chưa có bộ phận tiếp thị thường xuyên xuống các đại lý để giới thiệu sản phẩm. Chiến dịch của Gấu Đỏ cũng gây ra tranh cãi dư luận, nội dung quảng cáo không liên quan đến thực tế. Sản phẩm cũng chưa có những cải tiến mới trong việc phát triển sản phẩm

Nhóm mức giá cao (5000 - 6000 VNĐ): Các loại sản phẩm mì ăn liền ở mức giá cao đang dần chiếm vị trí quan trọng trong toàn bộ thị trường mì ăn liền phải kể đến mì Omachi đến từ Công ty cổ phần thực phẩm Masan (Masan Food)

- Có thể thấy hiện Masan đang là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của công ty Acecook khi là doanh nghiệp Việt chiếm thị phần cao nhất với tỉ lệ 16,5%

và còn có chuỗi sản phẩm vô cùng chất lượng từ hương vị đến chất lượng

vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó mì ăn liền khoai tây Omachi là sản phẩm điển hình được chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm: mì ăn liền khoai tây Omachi.

+ Điểm mạnh: Có hậu thuẫn từ tập đoàn mẹ Masan, thị phần lớn: Mì omachi là 1 trong 2 sản phẩm mì chủ lực của công ty Masan bên cạnh Kokomi ở phân khúc giá rẻ hơn. Ngành hàng thực phẩm tiện lợi của Masan Consumer, chủ yếu là mì gói, năm 2020 đạt doanh thu thuần 4.968 tỷ đồng, tăng 7%. Cùng với đó, chất lượng sản phẩm nổi bật: Omachi với thành phần nguyên liệu 100% được chế biến từ tự nhiên, không chứa hóa chất, nói không với chất phụ gia và chất bảo quản, đạt yêu cầu chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tốt cho người sử dụng, không gây nóng trong người như các sản phẩm mì ăn liền khác có mặt trên thị trường. Omachi còn có hệ thống phân phối rộng và các hoạt động marketing mạnh mẽ như mời hàng loạt nghệ sĩ nổi tiếng, chọn kênh quảng cáo truyền hình, hiển thị trên các kênh quốc gia lớn vào giờ vàng, thường từ 20 giờ đến 22 giờ.

+ Điểm yếu: Bị nghi ngờ về thông tin sản phẩm: Việc quảng cáo không đúng sự thật về thành phần của các loại mì là một trong những “rắc rối” mà Masan từng vướng phải. Giá thành cao hơn thu nhập trung bình của người Việt do Omachi tập trung phân khúc khách hàng thành thị nên chưa tiếp cận hiệu quả lượng lớn khách hàng ở nông thôn.

b. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp

Mặc dù không phải thuộc dòng sản phẩm là mì ăn liền, tuy nhiên, việc khách hàng lựa chọn các sản phẩm này cũng có thể gây ảnh hưởng đến doanh số của mì Hảo Hảo:

Cháo ăn liền, Miến/Hủ tiếu/Phở ăn liền:

Không quá rầm rộ như thị trường mì ăn liền, nhưng cháo ăn liền hay các loại miến/hủ tiếu/phở đóng gói vẫn có sức hút lớn với một lượng doanh số ổn định và tiềm năng phát triển cao trong những năm tới.

So với mì ăn liền, các sản phẩm kể trên được đánh giá là ít gây các tác dụng phụ do nóng trong người, nổi mụn, …Tuy nhiên, đặc biệt các sản phẩm miến hay phở sẽ mất thời gian pha chế hơn, cũng như giá thành cũng khá chênh lệch cũng khiến các sản phẩm này chưa thể nào có cú “lội ngược dòng” đối với mì ăn liền được.

Một số thương hiệu nổi bật: cháo tươi Sài Gòn Food Baby, cháo Gấu Đỏ (công ty Á Châu), phở Đệ Nhất, miến Phú Hương…

Các quán ăn:

Việt Nam là một “Thiên đường ẩm thực” được rất nhiều quốc gia đánh giá cao. Vô hình chung, đó lại là gánh nặng của những doanh nghiệp hay thương hiệu kinh doanh trong ngành FMCG, vì người Việt Nam rất dễ dàng tìm kiếm được đồ ăn nhờ các quán cơm, quán phở, hay chỉ là những xe đẩy bán hủ tiếu,…

có thể đem lại một bữa ăn đảm bảo những tiêu chí: nhanh, gọn, rẻ, bổ dưỡng.

Không quá biểu hiện sự cạnh tranh ra ngoài, nhưng chính những đối tượng này lại chiếm lấy một lượng lớn khách hàng hiện tại hoặc tiềm năng của Hảo Hảo.

Thức ăn nhanh:

Thức ăn nhanh là một lựa chọn hiện đại và toàn cầu. Các thương hiệu ăn nhanh nổi tiếng thế giới có thể kể đến; McDonald, Jollibee, KFC, Lotteria…

đang dần chiếm được một thị phần lớn tại Việt Nam, đặc biệt là khu vực đô thị.

Đây cũng là một trong những đối thủ cạnh tranh mà Acecook cần cân nhắc.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) đề tài kế hoạch marketing cho sản phẩm mì hảo hảo của công ty acecook việt nam (Trang 22 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)