CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN LÂM BÌNH
2.3. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Lâm Bình
2.3.3. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp
Kể từ ngày 01/7/2007 Luật quản lý thuế có hiệu lực thi hành ngành thuế đã xoá bỏ chế độ chuyên quản việc nộp hồ sơ khai thuế, nộp tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước được giao quyền chủ động cho người nộp thuế tự khai, tự tính, tự nộp số tiền thuế vào Ngân sách và tự chịu trách nhiệm trước Pháp Luật. Do vậy công tác kiểm tra thuế thực hiện theo mô hình chức năng dựa trên hồ sơ khai thuế của Người nộp thuế và cơ sở dữ liệu về thuế của người nộp thuế để tiến hành kiểm tra theo các bước sau.
Theo quy định tại Điều 77 và Điều 78 Luật Quản lý thuế, các hồ sơ thuế gửi đến cơ quan thuế đều được kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế nhằm mục đích đánh giá sự tuân thủ Pháp Luật về thuế của người nộp thuế.
Việc kiểm tra thuế được thực hiện tại trụ sở cơ quan thuế hoặc tại trụ sở của người nộp thuế.
2.3.3.1. Công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế
Công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra luôn là công tác quan trọng được Chi cục Thuế huyện Lâm Bình quan tâm hàng đầu, bởi việc lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Một kế hoạch đúng đắn và hợp lý mới đảm bảo công tác kiểm tra luôn đi đúng hướng và đạt được hiệu quả mong muốn. Chính vì vậy, tại Chi cục Thuế, công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra, đặc biệt là kiểm tra tại cơ quan
hiệu qủa công tác thanh tra, kiểm tra. Trên cơ sở đó, Chi cục Thuế cũng chú trọng đến việc phân bổ nguồn nhân lực một cách hợp lý để thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra.
Quá trình xây dựng kế hoạch kiểm tra tại bàn luôn được thực hiện theo đúng quy định. Kế hoạch kiểm tra hàng năm đã được xây dựng từ tháng 12 của năm trước. Từ đầu tháng 12 cho đến ngày 20/12 hàng năm, Đội kiểm tra thuế trình thủ trưởng cơ quan danh sách NNT phải kiểm tra hồ sơ khai thuế theo đánh giá rủi ro.
Việc phân tích, đánh giá, lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về thuế để lập danh sách phải kiểm tra hồ sơ thuế được tiến hành dựa vào việc theo dõi quá trình kê khai nộp thuế của người nộp thuế từ thời điểm hiện tại trở về trước đây.
Ngoài ra, còn đưa vào kế hoạch kiểm tra một số cơ sở kinh doanh tuân theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Cục thuế hoặc tuân theo chỉ đạo của lãnh đạo Chi cục thuế.
Việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra được thực hiện theo quy trình, thông qua đánh giá rủi ro, phân tích thông tin về ĐTNT trên tờ khai thuế hàng tháng, báo cáo tài chính doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu của CQT, phần mềm phân tích rủi ro TTH, tập trung vào nhóm doanh nghiệp XDCB, kinh doanh đa ngành nghề trên nhiều địa bàn, các lĩnh vực, ngành hàng, các loại hình tổ chức có dấu hiệu thất thu thuế.
Khi lập danh sách số lượng cơ sở kinh doanh phải kiểm tra hồ sơ khai thuế, Chi cục thuế phải cân đối nguồn nhân lực hiện có, đảm bảo kiểm tra được tất cả các loại hồ sơ khai thuế của cơ sở kinh doanh đã được lập theo danh sách. Bộ phận được giao kiểm tra các loại hồ sơ khai thuế tự bố trí cán bộ kiểm tra tất cả các loại hồ sơ khai thuế trong năm.
Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra tại ở Chi cục Thuế huyện Lâm Bình là một công việc luôn được đánh giá cao, được các cán bộ kiểm tra thực hiện nghiêm túc, đã có bước tiến bộ so với các năm trước, song còn thiếu thông tin, cơ sở dữ liệu để phân tích đánh giá mức độ rủi ro về thuế, cho nên việc lực chọn DN để đưa vào kế hoạch kiểm tra còn mang tính thủ công, theo nhận xét chủ
quan của cán bộ kiểm tra. Mặc dù có ứng dụng kỹ thuật, sử dụng phần mềm phân tích rủi ro nhưng phần lớn vẫn còn cảm tính và dựa trên kinh nghiệm của người làm kế hoạch; hệ thống cơ sở dữ liệu về NNT chưa hoàn thiện, thiếu dữ liệu, chưa cập nhập kịp thời theo thực tế.
2.3.3.2. Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế
Công tác kiểm tra thuế tại trụ sở CQT luôn là công tác được Cục thuế huyện Lâm Bình đặc biệt chú trọng và quan tâm, bởi thông qua công tác kiểm tra thuế tại trụ sở CQT mà các hành vi vi phạm của NNT được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, nhờ vậy mà công tác quản lý thuế đạt được hiệu quả.
Khi kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT, cán bộ kiểm tra thuế của thường vận dụng các kiến thức về chế độ kế toán, cơ chế tài chính, pháp luật thuế và sử dụng các phương pháp đối chiếu, so sánh, phân tích để nhận dạng các dấu hiệu rủi ro, xác định các sai phạm chủ yếu trên hồ sơ khai thuế. Công chức thuế thực hiện việc kiểm tra nội dung kê khai trong hồ sơ thuế, đối chiếu với cơ sở dữ liệu của người nộp thuế và tài liệu có liên quan về người nộp thuế, so sánh với dữ liệu của người nộp thuế cùng ngành nghề, mặt hàng kinh doanh để phân tích, đánh giá tính tuân thủ hoặc phát hiện các trường hợp khai chưa đầy đủ dẫn tới việc thiếu thuế hoặc trốn thuế, gian lận thuế.
Sau khi kiểm tra, công chức thuế xác nhận kết quả kiểm tra thuế vào hồ sơ thuế theo một trong các trường hợp:
- Đối với hồ sơ khai đầy đủ nội dung trong hồ sơ và bảo đảm tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế, không có dấu hiệu vi phạm thì chấp nhận;
- Trường hợp phát hiện trong hồ sơ chưa đủ tài liệu theo quy định hoặc khai chưa đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định thì cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế biết để hoàn chỉnh hồ sơ. Đối với trường hợp nhận hồ sơ trực tiếp tại cơ quan thuế, công chức thuế tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn
- Đối với hồ sơ cần được làm rõ thì ghi rõ nội dung để kiểm tra tiếp.
+ Kiểm tra để làm rõ nội dung cần bổ sung trong hồ sơ thuế:
- Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu, so sánh, phân tích xét thấy có nội dung khai chưa đúng, số liệu khai không chính xác hoặc có những nội dung cần xác minh liên quan đến số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, cơ quan thuế ra Thông báo bằng văn bản đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu trong hồ sơ khai thuế.
Thời gian giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế không quá mười ngày. Người nộp thuế có thể đến cơ quan thuế giải trình trực tiếp hoặc bổ sung thông tin, tài liệu hoặc bằng văn bản.
- Trường hợp người nộp thuế giải trình trực tiếp tại cơ quan thuế thì phải lập Biên bản làm việc.
Sau khi người nộp thuế đã giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan thuế:
- Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan thuế và chứng minh số thuế đã khai là đúng thì hồ sơ thuế được chấp nhận.
- Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu mà không đủ căn cứ chứng minh số thuế đã khai là đúng thì cơ quan thuế yêu cầu người nộp thuế khai bổ sung. Thời hạn khai bổ sung là năm ngày kể từ ngày cơ quan thuế có thông báo yêu cầu khai bổ sung.
- Trường hợp hết thời hạn theo thông báo của cơ quan thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu; hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế; hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng thì cơ quan thuế:
+ Ấn định số thuế phải nộp và thông báo cho người nộp thuế biết để thực hiện nộp số thuế theo ấn định.
+ Ra quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế nếu không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp.
Thực hiện theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế, người nộp thuế có nghĩa vụ căn cứ vào các quy định của pháp luật thuế, tự tính thuế đúng và đủ, khai thuế kịp thời và nộp thuế đầy đủ, đúng hạn vào NSNN và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của số thuế đã kê khai. Do đó, tính tuân thủ, tự giác của NNT cũng được nâng cao. Việc tính thuế và kê khai thuế dựa trên chứng từ, số liệu, sổ sách thực tế của đơn vị bằng việc áp dụng mã vạch 2 chiều trong việc nhập tờ khai thuế thay cho việc nhập bằng thủ công đã làm giảm đáng kể khối lượng công việc cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ khai thuế; số liệu chính xác hơn; người nộp thuế đã ý thức hơn được trách nhiệm trong việc kê khai và nộp tờ khai thai Thuế.
2.3.3.3. Công tác quản lý hồ sơ khai thuế
Hiện nay, tại Chi cục Thuế huyện Lâm Bình đã triển khai phần mềm “Hỗ trợ kê khai thuế” với công nghệ mã vạch 2 chiều cho DN đang hoạt động trên địa bàn Chi cục thuế quản lý. Đây là phần mềm ứng dụng nhằm hỗ trợ DN trong việc xử lý tính toán lập các tờ khai thuế theo quy định của pháp luật. Khi kê khai xong các chỉ tiêu trên tờ khai thuế, hệ thống sẽ kiểm tra xem xét tất cả các thủ tục bắt buộc phải nhập đã nhập thông tin chưa, đồng thời đối chiếu kiểm tra giữa các chỉ tiêu có đúng quy định kê khai không. Nếu có lỗi thì vẫn được ghi nhưng không thể in hoặc kết xuất tờ khai được, nếu kê khai sai hệ thống sẽ thông báo lỗi kê khai, hiển thị nội dung lỗi và hướng dẫn cách sửa đảm bảo theo đúng quy định của luật thuế. Do đó, khi DN đến CQT nộp hồ sơ thuế, tờ khai đã được kiểm tra tính liên hoàn của số liệu. Phần mềm này giúp cán bộ thuế giảm bớt được rất nhiều thời gian, nhân lực, sai sót trong quá trình nhập thông tin dữ liệu của NNT cũng như kiểm tra ban đầu về hình thức, thủ tục khai thuế.
Những năm qua cùng với sự phát triển các DN thì số lượng hồ sơ khai thuế của DN ngày càng tăng lên (Bảng 2.2), đòi hỏi trách nhiệm của cán bộ kiểm
Bảng 2.2. Thực trạng quản lý hồ sơ khai thuế của NNT tại Chi cục Thuế huyện Lâm Bình giai đoạn 2014-2016
Chỉ tiêu 2014 2015 2016
So sánh 2015/2014
So sánh 2016/2015 SL
(tờ)
Tỷ lệ (%)
SL (tờ)
Tỷ lệ (%)
SL (tờ)
Tỷ lệ
(%) +/- % +/- %
1. Tổng số tờ khai đã nộp 160 100 237 100 261 100 77 148.1 24 110.1
- Số tờ khai thuế GTGT 139 86.9 209 88.2 219 83.9 70 150.4 10 104.8 - Số tờ khai thuế TNDN 21 13.1 28 11.8 42 16.1 7 133.3 14 150
2. Số tờ khai nộp đúng hạn 109 100 192 100 261 100 83 176.2 69 135.9
- Số tờ khai thuế GTGT 108 100.0 172 89.6 219 83.9 64 159.3 47 127.2 - Số tờ khai thuế TNDN 1 0.0 20 10.4 42 16.1 19 200.0 22 210 3. Số tờ khai nộp không đúng hạn, không đúng
mẫu 51 100 45 100 0 0 -6 88.2 -45 0
- Số tờ khai thuế GTGT 31 60.8 37 82.2 0 0.0 6 119.4 -37 0 - Số tờ khai thuế TNDN 20 39.2 8 17.8 0 0.0 -12 40.0 -8 0
(Nguồn: Đội Tổng hợp Nghiệp vụ Dự toán - Tuyên truyền hỗ trợ - Kê khai kế toán thuế và tin học)
Số liệu từ Bảng 2.2 cho thấy ta thấy, số lượng tờ khai sai, nộp không đúng hạn ngày một giảm xuống: năm 2015 giảm so với năm 2014 là 6 trường hợp;
năm 2016 giảm so với năm 2015 là 45 trường hợp, số lượng tờ khai nộp đúng hạn tăng lên. Mặc dù số lượng các DN tăng dần theo từng năm nhưng đến năm 2016 tại Chi cục Thuế huyện Lâm Bình đã không còn trường hợp NNT nộp tờ khai không đúng hạn, không đúng mẫu.
Từ đó phản ánh được việc kiểm tra giám sát DN của công chức kiểm tra thuế đã thường xuyên liên tục hơn, có biện pháp đôn đốc, nhắc nhở đơn vị kê khai, nộp hồ sơ khai thuế kịp thời, hiệu quả của công tác tự khai tự nộp cũng được nâng lên.
Bảng 2.3. Thực trạng cấp, quản lý MST tại Chi cục Thuế huyện Lâm Bình giai đoạn 2014-2016
STT Nội dung Năm So sánh
2015/2014
So sánh 2016/2015 2014 2015 2016 +/- % +/- % 1 Số đơn vị, cá nhân
được cấp MST 152 120 105 -32 78.9 -15 87.5
2 MST tạm ngừng, nghỉ
kinh doanh 30 51 37 21 170 -14 72.6
3
Đối tượng bỏ trốn, mất tích+ ngừng hoạt
động đóng MST
85 2 1 -84 2.4 -1 50
(Nguồn: Đội THNVDT- TTHT-KKKTT&TH)
Qua bảng số liệu trên (Bảng 2.3) ta thấy số đơn vị, cá nhân được cấp mã số
(21 trường hợp, tăng 170%) năm 2016 giảm so với năm 2015 (14 trường hợp) do thời gian đầu mới thành lập huyện, NNT ồ ạt đăng ký cấp MST, hoạt động kinh doanh mà chưa điều tra, xem xét cụ thể phương diện kinh doanh của mình. Cũng vì thành lập ồ ạt nên năm 2014 số trường hợp ngừng hoạt động đóng MST là khá cao. Tuy nhiên đã giảm dần qua các năm, năm 2015 giảm so với năm 2014 (83 trường hợp, giảm 97,6%), đến năm 2016 giảm 50% chỉ có 01 đối tượng bỏ trốn, mất tích, ngừng hoạt động đóng MST. Để đạt được kết quả này, Chi cục Thuế huyện Lâm Bình đã đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền từ đó tổ chức, các cá nhân và các đơn vị sử dụng lao động đã biết nhiều thông tin, hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình, nâng cao ý thức thực hiện kê khai thuế và thực hiện nghĩa vụ của mình, các trường hợp thuộc diện phải đăng ký thuế theo quy định của Luật đều ý thức được trách nhiệm phải kê khai, đăng ký.
Tuy nhiên, thực tế triển khai và quản lý công tác đăng ký thuế của người nộp thuế vẫn còn tình trạng người nộp thuế kinh doanh nhưng không kê khai, đăng ký thuế CQT; không thông báo hoặc kê khai chậm so với thời hạn quy định khi có thông tin đăng ký thuế thay đổi. Chứng tỏ việc CQT chưa quản lý tốt, và chưa phối hợp tốt với sở kế hoạch đầu tư trong việc cấp giấy phép kinh doanh thành lập DN.
Qua hoạt động kiểm tra tại trụ sở CQT đã phát hiện một số sai sót của NNT trong việc kê khai đăng ký thuế như: Ghi thiếu chỉ tiêu, xác định sai ngành nghề kinh doanh đối với loại hình DN đa ngành nghề; khai thiếu các loại thuế phải nộp; sai địa chỉ kinh doanh và địa chỉ nhận thông báo thuế... gây khó khăn cho CQT trong việc quản lý, giám sát DN.
Bảng 2.4. Thực trạng nợ thuế của các DN tại Chi cục Thuế huyện Lâm Bình giai đoạn 2014-2016
STT Chỉ tiêu Năm (triệu đồng) So sánh 2015/2014
So sánh 2016/2015
2014 2015 2016 +/- % +/- %
1 Hợp tác xã 20.4 58.5 102.2 38.1 286,8 43.7 174,7 2 Hộ kinh doanh 14.3 21.6 35.4 7.3 151,1 13.8 163,9 3 Doanh nghiệp 248.4 311.1 447.6 62.7 125,2 136.5 143,9 Tổng 283.1 391.2 585.2 108.1 138,2 194 149,6
(Nguồn: Đội Kiểm tra thuế - Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế)
Nhìn vào bảng tổng hợp số liệu (bảng 2.4) ta thấy tình trạng nợ đọng thuế vẫn lớn, tăng dần theo số thu thuế. Nợ đọng năm 2015 so với năm 2014 có sự gia tăng 108,1 triệu đồng (tăng 38.2%), năm 2016 so với năm 2015 tăng 194 triệu đồng (tăng 49.6%). Số nợ đọng lớn nhất tập trung vào nhóm doanh nghiệp (năm 2015 so với năm 2014 là 62,7 triệu đồng, năm 2016 so với năm 2015 là 136,5 triệu đồng, nhóm DN này đóng góp số thu lớn vào NSNN do vậy số nợ đọng nhóm này chiếm tỉ lệ lớn cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên từ những con số trên cũng đặt ra câu hỏi cho bộ phận quản lý nợ nói riêng cũng như các đội chức năng của Chi cục Thuế huyện Lâm Bình nói chung.
2.3.3.4: Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế + Các trường hợp kiểm tra tại cơ sở người nộp thuế:
- Trường hợp người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu;
- Trường hợp kiểm tra trước khi hoàn thuế theo quy định bao gồm: Hoàn thuế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu; Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận về thuế trong thời hạn 2 năm tính từ thời điểm đề nghị hoàn thuế trở về trước; Người nộp thuế không thực hiện giao dịch thanh toán qua ngân hàng theo quy định; Doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, chấm dứt hoạt động; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước.
+ Kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế:
- Cơ quan thuế ra quyết định kiểm tra thuế đối với trường hợp người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu; không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng; hoặc cơ quan thuế không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp.
Việc kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế chỉ được thực hiện khi có quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế. Người nộp thuế có quyền từ chối việc kiểm tra khi không có quyết định kiểm tra thuế.
Quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế do thủ trưởng cơ quan thuế ban hành.
Quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế phải có những nội dung cơ bản sau đây:
- Căn cứ pháp lý để kiểm tra;
- Đối tượng kiểm tra (trường hợp đối tượng kiểm tra là người nộp thuế có các đơn vị thành viên thì nội dung Quyết định kiểm tra phải ghi cụ thể danh sách đơn vị thành viên thuộc đối tượng kiểm tra theo Quyết định);
- Nội dung, phạm vi kiểm tra;
- Thời gian tiến hành kiểm tra;
- Trưởng đoàn kiểm tra và các thành viên khác của đoàn kiểm tra.
- Quyền hạn và trách nhiệm của đoàn kiểm tra và đối tượng kiểm tra.
Căn cứ quy trình nghiệp vụ Đội đã triến hành phân công cho cán bộ làm công tác kiểm tra thực hiện kiểm tra 100% hồ sơ khai thuế đã nộp trên cơ sở so