Thị trường yếu tố đầu vào và đầu ra

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án cải tạo vườn tạp giai đoạn 2016 2020 trên địa bàn huyện kim bôi tỉnh hòa bình (Trang 64 - 67)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện “Đề án cải tạo vườn tạp

3.2.6. Thị trường yếu tố đầu vào và đầu ra

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, yếu tố giá cả thị trường có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người dân. Trên địa bàn nghiên cứu, người dân thường bị động trước những biến động của giá cả thị trường, làm ảnh hưởng khá lớn đến thu nhập, đời sống của người dân sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Huyện có quy mô kinh tế hộ nhỏ lẻ, thiếu liên kết, còn hạn chế về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh sản phẩm; số lượng cơ sở thu mua nông sản vẫn còn hạn chế, quy mô nhỏ nên họ không đứng ra cung ứng đầy đủ vật tư đầu vào cho người dân; số lượng cơ sở bên ngoài cung ứng vật tư đầu vào vẫn còn thấp, chưa đa dạng, phong phú về sản phẩm… Do đó, vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân nơi đây. Vì vậy, đối với nông dân, trong sản xuất, cần tìm hiểu thị trường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng internet. Cần luyện tập thói quen phân tích, nhận định, phán đoán và dự báo thị trường sản phẩm nông nghiệp để lập kế hoạch sản xuất hợp lý theo nhu cầu thị trường; đồng thời, cần liên kết sản xuất theo tổ hợp tác hoặc hợp tác xã để chủ động điều phối sản xuất và chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Các tổ hợp tác đã có những đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Hoạt động của tổ hợp tác đã bước đầu khơi dậy được tiềm năng to lớn trong nhân dân khi tổ hợp tác bảo đảm tính dân chủ, tự nguyện cùng nhau hợp tác để giải quyết nhu cầu chung của thành viên, của cộng đồng trong việc thúc đẩy sản xuất, tận dụng các nguồn lực trí tuệ, lao động, vốn, kỹ thuật, tài nguyên. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói

giảm nghèo. Trở thành cầu nối giữa cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương với nhân dân trong công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Là nhân tố dự nguồn để phát triển thành hợp tác xã.

Tính tới thời điểm tháng 06/2020 huyện Kim Bôi chỉ có 11 HTX trong toàn huyện chủ yếu là HTX dịch vụ nông nghiệp, số HTX vẫn còn quá khiêm tốn so với tiềm năng vốn có. Người dân vẫn chưa có thói quen làm ăn tập thể, liên kết để cùng phát triển, chủ yếu vẫn là mô hình kinh tế hộ gia đình nhỏ lẻ.

Dễ dẫn tới tình trạng bị thương lái ép giá khi được mùa do khả năng cạnh tranh và thương hiệu sản phẩm vẫn chưa có. Mặt khác các HTX của huyện đa phần vẫn chưa phát huy đúng tiềm năng, thế mạnh vốn có của loại hình kinh tế HTX, chưa thể hiện đầy đủ vai trò, vị trí chủ lực của HTX trong xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn. Năng lực cạnh tranh thấp; chưa thu hút được nhiều loại hình sản xuất trong xã hội tham gia; thu nhập kinh tế từ kết quả hoạt động của HTX đem lại cho các thành viên tham gia không cao; tính hợp tác, tương trợ cùng giúp nhau và tham gia phát triển cộng đồng không mạnh; chất lượng quản lý, hiệu quả hoạt động chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển; khả năng tiếp cận với kinh tế thị trường định hướng XHCN và xu thế hội nhập kinh tế thế giới hạn chế.

Một bộ phận các HTX chưa thể hiện đầy đủ giá trị của HTX và bảo đảm các nguyên tắc cơ bản của HTX trong tổ chức, hoạt động. Hầu hết HTX còn gặp nhiều khó khăn về trình độ quản lý, vốn, công nghệ, thị trường tiêu thụ sản phẩm,…Các lợi ích kinh tế của xã viên chưa được đảm bảo một cách ổn định; từ những bất cập của những HTX dẫn đến một bộ phận xã viên thiếu gắn bó với HTX, tỷ lệ HTX yếu kém không giảm mà có xu hướng tăng thêm.

Tỷ lệ HTX thuộc diện trung bình và yếu kém vẫn ở mức cao, hầu hết những HTX này vẫn chưa xử lý triệt để nợ tồn đọng, không cải thiện được tình hình thiếu vốn nghiêm trọng, nội dung hoạt động nghèo nàn, hiệu quả

hoạt động thấp. Hẫng hụt đội ngũ cán bộ quản lý chủ chốt, thiếu chính sách bồi dưỡng, khuyến khích thu hút người có năng lực làm việc trong HTX, số đông không yên tâm làm việc lâu dài trong HTX.

Nhìn chung các HTX yếu cả về năng lực quản lý và khả năng tài chính;

công nghệ, kỹ thuật và qui mô hoạt động nhỏ bé; sức cạnh tranh yếu; hoạt động chủ yếu nhờ vốn tự có nhưng vốn cũng rất ít, chủ yếu nằm ở tài sản cố định. Xuất phát từ các nguyên nhân: Tâm lý xã hội, cách nhìn nhận, đánh giá HTX có lúc, có nơi bị sai lệch. Công tác tuyên truyền tạo nhận thức đúng đắn về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế hợp tác, HTX trong các tầng lớp nhân dân chưa được chú trọng. Nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, phát triển HTX của Trung ương và của tỉnh chưa được nghiêm túc triển khai ở nhiều địa phương; một số chính sách không còn phù hợp chậm được sửa đổi ban hành.

Sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện quá trình củng cố, đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác, HTX trong thời gian qua của nhiều cấp, ngành, địa phương chưa thật quyết tâm, thiếu triệt để. Công tác giám sát, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với HTX của các cơ quan chức năng còn hạn chế dẫn đến vận động phát triển HTX, tổ hợp tác không đạt mục tiêu đề ra.

Tính đến 6 tháng đầu năm 2020 Huyện Kim Bôi đã đăng ký thêm 03 nhãn hiệu: Nhãn hiệu tập thể Nhãn Sơn Thủy; nhãn hiệu tập thể cam, bưởi Mường Động, nhãn hiệu Mật ong Thượng Tiến. Ngoài ra huyện Kim Bôi đang triển khai rất mạnh mẽ chương trình OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm). Năm 2020, huyện Kim Bôi đã có 10 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh, gồm: bưởi hữu cơ, mứt sấy hữu cơ, mật ong chanh đào hữu cơ của Nông trại hữu cơ Linh Dũng; trà túi lọc Xạ Mộc Hương, chủ thể là HTX Dịch vụ nông nghiệp Thượng Bì; nước uống đóng bình, đóng chai Mường Động của cơ sở sản xuất Chung Vinh, Minh Nhã; Nhãn Sơn Thủy;

Bưởi Mường Động; Mật ong Thượng Tiến; Dầu xae chanh; An phế Triệu Gia.

UBND huyện đã phối hợp các sở, ngành tạo điều kiện cho tất cả sản phẩm tham gia các chương trình, hội chợ quảng bá giới thiệu sản phẩm trong và ngoài tỉnh. Năm 2021, huyện Kim Bôi đặt mục tiêu có 4 sản phẩm được chuẩn hóa; 4 sản phẩm đủ điều kiện dự thi cấp tỉnh; 3 - 4 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao cấp tỉnh. Để đảm bảo các nội dung hỗ trợ chuẩn hóa sản phẩm phù hợp với thực tế của cơ sở, dưới sự chỉ đạo của UBND huyện, Văn phòng điều phối chương trình NTM đã thực hiện rà soát tiềm năng phát triển sản phẩm, xây dựng các nội dung hỗ trợ chuẩn hóa sản phẩm. Bên cạnh đó, tích cực tuyên truyền bằng nhiều hình thức: qua hệ thống truyền thanh, truyền hình; lồng ghép trong các hội nghị từ huyện tới thôn, xóm. Từ đầu năm đến nay, Phòng NN&PTNT đã tổ chức 2 lớp tập huấn về OCOP cho các chủ thể về quá trình làm hồ sơ, phương thức quản lý, kinh doanh, chiến lược phát triển sản phẩm.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án cải tạo vườn tạp giai đoạn 2016 2020 trên địa bàn huyện kim bôi tỉnh hòa bình (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)