Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng thực hiện “Đề án cải tạo vườn tạp giai đoạn 2016 - 2020” trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình
3.1.3. Thực trạng vườn tạp tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình
Trên địa bàn các xã trong huyện, có 2 loại vườn tạp chia theo quy mô, được tổng hợp ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Quy mô diện tích vườn tạp tại huyện Kim Bôi năm 2015 STT Tiêu chí Số hộ Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Quy mô nhỏ (< 300 m2) 6.000 1.000 31,7 2 Quy mô lớn (> 300 m2) 14.227 2.154 68,3
Tổng 20.227 3.154 100,0
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) Qua bảng số liệu 3.2 cho thấy, trên địa bàn huyên Kim Bôi đa phần các hộ có quy mô nhỏ dưới 300m2. Trong vườn thường trồng xen nhiều loài cây, không có cây chủ lực, chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, hệ cây trong vườn thường là các loại cây ăn quả như: bưởi, nhãn, vải, na, ổi… một số vườn trồng rau, ngô, mía…
Thực trạng hiệu quả kinh tế vườn tạp huyện Kim Bôi theo đơn vị hành chính xã năm 2015 được thể hiện ở bảng 3.3.
STT Xã
Tổng diện
tích vườn
(ha)
Số hộ (có vườn
tạp)
Trong đó Vườn có quy mô
diện tích > 300m2
Vườn có quy mô diện tích < = 300m2
DT chưa trồng cây (ha) Diện tích
(ha)
Thu nhập từ sản phẩm cây trồng (tr. đồng)
Diện tích (ha)
Thu nhập từ sản phẩm cây trồng (tr. đồng)
1 Tú Sơn 868,34 1.303 100,34 11.037,4 768 8.448,0 -
2 Đú Sáng 314,54 1.069 82,54 5.777,8 188 2.035,0 44
3 Bình Sơn 171,5 508 63,5 3.810,0 95 1.045,0 13
4 Vĩnh Tiến 198,44 1.279 50 3.000,0 148,44 1.632,8 -
5 Đông Bắc 88,39 719 49 2.940,0 39,39 433,3 -
6 Sơn Thủy 25,5 556 10 110,0 15,5 170,5 -
7 Bắc Sơn 42,25 600 12,05 1.205,0 30,2 332,2 -
8 Nật Sơn 51,09 425 - - 23,84 262,2 27,25
9 Hùng Tiến 35,58 372 15,58 934,8 20 250,0 -
10 Vĩnh Đồng 103,11 895 45 2.925,0 37 407,0 21,11
STT Xã
Tổng diện
tích vườn
(ha)
Số hộ (có vườn
tạp)
Vườn có quy mô diện tích > 300m2
Vườn có quy mô diện tích < = 300m2
DT chưa trồng cây (ha) Diện tích
(ha)
Thu nhập từ sản phẩm cây trồng (tr. đồng)
Diện tích (ha)
Thu nhập từ sản phẩm cây trồng (tr. đồng)
11 Hợp Đồng 39,34 675 15,5 930,0 23,84 309,0 -
12 ThượngTiến 9,12 245 5,12 281,6 4 44,0 -
13 Thượng Bì 37,3 520 9,5 570,0 21,15 232,6 6,65
14 Hạ Bì 15,09 1.160 5 350,0 10,09 12,0 -
15 Kim Tiến 31,26 817 8,5 467,5 22,76 250,3 -
16 Trung Bì 32,07 432 7,5 525,0 24,57 270,3 -
17 Kim Bình 47,96 797 9,2 644,0 38,76 426,3 -
18 Kim Bôi 80,28 642 13,2 726,0 67,08 737,8 -
19 Kim Truy 76,29 768 10,56 528,0 65,73 723,3 -
20 Cuối Hạ 45,12 1.270 15 750,0 30,12 331,3 -
STT Xã
Tổng diện
tích vườn
(ha)
Số hộ (có vườn
tạp)
Vườn có quy mô diện tích > 300m2
Vườn có quy mô diện tích < = 300m2
DT chưa trồng cây (ha) Diện tích
(ha)
Thu nhập từ sản phẩm cây trồng (tr. đồng)
Diện tích (ha)
Thu nhập từ sản phẩm cây trồng (tr. đồng)
21 Hợp Kim 9,93 545 3 165,0 6,93 83,2 -
22 Kim Sơn 82,52 650 12,52 1.126,8 45 495,0 25
23 Lập Chiệng 21,15 350 7,6 380,0 10 110,0 3,55
24 NamThượng 53,57 973 11,5 977,5 38,51 423,6 3,56
25 Sào Báy 143,36 853 42,3 4.018,5 85,7 942,7 15,36
26 Mỵ Hòa 451,84 1.056 80 7.200,0 343 3.718,7 28,84
27 Nuông Dăm 78,68 748 4,18 209,0 55 605,0 19,5
Tổng 3.154 20.227 688 51.589 2.258 24.731,1 208
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình)
Nhìn vào bảng 3.3 cho chúng thấy, tổng diện tích đất vườn tạp trên địa bàn huyện Kim Bôi có diện tích rất lớn: 3.154 ha, trong đó xã chiếm diện tích nhiều nhất là xã Tú Sơn với 451.84 ha; và các xã chiếm diện tích nhiều như:
Tú Sơn, Đú Sáng, Bình Sơn, Vĩnh Đồng… Số hộ dân có diện tích vườn tạp chiếm số lượng rất lớn: 20.227 hộ dân.
Về hiệu quả kinh tế vườn tạp là rất thấp, cho thu nhập không đồng đều do mỗi vườn trồng nhiều loại cây khác nhau và mức độ chăm sóc của các hộ cũng khác nhau, tính theo hecta có vườn thu nhập bình quân 10 - 12 triệu đồng/ha, nhưng cũng có vườn cho thu nhập cao hơn từ 60 - 70 triệu đồng/ha do có đầu tư chăm sóc hơn và có kết hợp với chăn nuôi. Số diện tích chưa trồng cây khoảng 208 ha, chiếm 6,59% tổng diện tích vườn tạp trên địa bàn huyện Kim Bôi.
Đối với giống để trồng, các hộ tự tìm kiếm theo ý chủ quan như: mua cây giống của người bán buôn, bán rong, tự tìm mua ở địa phương khác, xin giống của hộ khác hoặc tự chiết lấy từ các cây khác (có thể đã mang bệnh) để trồng nên không kiểm soát được tiêu chuẩn, chất lượng cây giống. Việc bố trí cây trồng tùy tiện, sử dụng không gian không hợp lý thường có sự cạnh tranh gay gắt về ánh sáng, độ ẩm và nguồn dinh dưỡng. Cây trồng chưa thường xuyên được chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh nên hiệu quả kinh tế không cao;
thậm chí có vườn, có cây không cho thu hoạch sản phẩm.
Bên cạnh đó, khó khăn trong việc phát triển kinh tế vườn hiện nay là việc đảm bảo nguồn nước tưới cho cây trồng. Nước tưới cho vườn chủ yếu là nước giếng đào, lượng nước ít chỉ đủ phục vụ sinh hoạt gia đình và tưới một số cây trồng tại vườn nhà với diện tích nhỏ. Do đó cũng làm ảnh hưởng đến việc trồng và chăm sóc cây của nhiều chủ vườn.
Song những năm gần đây, phong trào chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả trong vườn tạp sang những loại cây trồng phù hợp có giá trị kinh tế cao được người dân một số xã trong huyện tích cực thực hiện đã góp phần chuyển
dịch cơ cấu cây trồng, tăng hiệu quả sử dụng đất, giúp người dân nâng cao thu nhập… Cụ thể là, cải tạo những vườn tạp, trồng nhiều loại cây chuyển sang trồng cây ăn quả chuyên canh trong vườn như: nhãn, cam, bưởi, chanh, mía
… và có đầu tư thâm canh, điển hình là các xã Sơn Thủy, Kim Sơn, Tú Sơn, Bắc Sơn, Kim Sơn, Mỵ Hòa, Sào Báy…; từng bước tạo thành vùng sản xuất cho thu nhập từ 110 - 130 triệu đồng/ha/năm.