Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng thực hiện “Đề án cải tạo vườn tạp giai đoạn 2016 - 2020” trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình
3.1.4. Kết quả thực hiện Đề án cải tạo vườn tạp
- Việc bố trí, phân công cán bộ: 100% các xã thành lập Ban chỉ đạo và trưởng Ban chỉ đạo là đồng chí Chủ tịch UBND các xã, các thành viên BCĐ được phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng từ cấp huyện tới xã.
- Huyện Đoàn tham mưu cho BCĐ ban hành các kế hoạch thực hiện đề án theo từng năm, thường xuyên báo cáo tiến độ thực hiện đề án để BCĐ nắm được.
- Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá; sơ kết rút kinh nghiệm được thực hiện hàng năm, ngoài ra Huyện Đoàn đã thành lập 04 đoàn kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện Đề án.
3.1.4.2. Công tác tuyên truyền phổ biến về chính sách cải tạo vườn tạp
Để thực hiện triển khai “Đề án cải tạo vườn tạp giai đoạn 2016 - 2020”
trên địa bàn huyện Kim Bôi”, Ban chỉ đạo các Đề án phát triển nông nghiệp huyện Kim Bôi đã chỉ đạo thực hiện, kết quả đạt được như sau:
+ Xây dựng 04 phóng sự về Đề án Cải tạo vườn tạp, thường xuyên thông tin tuyên truyền về đề án tới bà con nhân dân thông qua hệ thống loa đài thôn xóm, các cuộc họp thôn, họp nhóm, trang Facebook Huyện Đoàn.
+ Tổ chức 01 buổi tham quan mô hình trồng bưởi cho bà con nhân dân xã Tú Sơn tại xã Bắc Sơn.
+ Huyện Đoàn tổ chức 6 buổi tuyên truyền về Đề án tại các xã: Tú Sơn, Đú Sáng, Vĩnh Tiến, Bắc Sơn, Sơn Thủy.
Ngoài ra Huyện Đoàn Kim Bôi lồng ghép tuyên truyền về Đề án Cải tạo Vườn tạp trong các chương trình Ra quân tháng thanh niên, các chương trình tình nguyện mùa Hè, tình nguyện mùa Đông, được đông đảo người dân ủng hộ, kết quả đạt được 2.706 hộ dân đăng ký tham gia; Tổ chức 02 cuộc đối thoại giữa ĐVTN và lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện về Đề án Cải tạo vườn tạp tại chương trình các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy - UBND huyện trực tiếp giải đáp những băn khoăn thắc mắc của ĐVTN về Đề án Cải tạo vườn tạp.
3.1.4.3. Công tác quy hoạch cải tạo vườn tạp
Việc triển khai thực hiện Đề án trên cơ sở bám sát các quy hoạch vùng sản xuất của các xã. Có 3 loại mô hình được triển khai thực hiện đó là:
+ Mô hình cây ăn quả, trồng rau;
+ Mô hình cây ăn quả kết hợp nuôi gà;
+ Mô hình trồng cây dược liệu.
Đề án khuyến khích người dân đăng ký các loại cây theo quy hoạch phát triển nông nghiệp của huyện. Tuy nhiên qua giai đoạn thực hiện, các hộ dân cơ bản đều lựa chọn mô hình trồng cây ăn quả, có lựa chọn cây trồng theo vùng như:
Cây ăn quả có múi: Tập trung trồng nhiều tại các xã nằm trong vùng quy hoạch phát triển cây ăn quả có múi: Tú Sơn, Nam Thượng, Sào Báy, Mỵ Hòa, Kim Sơn (cũ), Kim Bôi, Vĩnh Tiến, Bình Sơn, Bắc Sơn (cũ).
Cây nhãn: Tập trung trồng nhiều tại các xã: Sơn Thủy (cũ), Nật Sơn (cũ), Hùng Tiến (cũ), Thượng Bì (cũ), Bắc Sơn (cũ).
Cây mía: Tập trung trồng nhiều ở các xã: Tú Sơn, Đú Sáng, Vĩnh Tiến, Bình Sơn.
Cây rau các loại: Tập trung trồng nhiều ở các xã: Hạ Bì (cũ), Kim Bình (cũ), Kim Bôi (cũ), Trung Bì (cũ), Kim Truy (cũ), Đông Bắc, và các xã khác.
Cây bí xanh, bí đỏ, dưa các loại tập trung trồng nhiều ở các xã: Hợp Kim (cũ), Nam Thượng, Sào Báy, Mỵ Hòa, Cuối Hạ, Đú Sáng.
Cây trồng khác: Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng địa phương định hướng cho các hộ lựa chọn các loại cây trồng phù hợp, hiệu quả kinh tế cao.
3.1.4.5. Kết quả thực hiện đến năm 2020
a) Về diện tích vườn tạp được cải tạo đến năm 2020
Kết quả cải tạo vườn tạp của huyện Kim Bôi giai đoạn 2016 - 2020 được tổng hợp ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Kết quả cải tạo vườn tạp trên địa bàn huyện Kim Bôi giai đoạn 2016 - 2020
ĐVT: ha
Số
TT Xã/thị trấn
Tổng diện tích
vườn
Trong đó Diện tích
vườn chuyên
canh
Diện tích vườn tạp đã cải tạo
Diện tích vườn tạp chưa cải
tạo
Diện tích đất chưa
trồng cây
1 Xã Bình Sơn 40 0 12,37 27,63
2 Xã Xuân Thủy 72,63 15,97 33,71 12 11,42
3 Xã Vĩnh Đồng 73,6 18,265 18,265 34,98 0
4 Xã Kim Bôi 150 60 35,404 25 22,00
5 Xã Nam Thượng 5,06 0 5,06 4 4
6 Xã Cuối Hạ 74,7179 48,3449 8,3732 12 6,00
7 Tú Sơn 44 6 98,64 2,5 0
8 Xã Vĩnh Tiến 317,3 0 39,36 10,88 0
9 xã Sào Báy 19,7 0 6,9 16,05 0
10 Xã Nuông Dăm 3,4 0 10,31 3 0
11 Thị trấn Bo 0 0 7,51 1 70
12 Xã Mỵ Hoà 225,3 56,4 16,0 152,9 -
13 Xã Hợp Tiến 9,86
14 Xã Đú Sáng 0 0 34,11 0 0
Số
TT Xã/thị trấn
Tổng diện tích
vườn
Trong đó Diện tích
vườn chuyên
canh
Diện tích vườn tạp đã cải tạo
Diện tích vườn tạp chưa cải
tạo
Diện tích đất chưa
trồng cây
15 Hùng Sơn 48,08 31,65 14,63 1,80 -
16 Xã Đông Bắc 15 4,04 13,04 8 8
17 Kim Lập 33,2 26,7 8,82 0 0
Tổng cộng 1122,0079 267,3699 386,3882 311,264 51,42 (Nguồn: UBND huyện Kim Bôi) Từ bảng 3.4 cho thấy diện tích vườn tạp cải tạo là 386,3882 ha, diện tích vườn chuyên canh là 267,36 ha.
b) Về nguồn vốn thực hiện “Đề án tạo vườn tạp giai đoạn 2016 - 2020”
Kinh phí và nguồn kinh phí cải tạo vườn tạp giai đoạn 2016 - 2020, được thể hiện qua bảng 3.5.
Bảng 3.5. Kinh phí và nguồn kinh phí cải tạo vườn tạp giai đoạn 2016 - 2020 của huyện Kim Bôi
Năm Diện tích (ha)
Kính phí (triệu đồng) Tổng NS huyện NS tỉnh Vốn lồng
ghép Dân góp
27 27
2016 101,7 3.336 200 - 1.050 2.086
2017 81,7 2.680 252 212,6 500 1.715
2018 95 3.116 65 - 1.350 1.701
2019 108 3.542 90 1.000 2.452
Tổng 386,4 12.701 634 212,6 3.900 7.954 Tỷ lệ so với kế
hoạch (%) 100,00 4,99 1,77 30,71 62,63 (Nguồn: UBND huyện Kim Bôi)
Nguồn kinh phí cải tạo vườn tạp giai đoạn 2016 - 2020 của huyện Kim Bôi đến từ 4 nguồn: Nguồn vốn ngân sách tỉnh; Nguồn vốn ngân sách huyện;
Nguồn vốn lồng nghép thực hiện và Nguồn vốn do dân đối ứng với tổng kinh phí đạt 12700,6 triệu đồng. Trong đó, Nguồn vốn do dân đối ứng chiếm tỷ trọng cao nhất 62,63%, thứ hai là Nguồn vốn lồng nghép thực hiện, chiếm 30%. Điều này chứng tỏ, người dân thật sự nhận thức được việc cải tạo vườn tạp nhằm nâng cao giá trị gia tăng là thiết thực và họ chính là chủ thể chính để thực hiện.
c) Chính sách hỗ trợ người dân khi tham gia cải tạo vườn tạp - Hỗ trợ về kỹ thuật:
Ban chỉ đạo Đề án đã chỉ đạo và mở các lớp tập huấn giúp đoàn viên thanh niên và các hộ tham gia đề án hiểu và áp dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất tại hộ gia đình.
Trong giai đoạn 2016 - 2020 Huyện Đoàn phối hợp mở 88 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn trồng và chăm sóc cây ăn quả cho bà con nhân dân. Kết quả được tổng hợp qua bảng 3.6.
Bảng 3.6. Số lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật
ĐVT: Lớp
Năm Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ (%)
2017 20 45 225
2018 50 35 70
2019 20 3 15
2020 30 5 16,67
Tổng 120 88 73,33
(Nguồn: UBND huyện Kim Bôi và tổng hợp của tác giả) Nội dung tập huấn: Các công nghệ tiên tiến, các quy trình sản xuất an toàn, giảm sử dụng thuốc BVTV, hóa chất nhằm giảm chi phí, tăng năng suất,
chất lượng, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phương pháp tiêu thụ, xây dựng và bảo vệ chất lượng nông sản nhằm xây dựng thương hiệu.
Phương pháp tập huấn: Thuyết trình trên hội trường, tập huấn tại hiện trường (FFS), áp dụng với từng chủ đề khác nhau.
- Hỗ trợ về giống cây:
Theo Hướng dẫn 28 - Sở NN&PTNT tỉnh Hoà Bình quy định về định mức hỗ trợ người dân 10.000.000 đồng/ha, giai đoạn 2016 - 2020 hỗ trợ hơn 50.592 cây giống các loại cho bà con nhân dân trị giá 3.864 triệu đồng.
- Nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ: 1.162.600.000 đồng mua giống cho người dân và hỗ trợ sau sản xuất. Theo định mức hỗ trợ sản xuất (sau đầu tư):
10 triệu đồng/ha.
- Hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm:
Hiện nay huyện Kim Bôi khuyến khích hình thành các Hợp tác xã, tổ hợp tác phát triển kinh tế nhằm tập trung đầu mối tiêu thụ sản phẩm, ngoài ra còn có chính sách ưu tiên vay vốn phát triển sản xuất đối với các HTX như nguồn vốn ưu đãi 120, vốn phát triển sản xuất của ngân hàng CSXH. Ngoài ra, phát triển theo hướng mỗi xã một sản phẩm OCOP theo hướng an toàn.
Hiện nay, huyện Kim Bôi đã có các nhãn hiệu đăng ký thương hiệu như:
Nhãn Sơn Thủy; cam, bưởi Mường Động; Mật ong Thượng Tiến…
Ngoài mô hình trồng cây ăn quả, huyện Kim Bôi đã trồng xen giống gừng trâu 2 ha tại xã Tú Sơn và 3ha tại xã Xuân Thủy tại các vườn đã cải tạo, và ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với công ty TNHH Pacefic, hiện tại mô hình đã phát triển thêm tại các xã Kim Bôi, Bình Sơn với diện tích khoảng 01 ha.
- Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp:
Theo Hướng dẫn số 28/HD-SNN ngày 13/01/2017 của Sở Nông nghiệp tỉnh Hòa Bình về việc Hướng dẫn thực hiện một số nội dung Đề án Cải tạo vườn tạp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình thì sẽ hỗ trợ 2.000.000đ/doanh
nghiệp khi doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Tuy nhiên thực tế vẫn chưa hỗ trợ doanh nghiệp vì cây trồng mới đang trong giai đoạn phát triển và cho quả bói.