Chương 2 THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI DANH
2.2. Những hạn chế, sai lầm trong định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trong định tội danh các tội xâm phạm sở hữu mà cụ thể là tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản còn có những hạn chế, thiếu sót hoặc thiếu tính thống nhất xuất phát từ nhiều lý do khác nhau thuộc về khách quan và chủ quan. Có thể khẳng định, Bộ luật hình sự Việt Nam đã được ban hành trong thời gian khá dài, một số điều luật còn quy định chung chung, trong khi đó các văn bản hướng dẫn chưa được ban hành kịp thời hoặc chưa cụ thể gây ra khó khăn trong công tác triển khai thực hiện trên thực tế. Có trường hợp đã có văn bản hướng dẫn nhưng lại rải rác tại nhiều văn bản mà chưa được tập hợp, hệ thống hoá; nhiều trường hợp luật mới đã có hiệu lực nhưng lại theo hướng dẫn cũ, hoặc ban hành luật mới nhưng đến gần thời điểm lại phải lùi luật, dự án luật lại...
32
Trong công tác thực thi pháp luật hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, nhìn chung các Cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Hải Dương đã có nhiều cố gắng trong công tác phối hợp điều tra, truy tố, xét xử. Tuy nhiên vẫn có lúc còn thiếu đồng bộ, chưa có sự phối hợp chặt chẽ. Vẫn còn một số dấu hiệu trong cấu thành tội phạm mỗi cơ quan tiến hành tố tụng hiểu một cách khác nhau, thậm chí trong cùng một cơ quan nhưng vẫn có những quan điểm và cách hiểu khác nhau dẫn đến việc chưa thống nhất trong áp dụng, khi có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra còn lúng túng trong việc nhận diện các tình tiết trong cấu thành như “tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ”, “đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả”, “sử dụng vào mục đích bất hợp pháp”, “dùng thủ đoạn gian dối”, “bỏ trốn”… dẫn đến nhiều trường hợp không chứng minh được nên khó xử lý hành vi phạm tội.
2.2.1. Xác định dấu hiệu dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản trong tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đôi khi còn nhầm lẫn với một số tội phạm khác
Thứ nhất, nhầm lẫn giữa tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (quy định tại Điều 174 BLHS). Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi của người bằng thủ đoạn gian dối làm cho người có tài sản tin đó là sự thật nên tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội. Như vậy, để định tội này thì phải bảo đảm thỏa mãn hai điều kiện là hành vi gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. Hành vi gian dối là điều kiện để thực hiện hành vi chiếm đoạt hay hành vi gian dối xảy ra trước hành vi chiếm đoạt. Hành vi chiếm đoạt chính là mục đích hướng tới của hành vi gian dối. Hành vi gian dối hay còn gọi là thủ đoạn gian dối có thể được thực hiện bằng rất nhiều hình thức khác nhau như sử dụng giấy tờ giả; giả danh người có chức vụ, quyền hạn; bằng lời nói, cách ăn mặc, ứng xử, phương tiện... làm cho người khác tin tưởng và cho rằng đó là sự thật, quá tin dẫn đến bị lừa, tự nguyện trao tài sản. Ngược lại, tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì sau khi có được tài sản một cách hợp
33
pháp, người phạm tội mới dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.
Do cả 2 Điều luật này đều chứa đựng nội hàm gần giống nhau đó là: Đều có thủ đoạn gian dối tức là sự dối trá của người phạm tội; đều nhằm mục đích là chiếm đoạt tài sản; đều được chủ sở hữu sự tin tưởng và giao tài sản... nên thực tế áp dụng 2 Điều luật trên còn có nhầm lẫn dẫn đến việc phải thay đổi khởi tố vụ án hình sự, thay đổi khởi tố bị can.
Đây là hai loại tội phạm có cấu thành gần giống nhau, dấu hiệu ở yếu tố khách thể, chủ thể giống nhau, chỉ khác nhau một số nội dung về mặt chủ quan và khách quan của tội phạm. Chủ thể đều là chủ thể thường, khách thể đều xâm phạm đến quan hệ sở hữu, mặt chủ quan có một điểm chung là đều chiếm đoạt tài sản của người khác với lỗi cố ý trực tiếp. Tuy nhiên, từ lý luận và thực tiễn giải quyết các vụ án về những loại tội phạm này, đối tượng thực hiện hành vi
“Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” phải có thủ đoạn gian dối và mục đích chiếm đoạt trước khi nhận được tài sản còn trong hành vi “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” thì có thủ đoạn gian dối và mục đích chiếm đoạt sau khi đã nhận được tài sản.
Thứ hai, nhầm lẫn giữa tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355 BLHS). Hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác có thể biểu hiện ở các dạng như sau: Người phạm tội đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn uy hiếp về tinh thần đối với chủ tài sản buộc họ phải đưa tài sản; lạm dụng chức vụ, quyền hạn lừa dối người khác để chiếm đoạt tài sản, nhờ có chức vụ, quyền hạn được giao mà người phạm tội đã thực hiện được hành vi gian dối và chiếm đoạt tài sản của người khác.
Về hình thức, hành vi này tương tự như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, nhưng khác ở chỗ do có chức vụ, quyền hạn nên người phạm tội được chủ tài sản tin và giao tài sản. Sau khi có tài sản trong tay, người phạm tội đã chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản khác với tội
34
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là người phạm tội được giao tài sản không phải dưới hình thức hợp đồng mà là người phạm tội đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình làm phương tiện để uy hiếp tinh thần đối với chủ tài sản hoặc người phạm tội đã sử dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi lừa dối, làm cho chủ tài sản tin là sự thật và tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội mà không biết.
Thứ ba, nhầm lẫn giữa tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 142 BLHS). Hai tội phạm này có yếu tố chủ thể giống nhau, tức là bất kỳ ai có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định, hành vi khách quan của tội sử dụng trái phép tài sản là thể hiện ở tự ý khai thác giá trị sử dụng của tài sản, mặc dù người phạm tội không có quyền sử dụng tài sản đó. Hành vi này không làm chủ tài sản mất quyền sở hữu đối với tài sản mà chỉ nhằm khai thác giá trị sử dụng của tài sản trong một thời gian nhất định, không nhằm chiếm đoạt tài sản.
Như vậy, dấu hiệu pháp lý đặc trưng cơ bản của tội sử dụng trái phép tài sản khác với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là tội này không có sự chiếm đoạt mà chỉ sử dụng trái phép tài sản.
Thứ tư, nhầm lẫn giữa tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội tham ô tài sản (Điều 353 BLHS). Hành vi khách quan của tội tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà người phạm tội quản lý. Có thể khẳng định hành vi chiếm đoạt tài sản đó gắn liền hoặc liên quan đến chức vụ, quyền hạn của người phạm tội, nếu người phạm tội không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó hoặc không thể thực hiện được hành vi chiếm đoạt tài sản. Chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện việc chiếm đoạt tài sản một cách dễ dàng. Hành vi tham ô tài sản đã tác động đến tài sản mà người phạm tội có trách nhiệm quản lý. Tài sản này bao gồm tài sản của nhà nước giao cho các cơ quan, tổ chức trong nhà nước hoặc là tài sản của các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước. Chủ thể của tội tham ô tài sản là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp, tổ
35
chức ngoài nhà nước, từ đủ 16 tuổi trở lên và không trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm là các dấu hiệu quan trọng nhất để xác định hành vi phạm tội tham ô tài sản hay nói cách khác sự khác nhau giữa Tội tham ô tài sản với các tội phạm khác có tính chất chiếm đoạt cũng chính là sự khác nhau về các dấu hiệu chủ thể của tội phạm. Đối với tài sản bị chiếm đoạt, nếu người thực hiện hành vi chiếm đoạt là người có trách nhiệm quản lý tài sản và họ đã chiếm đoạt tài sản mà mình quản lý thì hành vi thực hiện cấu thành Tội tham ô tài sản, nhưng nếu người thực hiện hành vi chiếm đoạt không phải là người có trách nhiệm quản lý tài sản thì hành vi chiếm đoạt tài sản cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc một tội phạm có tính chất chiếm đoạt khác. [27].
Ví dụ: Khoảng 12 giờ ngày 12/9/2019, tại Cụm công nghiệp làng nghề thuộc xã T, huyện B, tỉnh H, Nguyễn Thị M là thủ kho đã lợi dụng việc được giao quản lý tài sản của Công ty LN, M đã cùng với Vũ Hữu K, Nguyễn Hải C, Vũ Tuấn A có hành vi chiếm đoạt 08 máy phát điện của Công ty LN. Tổng trị giá tài sản chiếm đoạt là 114.000.000 đồng. Cơ quan điều tra Công tỉnh H đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với M, K, C, A về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và chuyển hồ sơ về cho các cơ quan tố tụng huyện B giải quyết theo thẩm quyền. VKSND huyện B đã truy tố các bị cáo về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán TAND huyện B xác định các cơ quan Điều tra và VKS có dấu hiệu khởi tố, truy tố sai tội danh đối với các bị cáo, bởi lẽ Bị cáo M là thủ kho của Công ty LN, mặc dù không có văn bản, quyết định bổ nhiệm công việc nhưng đã được Công ty LN giao nhiệm vụ làm thủ kho, giao chìa khóa kho hàng và đảm nhận việc quản lý kho lưu trữ và xuất nhập hàng hóa, có trách nhiệm quản lý, theo dõi số lượng từng loại máy móc, thiết bị từ khi nhập về đến khi xuất bán cho khách hàng và thực hiện việc xuất các loại hàng hóa theo đề nghị của NN là cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của Công ty LN. Bị cáo M đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của thủ kho tự ý lập phiếu xuất kho khi không có lệnh/phiếu đề nghị xuất kho từ cửa hàng NN,
36
không vào sổ ghi chép số lượng hàng hóa đã xuất kho, dùng thủ đoạn gian dối gạch xóa phiếu xuất kho đã lập để che giấu sự việc, cấu kết với bị cáo K, C, A vận chuyển tài sản ra ngoài phạm vi kho quản lý của Công ty LN nhằm chiếm đoạt và tiêu thụ tài sản. Hành vi của bị cáo M là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản do mình có trách nhiệm quản lý, hành vi của các bị cáo còn lại là thông đồng, giúp sức cho bị cáo M thực hiện việc chiếm đoạt tài sản, gây hậu quả là thiệt hại về tài sản trị giá 114.000.000 đồng cho CN. Hành vi chiếm đoạt tài sản của các bị cáo không chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu mà còn xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của tổ chức (Công ty LN). Các bị cáo nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi và mong muốn hậu quả xảy ra nhằm chiếm đoạt tài sản. Do vậy, Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa sau phần xét hỏi công khai tại phiên tòa đã trả hồ sơ vụ án cho VKSND huyện B để truy tố các bị cáo về tội Tham ô tài sản theo điểm d khoản 2 Điều 353 BLHS. VKSND huyện B đã phải thay đổi tội danh theo quyết định trả hồ sơ của Tòa án.
2.2.2. Xác định dấu hiệu bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản
Hiện nay, về vấn đề lý luận, vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau, chưa thống nhất trong quá trình giải quyết các vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tình tiết bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản và cũng là vấn đề tương đối khó chứng minh. Theo đó, có thể hiểu bỏ trốn là việc đối tượng vắng mặt tại gia đình, địa phương nơi thường trú; vắng mặt tại đơn vị công tác (nếu có), nhưng gia đình, địa phương, đơn vị không biết người đó đang ở đâu; hoặc đối tượng không vắng mặt hoàn toàn tại gia đình, địa phương nơi thường trú hoặc đơn vị công tác, nhưng cố tình lẩn tránh, không tiếp xúc với người chủ tài sản thì cũng xác định là trường hợp bỏ trốn. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, theo quy định của Luật cư trú thì công dân có nghĩa vụ khai tạm trú mà không có nghĩa vụ phải khai báo tạm vắng. Do đó, việc họ vắng mặt tại địa phương, tại đơn vị công tác là quyền của họ, không phải bỏ trốn (vì Luật không quy định). Do vậy, nếu căn cứ vào những cách hiểu khác nhau như trên thì các cơ quan tiến hành tố
37
tụng rất khó để xác định người phạm tội có ý định bỏ trốn hay không để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự với họ. Bên cạnh đó, làm sao để chứng minh người phạm tội bỏ trốn nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản cũng trở thành thách thức với các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết loại án này bởi có trường hợp xác định chính xác là người phạm tội bỏ trốn nhưng sau khi bị triệu tập, thậm chí là khi đã có quyết định khởi tố, họ cho rằng họ bỏ trốn khỏi địa phương là nhằm trốn tránh chủ nợ, sợ bị đòi, bị siết nợ chứ không hề có ý định chiếm đoạt tài sản đã vay, mượn trước đó.
Ví dụ: Do có mối quan hệ quen biết từ trước, ngày 01/9/2018, Đào Ngọc K đến gặp chị Nguyễn Thị M vay số tiền 300.000.000 đồng để kinh doanh, thời hạn vay là một tháng, lãi suất tính theo lãi suất Ngân hàng (K có giấy vay tiền và ký xác nhận). Đến thời hạn trả nợ, K lấy lý do làm ăn khó khăn nên chưa có tiền để trả. Nhiều lần chị M đến yêu cầu K trả tiền nhưng bị cáo không trả và bỏ vào Miền Nam để làm ăn, không liên lạc cho chị M biết. Do vậy, chị M đã làm đơn tố cáo đối với hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của bị cáo K. Ngày 18/12/2019, M bị Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an huyện BG khởi tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Tại Bản án hình sự sơ thẩm số của Tòa án nhân dân huyện BG, quyết định: xử phạt Đào Ngọc K 02 năm 06 tháng tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Sau khi xét xử sơ thẩm, bị cáo K kháng cáo.
Các tài liệu trong hồ sơ thể hiện, sau khi bỏ vào Miền Nam làm ăn, bị cáo K đã 3 lần trả tiền cho chị M với tổng số tiền là 40 triệu đồng thông qua chuyển khoản. Như vậy, Đào Ngọc K có thực hiện nghĩa vụ trả nợ nhưng không đúng như cam kết đã thỏa thuận là có dấu hiệu lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thông qua hợp đồng vay, nhưng cần phải điều tra làm rõ K có thủ đoạn gian dối, bỏ trốn hay có điều kiện về tài sản để trả nhưng cố tình không trả để xác định đúng hành vi và tội danh đối với K. Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng K đưa ra thông tin gian dối để lừa đảo chiếm đoạt số tiền 300.000.000 đồng và tuyên xử bị cáo phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là chưa đảm bảo quy định pháp luật, chưa đủ căn cứ vững chắc để kết tội bị cáo. Tòa án cấp phúc thẩm đã hủy toàn