CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN LÂM BÌNH
2.3. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Lâm Bình
2.3.4. Đánh giá thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Lâm Bình
2.3.4.1.Ưu điểm.
- Thực hiện quản lý thuế theo mô hình chức năng gắn với cơ chế tự khai tự nộp công tác kiểm tra đã gần được cải thiện đó là kiểm tra thuế dựa trên việc kiểm tra, phân tích, đánh gia phân loại từng đối tượng doanh nghiệp nên việc lựa chọn doanh nghiệp để tiến hành kiểm tra có phần chính xác hơn nên không còn việc kiểm tra tràn lan như trước mà kiểm tra có kế hoạch, tổ chức, cũng góp phần không phiền hà cho tổ chức, các nhân.
- Thường xuyên tổ chức lớp tập huấn, quán triệt về vai trò trách nhiệm, nâng cao nhận thức về ý thức pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ công tác kiểm tra thuế. Cán bộ công chức thực hiện tốt tinh thần trách nhiệm, tác phong làm việc của cán bộ kiểm tra thuế.
- Các cán bộ công chức đều có trình độ cao, luôn luôn tự học tập để năng cao kiến thức luật, có ý thức trách nhiệm tuân thủ quy trình kiểm tra thuế.
- Có sự đoàn kết và hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau của tập thể cán bộ thuế.
- Nhờ có hoạt động kiểm tra mà phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về thuế, gian lận về thuế, và trước tiên ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng thành lập "doanh nghiệp ma" để kinh doanh bất hợp pháp.
- Qua hoạt động kiểm tra đã góp phần tạo lập công bằng về nghĩa vụ thuế, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
- Cùng với biện pháp hỗ trợ tuyên truyền công tác kiểm tra thuế nâng cao tinh thần tuân thủ tự giác chấp hành trong việc chấp hành các chính sách thuế của người nộp thuế.
2.3.4.2 Hạn chế.
- Công tác kiểm tra chưa được sâu rộng, toàn diện mới chỉ thực hiện ở một số đơn vị tổ chức điển hình do vậy việc hiệu quả của công tác kiểm tra là răn đe, ngăn chặn các hành vi gian lận về thuế chưa được cao.
- Một số hành vi lợi dụng các chính sách ưu đãi thuế của nhà nước để lách Luật làm giảm số thuế phải nộp chưa được phát hiện và xử lý kịp thời.
- Công tác xử lý các hành vi vi phạm về thuế còn thiếu kiên quyết do vậy việc tuân thủ Pháp Luật về thuế của người nộp thuế chưa cao đặc biệt là các hành vi nộp chậm hồ sơ khai thuế, dây dưa nộp thuế kéo dài còn xảy ra.
- Khai thác ứng dụng công nghệ thông tin trong trao đổi, khai thác tài liệu số liệu phục vụ cho công tác kiểm tra còn hạn chế.
Thông qua báo cáo công tác hàng năm, báo cáo về công tác kiểm tra của cơ quan thuế nhận thấy:
- Công tác kiểm tra của Chi cục Thuế huyện Lâm Bình trong những năm qua thực hiện chủ yếu do Đội kiểm tra thực hiện theo kế hoạch hàng năm được Chi cục Thuế phê duyệt.
- Đội kiểm tra căn cứ chức năng, nhiệm vụ để tiến hành kiểm tra theo đúng nội dung và quy trình thanh tra, kiểm tra của ngành.
- Việc phối hợp giữa kiểm tra với cơ quan chức năng có liên quan chưa
- Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công đảm bảo chính xác, kịp thời, đúng quy định.
- Công tác kiểm tra việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ trong thời gian thực hiện chưa đảm bảo còn kéo dài chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.
- Về tổ chức bộ máy cũng như trình độ, năng lực cán bộ kiểm tra chưa theo kịp yêu cầu, nhiệm vụ mới ngày càng cao của ngành trong nền kinh tế hiện nay, nhất là những kỹ thuật nghiệp vụ mới của ngành do tin học mang lại, đối với ngành thuế cũng như các ngành khác. Đồng thời trong nhiều ngành kinh tế, nhất là ngành kinh tế chuyên ngành, với kỹ thuật hiện đại, phức tạp có liên quan đến vấn đề tính thuế, nộp thuế nói chung, kiểm tra nói riêng còn chưa nắm bắt kịp thời nên còn bị hạn chế.
- Công tác sơ kết, tổng kết nhất là công tác trao đổi kinh nghiệm chống trốn thuế, gian lận về thuế giữa cơ quan thuế các cấp và các ngành liên quan chưa thật sự được quan tâm thường xuyên nhằm phát hiện kịp thời những hành vi trốn thuế mới.
2.3.4.3. Nguyên nhân tồn tại các hạn chế.
- Hệ thống Pháp Luật đã từng bước được bổ sung, song nói chung còn thiếu và chưa đồng bộ. Do vậy khiến cho công tác kiểm tra gặp không ít khó khăn trong công tác đánh giá, phân tích và xử lý đối với các hành vi vi phạm Pháp Luật thuế.
- Sự phối hợp giữa cơ quan kiểm tra theo mối quan hệ dọc, ngang còn nhiều lúng túng, chồng chéo, sự phân định thiếu rõ ràng. Trong thực tế có một vụ việc mà mà nhiều cơ quan kiểm tra cùng tiến hành làm, dẫn đến việc đùn đẩy trách nhiệm, cuối cùng hiệu quả trong công tác kiểm tra kém.
- Do địa bàn rộng, đối tượng nộp thuế đa dạng phức tạp, chính sách thuế còn thiếu cụ thể, chưa rõ ràng cho nên người nộp thuế vẫn còn ẩn lậu, lách thuế.
Những kết quả đạt được trong công tác kiểm tra thuế đã góp phần đáng kể trong việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách hàng năm của cơ quan thuế theo Luật quy định.
Thông qua đó tạo ra việc chấp hành Pháp Luật thuế của Người nộp thuế và dư luận xã hội ngày càng tốt hơn, đội ngũ cán bộ thuế cũng trưởng thành hơn để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Từng bước tạo ra mối quan hệ giữa cơ quan thuế với Người nộp thuế là "Bạn đồng hành".
Kết quả nổi bật của công tác kiểm tra trong thời gian qua là việc chấp hành Luật thuế của các đối tượng nộp thuế và cơ quan thuế, nhìn chung chưa có trường hợp nào vi phạm nghiêm trọng về chính sách thuế. Việc thực hiện nhiệm vụ thu hàng năm gắn chặt với việc thu đúng chính sách và giữ nghiêm kỷ luật của cán bộ thuế.
Từ kết quả đó, việc chấp hành Pháp Luật thuế được nâng cao, nhưng bên cạnh đó công tác kiểm tra còn một số mặt tồn tại cần khắc phục, đó là tồn tại từ phía cơ quan thuế, có làm được như vậy, mới tạo được sự bình đẳng thật sự giữa cơ quan thuế và Người nộp thuế, tạo được sự tin tưởng lẫn nhau để thực hiện tốt các chính sách Pháp Luật của Nhà nước.
TÓM TẮT CHƯƠNG II
Trong chương 2, luận văn đưa ra bức tranh tổng quan về cơ cấu tổ chức;
tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện và của Chi cục Thuế huyện Lâm Bình, chỉ ra thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế, quy trình và công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra qua 3 năm 2014-2016.
Phát hiện, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế huyện Lâm Bình. Nắm vững và hiểu rõ vai trò của các yếu tố trên sẽ giúp công tác thanh tra, kiểm tra thuế đạt hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và chính trị: (1) Khai thác đầy đủ kịp thời các khoản thu về thuế vào NSNN;
(2) Công tác thanh tra, kiểm tra góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội, đảm bảo sự nghiêm minh của Pháp luật; (3) Thực hiện các chủ trương, chính sách kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước một cách có hiệu quả.
Thông qua thực trạng thanh tra, kiểm tra của chi cục thuế tại trụ sở CQT, trụ sở NNT, và rủi ro trong công tác thanh tra, kiểm tra để từ đó rút ra được những ưu điểm và hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra của Chi cục Thuế huyện Lâm Bình làm cơ sở cho giải pháp trong chương 3.
CHƯƠNG III