Quy trình thanh tra, kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu Cá giải pháp hoàn thiện ông tá thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 23 - 30)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC

1.1. Cơ sở lý luận của công tác thanh tra, kiểm tra thuế

1.1.5. Quy trình thanh tra, kiểm tra thuế

Quy trình thanh tra, kiểm tra thuế là các trình tự và các bước công việc cụ thể bắt buộc phải tuân thủ khi thực hiện một quyết định thanh tra, kiểm tra thuế, một chương trình thanh tra, kiểm tra hay một kế hoạch thanh tra, kiểm tra cụ thể.

Ngoài công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm và công tác báo cáo thực hiện kết quả thanh tra, kiểm tra thì thanh tra, kiểm tra bao gồm một loạt các bước lô-gic với nhau từ lúc cán bộ thanh tra, kiểm tra nhận hồ sơ cho đến khi hoàn thành.

1.1.5.1. Quy trình thanh tra thuế

Quy trình thanh tra thuế được thực hiện thống nhất trong toàn ngành thuế, qua đó nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi gian lận, trốn thuế; nâng cao việc quản lý cán bộ thanh tra thuế trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao làm cơ sở đánh giá phân loại cán bộ thanh tra; thực hiện cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hoá công tác thanh tra thuế góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.

Hiện nay, công tác thanh tra thuế được thực hiện thống nhất theo quy trình do Tổng cục Thuế ban hành. Quy trình thanh tra thuế được ban hành theo Quyết định số 1404/QĐ-TCT ngày 28 tháng 7 năm 2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.

Nội dung của Quy trình thanh tra thuế được thể hiện và trình bày vắn tắt qua sơ đồ sau:

Bước 1:

Lập kế hoạch thanh tra năm

Bước 2:

Tổ chức thanh tra tại trụ sở NNT

Thu thập, khai thác thông tin, dữ liệu NNT

Đánh giá, phân tích lựa chọn đối tượng thanh tra

Trình, duyệt kế hoạch thanh tra năm

Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thanh tra năm

Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thanh tra năm

Chuẩn bị thanh tra

Công bố quyết định thanh tra

Phân công công việc, lập nhật ký thanh tra

Thực hiện thanh tra

Điều chỉnh nội dung thanh tra hoặc gia hạn thời gian thanh tra

Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thanh tra năm

Bước 3:

Xử lý kết quả sau thanh tra

Bước 4:

Tổng hợp báo cáo và lưu giữ kết quả sau thanh tra

Báo cáo kết quả thanh tra

Ký Kết luận thanh tra, các Quyết định xử lý truy thu, Quyết đinh xử phạt VPHC về thuế

Ban hành Kết luận thanh tra, các Quyết định xử lý truy thu, Quyết đinh xử phạt VPHC về thuế

Nhập kết quả thanh tra vào hệ thống cơ sở dữ liệu hỗ trợ thanh tra thuế

Báo cáo kết quả thanh tra theo tháng, quý năm

Lưu giữ hồ sơ thanh tra

Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh tra thuế (Nguồn: Quyết định số 1404/QĐ-TCT ngày 28 tháng 7 năm 2015 của Tổng cục trưởng

Tổng cục Thuế)

1.1.5.2. Quy trình kiểm tra thuế

Quy trình kiểm tra thuế là các trình tự và các bước công việc cụ thể bắt buộc phải tuân thủ khi thực hiện một quyết định kiểm tra thuế, một chương trình kiểm tra hay một kế hoạch kiểm tra cụ thể. Ngoài công tác lập kế hoạch kiểm tra hàng năm và công tác báo cáo thực hiện kết quả kiểm tra thì kiểm tra bao gồm một loạt các bước lô-gic với nhau từ lúc cán bộ kiểm tra nhận hồ sơ cho đến khi hoàn thành.

Quy trình kiểm tra thuế được ban hành nhằm mục đích là để tăng cường kiểm tra, giám sát hồ sơ khai thuế của NNT nhằm chống thất thu thuế qua việc kê khai thuế; ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm về thuế; nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của NNT trong việc thực hiện kê khai thuế, tính thuế và nộp thuế; thực hiện cải cách hành chính trong việc kiểm tra thuế từ đó tránh gây phiền nhiễu và tạo điều kiện thuận lợi cho NNT phát triển sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

Quy trình kiểm tra thuế bao gồm kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế và kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế. Trong đó kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế là công việc được tiến hành thường xuyên đối với tất cả hồ sơ khai thuế còn kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế chỉ được thực hiện trong một số trường hợp nhất định, hoặc do kết quả của quá trình kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế yêu cầu phải tiến hành kiểm tra, hoặc theo kế hoạch đã đề ra từ trước, hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo cơ quan thuế các cấp.

Hiện nay, công tác kiểm tra thuế được thực hiện theo quy trình do Tổng cục Thuế ban hành. Quy trình kiểm tra thuế được ban hành theo Quyết định 746/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.

Nội dung của quy trình kiểm tra thuế được thể hiện và trình bày vắn tắt qua sơ đồ sau:

Bước 1:

Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở

CQT

Thu thập, khai thác thông tin về NNT Kiểm tra sơ bộ hồ sơ khai thuế -> lựa chọn

CSKD có rủi ro về thuế

Khai đầy đủ, hợp Khai chưa chính lý, chính xác xác, có nghi vấn…

Chấp nhận Ra Thông báo

yêu cầu giải trình, bổ sung (Lần 1)

Chứng minh được Không chứng số thuế khai là minh được số thuế

đúng khai kà đúng khai

Bước 2:

Kiểm tra tại trụ sở NNT

Ra QĐ truy thu, XPVPH

Chuẩn bị kiểm tra

Tiến hành kiểm tra

Lập Biên bản kiểm tra thuế

Xử lý kết quả kiểm tra tại trụ sở NNT

Chuyển cơ quan Bổ sung KH thuế cấp trên ra QĐ thanh tra (nếu có (nếu không đủ thẩm dấu hiệu trốn &

quyền) gian lận thuế)

Ra thông báo yêu cầu giải trình, bổ

sung (Lần 2)

Chứng minh được Không chứng số thuế khai là minh được số thuế

đúng khai là đúng khai

Ấn định thuế hoặc Kiểm tra tại trụ sở

Bước 3:

Tổng sở CQT và tại trụ sở NNT ( theo tháng, quý,

hợp báo năm)

cáo và lưu giữ tài liệu kiểm

tra thuế Sơ đồ 1.2: Quy trình kiểm tra thuế

(Nguồn: Quyết định 746/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế)

Báo cáo kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT và tại trụ sở NNT ( theo tháng, quý,năm)

Lưu giữ tài liệu kiểm tra thuế

1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Công tác kiểm tra thuế không chỉ được xem xét, đánh giá đơn thuần ở khía cạnh hiệu quả kinh tế mà còn được xem xét, đánh giá dưới giác độ hiệu quả chính trị - xã hội. Vì vậy, để đánh giá công tác kiểm tra thuế, người ta thường dùng cả 2 nhóm tiêu chí định tính và định lượng.

1.2.1 Các chỉ tiêu định lƣợng

Các tiêu chí định lượng thể hiện ở kết quả thực tế của nghiệp vụ kiểm tra đã được tiến hành. Đó là kết quả cụ thể của việc thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc kết quả đem lại của các nghiệp vụ kiểm tra.

Các tiêu chí này thường gồm:

- Cải thiện tỷ lệ thực hiện kế hoạch kiểm tra về từng chỉ tiêu định lượng của kế hoạch:

Cách xác định: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về số đối tượng kiểm tra so với kế hoạch năm; tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về thời gian kiểm tra so với kế hoạch năm; tỷ lệ kiểm tra hàng năm so với tổng số đối tượng kiểm tra…

Ý nghĩa: Tỷ lệ thực hiện kế hoạch kiểm tra về từng chỉ tiêu định lượng này nhằm đánh giá trung thực, khách quan việc thực hiện kế hoạch kiểm tra cả về số đối tượng, thời gian hoàn thành,…, từ đó, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch kiểm tra của năm sau. Các tỷ lệ này ngày càng được nâng cao thể hiện công tác kiểm tra thuế ngày càng được hoàn thiện hơn.

- Tăng khả năng phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật thuế qua công tác kiểm tra:

Cách xác định: tỷ lệ vi phạm pháp luật thuế/tổng số đối tượng kiểm tra;

tổng số tiền thuế truy thu qua kiểm tra; số tiền thuế truy thu bình quân/đối tượng kiểm tra; tỷ lệ NNT tái phạm khi được kiểm tra lần sau.

Ý nghĩa: tiêu chí này đánh giá tình hình chấp hành pháp luật thuế của NNT, hiệu quả của công tác kiểm tra, sự dăn đe đối với NNT.

kiểm tra bình quân/kiểm tra viên hàng năm; chi phí bằng tiền trực tiếp cho kiểm tra.

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này nhằm đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra, trình độ cán bộ kiểm tra, từ đó bố trí nguồn nhân lực một cách hợp lý cho một cuộc kiểm tra. Chi phí cho hoạt động kiểm tra càng được giảm thấp cho thấy hiệu quả công tác kiểm tra thuế được nâng cao hơn.

- Tăng hiệu quả trực tiếp của kiểm tra:

Cách xác định: Chi phí kiểm tra so với số thuế truy thu xử phạt đã nộp NSNN; tỷ lệ giữ nguyên, sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định truy thu theo biên bản kiểm tra thuế khi giải quyết khiếu nại của đối tượng kiểm tra; tỷ lệ các trường hợp đối tượng kiểm tra chấp nhận hoàn toàn kết luận kiểm tra; tỷ lệ số thuế truy thu được nộp NSNN/ tổng số thuế truy thu, xử phạt.

Ý nghĩa: đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra, hiệu lực quyết định xử lý của cơ quan ban hành, trình độ cán bộ kiểm tra và tính pháp lý của văn bản.

Mặc dù có thể tính toán cụ thể một số chỉ tiêu đã kể trên, song thực tế đa số các chỉ tiêu không thực sự phản ánh rõ mức độ hoàn thiện của công tác kiểm tra. Bên cạnh việc tính toán các chỉ tiêu này trong năm, để đánh giá chính xác hơn mức độ hoàn thiện công tác kiểm tra cần phải so sánh kết quả đạt được với những năm trước để đánh giá xu hướng biến động của các chỉ tiêu, có như thế mới thấy rõ những tiến bộ của từng khâu công tác kiểm tra thuế.

1.2.2 Các chỉ tiêu định tính

Các chỉ tiêu định tính thường là hệ quả của công tác kiểm tra thuế mà không thể hoặc khó tính toán, đo đếm được. Đó thường là những hiệu quả mang tính chính trị-xã hội.

- Nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của NNT sau khi được kiểm tra:

Tiêu chí này có thể nhận biết được thông qua việc so sánh tỷ lệ tuân thủ pháp luật thuế của các đối tượng khi tiến hành kiểm tra qua các năm, đặc biệt là với các đối tượng đã được kiểm tra trước đó (mức độ tái phạm). Chẳng hạn sau khi kiểm tra đối với DN X thì ý thức tuân thủ pháp luật thuế của DN X và các DN cùng địa bàn hoặc có mối quan hệ với DN X được cải thiện, mức độ tuân thủ

cao hơn, các sai phạm ngày một ít hơn, các lỗi trước đây đã bị phát hiện và xử phạt không còn tái phạm…

- Tác dụng trong việc ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật thuế:

Tạo sự công bằng giữa mọi NNT; tạo môi trường kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh. Có thể đánh giá tác dụng này thông qua xem xét tỷ lệ đối tượng vi phạm bị xử lý truy thu thuế và xử phạt hành chính thuế (chia theo hình thức xử phạt).

- Tác dụng trong việc phòng chống tham nhũng trong nội bộ CQT và tạo lòng tin của nhân dân vào hoạt động kiểm tra thuế:

Có thể đánh giá tác dụng này thông qua xem xét tỷ lệ cán bộ thuế vi phạm pháp luật trong kiểm tra; tỷ lệ cán bộ thuế vi phạm bị xử lý (chia theo các hình thức xử lý); những vụ việc vi phạm quan trọng và nhạy cảm được phát hiện và xử lý…

- Khả năng nâng cao hiểu biết pháp luật của NNT qua kiểm tra thuế:

Vi phạm pháp luật thuế có hai trường hợp, một là NNT không hiểu pháp luật thuế dẫn đến vi phạm, hai là NNT hiểu biết pháp luật thuế nhưng vẫn cố ý làm trái. Trường hợp không hiểu biết pháp luật dẫn đến vi phạm chiếm tỷ lệ cao trong tổng số NNT vi phạm. Tuy nhiên, cho dù NNT vi phạm pháp luật thuế trong trường hợp một hay trường hợp hai nêu trên, sau khi bị phát hiện thì mức độ hiểu biết về pháp luật đều được nâng lên.

- Mức độ phát hiện những bất hợp lý của pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng qua kiểm tra thuế:

Thông qua kiểm tra thuế, trên cơ sở những vi phạm của NNT, cán bộ kiểm tra thực hiện truy lần, đối chiếu với quy định của pháp luật thuế và pháp luật có liên quan, đã phát hiện ra những bất hợp lý của pháp luật. Từ đó, có những đề xuất sửa đổi hoặc kiến nghị đối với cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu sửa đổi, đảm bảo tính phù hợp và chặt chẽ của pháp luật.

Một phần của tài liệu Cá giải pháp hoàn thiện ông tá thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 23 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)