Bài học kinh nghiệm cho huyện Kim Bôi

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án cải tạo vườn tạp giai đoạn 2016 2020 trên địa bàn huyện kim bôi tỉnh hòa bình (Trang 24 - 28)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CẢI TẠO VƯỜN TẠP

1.1. Cơ sở lý luận

1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Kim Bôi

Từ những kinh nghiệm của các đơn vị trên, huyện Kim Bôi cần chú trọng các vấn đề sau:

Một là, về công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Các cấp ủy, Đảng, chính quyền, cơ quan nêu cao vai trò, trách nhiệm, ban hành nghị quyết chuyên đề, xây

dựng kế hoạch, phân công cán bộ theo dõi, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoàn thành Đề án theo lộ trình.

Hai là, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền hiệu quả của dự án cải tạo vườn tạp. Theo đó, địa bàn huyện cần tập trung tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc cải tạo vườn tạp nhằm thay đổi nhận thức, tư duy sản xuất lâu đời của người dân; góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đồng bộ trong công tác làm vườn của người dân thông qua nhiều kênh như: Đài Truyền thanh - truyền hình, báo chí, hệ thống loa đài thôn/xóm, các buổi họp thôn…

Phát huy tối đa hiệu quả hoạt động các chi hội như: Hội nông dân, Phụ nữ, Đoàn thanh niên, câu lạc bộ khuyến nông, hội làm vườn… trong việc xây dựng kế hoạch, phương pháp thực hiện, tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia cải tạo vườn tạp như: gây quỹ cho hội viên vay làm vốn, tự tổ chức tham quan học tập giữa các hộ…

Gắn việc cải tạo vườn tạp vào các tiêu chí thi đua tại các xã trong việc chỉnh trang nhà cửa, chuồng trại… trong phong trào xây dựng nông thôn mới;

tạo nên sự phát triển mạnh mẽ phong trào cải tạo vườn tạp lâu nay chưa được quan tâm chú ý.

Nêu gương các điển hình tiến tiến trong địa phương cũng như tại các nơi khác trong việc thực hiện cải tạo vườn tạp giúp người dân nắm bắt thông tin và tham quan học hỏi kinh nghiệm.

Ba là, cần có định hướng chuyển đổi cây trồng phù hợp, hiệu quả. Theo đó, các cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn huyện cần bám theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới và quy hoạch trồng cây ăn quả có múi, quy hoạch vùng trồng rau an toàn đến năm 2025, cũng như căn cứ vào điều kiện địa phương các cấp ủy, đảng chính quyền đưa ra định hướng phát triển các loại cây trồng phù hợp với địa phương, có thị trường tiêu thụ. Thường xuyên thống kê diện tích đã trồng để có sự điều chỉnh phù hợp, đồng thời đưa ra dự báo thị trường để khuyến cáo nông dân không nên chạy theo phong trào, phá vỡ quy hoạch, dẫn đến những thất thiệt không đáng có.

Bên cạnh đó, cần phải tư vấn, hướng dẫn cho các hộ dân trồng xen các loại cây trồng ngắn ngày bên cạnh những cây ăn quả lâu năm để lấy ngắn nuôi dài, hạn chế đầu tư ban đầu hoặc trồng một số cây gia vị, dược liệu như: sả, gừng, nghệ… dưới tán cây có tác dụng chống xói mòn và cải tạo đất.

Bốn là, cần đẩy mạnh áp dụng khoa học, công nghệ và tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Theo đó, cần tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cho nhân dân trong quá trình cải tạo vườn tạp; định hướng cho người dân cải tạo vườn nhà mình, từ đó lựa chọn 1 - 2 loại cây chủ đạo để phát triển kinh tế vườn; đưa các giống cây trồng có năng suất cao, chống chịu tốt, phẩm chất tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên khí hậu của vùng, tính chất đất đai để đưa vào sản xuất.

Quan tâm thường xuyên công tác bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất, nhất là công tác dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh hại, dịch bệnh để có biện pháp phòng trừ hiệu quả.

Khuyến khích các hình thức liên kết và hợp tác trong việc ứng dụng khoa học công nghệ nông nghiệp, giới thiệu các loại giống cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai thổ nhưỡng và chuyển giao khoa học công nghệ cho nhân dân trong vùng

Từng bước nâng cao trình độ quản lý, sản xuất kinh doanh và áp dụng khoa học kỹ thuật của hộ gia đình, cá nhân thông qua các lớp tập huấn, tham quan mô hình, qua các kênh thông tin đại chúng, báo chí,…

Năm là, tiến hành hỗ trợ xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm. Tạo điều kiện cho các hộ dân có thể tiếp cận, tham gia các chương trình dự án hợp tác nông nghiệp, các hội chợ hàng nông nghiệp, giúp người dân có thể trực tiếp giới thiệu các sản phẩm của mình với người tiêu dùng.

Đồng thời, cần thành lập và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ hợp tác, HTX nông nghiệp nhằm hỗ trợ nông dân trong các loại hình dịch vụ sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ các sản phẩm; Khuyến khích thành lập các

hội làm vườn, câu lạc bộ, nhằm trao đổi kinh nghiệm tạo vùng sản xuất tập trung để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Sáu là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác cải tạo các dự án vườn tạp. Thực hiện quản lý nhà nước đối với chất lượng sản phẩm đầu vào như giống, vật tư phân bón, thuốc BVTV, thuốc Thú y… nhằm đảm bảo lợi ích chung của Nhà nước, lợi ích của người sản xuất, doanh nghiệp, quyền lợi của người tiêu dùng và môi trường sinh thái.

Bảy là, tăng cương thực hiện, áp dụng và lồng ghép các chương trình, Dự án hỗ trợ cải tạo vườn tạp. Thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đã được UBND tỉnh phê duyệt ban hành như: hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực trồng trọt, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Lồng ghép các chương trình, dự án như: Chương trình 135, chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo bền vững và các chương trình dự án khác có trên địa bàn huyện để hỗ trợ nhân dân trong sản xuất. Đồng thời, cần hỗ trợ sau đầu tư cho các hộ nông dân thực hiện cải tạo vườn tạp, xây dựng mô hình trình diễn trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao khoa học kỹ thuật; hỗ trợ sau đầu tư cho các doanh nghiệp tham gia tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị với nông dân qua hợp đồng, chính sách hỗ trợ các giống mới năng suất, chất lượng tốt; hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh…

Ngân hàng chính sách hỗ trợ người dân vay vốn với lãi suất ưu đãi nhất, thủ tục đơn giản, kéo dài thời gian cho vay.

Chương 2

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án cải tạo vườn tạp giai đoạn 2016 2020 trên địa bàn huyện kim bôi tỉnh hòa bình (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)