Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè quy mô hộ gia đình trên địa bàn huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 36 - 42)

Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN TÂN SƠN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tân Sơn

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Tân Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, trung tâm huyện lỵ cách thành phố Việt Trì 75 km và cách thủ đô Hà Nội 117 km.

Huyện có tổng diện tích tự nhiên 68.984,58 ha. Ranh giới hành chính như sau:

+ Phía Đông giáp huyện Thanh Sơn.

+ Phía Tây giáp huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái và huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.

+ Phía Nam giáp huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

+ Phía Bắc giáp huyện Yên Lập.

Huyện có 17 đơn vị hành chính cấp xã (14 xã đặc biệt khó khăn), hiện tại huyện chưa có thị trấn. Trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị của huyện đóng tại xã Tân Phú.

Trên địa bàn huyện có các tuyến quốc lộ 32A, 32B chạy qua, đây là các tuyến quan trọng tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nông lâm thủy sản nói riêng giữa Tân Sơn với các địa phương lân cận như Sơn La, Yên Bái và các huyện trong tỉnh.

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Là huyện miền núi nên địa hình Tân Sơn có đặc điểm độ dốc lớn, xen kẽ là các dải ruộng và thung lũng nhỏ, chia cắt mạnh tạo nên sự đa dạng và phức tạp cho địa hình của huyện. Có 4 dạng địa hình chính:

- Địa hình núi thấp: loại địa hình này có độ dốc trên 30o , độ cao trung bình so với mực nước biển 700-800 m. Dạng địa hình này bị chia cắt mạnh,

gây khó khăn trong sản xuất nông lâm nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng.

Phân bố chủ yếu ở các xã: Thu Cúc, Đồng Sơn, Xuân Sơn, Kim Thượng, Thu Ngạc, Thạch Kiệt.

- Địa hình độ cao: có độ dốc từ 25-30o , độ cao trung bình so với mực nước biển 300-700m, được phân bổ chủ yếu ở các xã Tân Phú và Xuân Đài.

- Địa hình Trung du, đồi thấp có độ dốc trung bình 15-30o, độ cao trung bình so với mực nước biển 150-300m. Loại địa hình này khá phù hợp và thuận lợi cho sự phát triển nông lâm nghiệp và phân bố chủ yếu ở các xã:

Minh Đài, Long Cốc, Mỹ Thuận, Tam Thanh, Văn Luông.

- Địa hình thung lũng đồng bằng: là các dạng thung lũng nhỏ hẹp, các dải đất hẹp nằm xen lẫn vùng đồi núi. Đây là vùng thuận lợi nhất trong phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây lương thực.

2.1.1.3. Đặc điểm thời tiết và khí hậu

Tân Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới, mang những nét điển hình như: mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh, cuối đông ẩm ướt và mưa phùn.

Địa hình Tân Sơn rất đa dạng tạo ra các tiểu vùng khí hậu khác nhau, địa hình chia cắt, dốc kéo dài, phần lớn là rừng núi đất, cấu tạo theo kiểu bát úp, nằm trong vùng địa hình đồi núi thấp và trung bình thuộc lưu vực sông Bứa, nơi kết thúc dãy Hoàng Liên Sơn.

Theo số liệu khí tượng thủy văn tại trạm Minh Đài, nhiệt độ không khí trung bình qua các năm là 23,3oC ( nhiệt độ cao tuyệt đối là 42,3oC và nhiệt độ thấp tuyệt đối là 3,1oC). Số giờ nắng trung bình qua các năm là 1.453 giờ. Lượng mưa trung bình qua các năm là 1.808,8 mm, tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9 ( chiếm trên 70% lượng mưa cả năm). Độ ẩm không khí trung bình qua các năm là 86,8%, tháng có độ ẩm không khí lớn nhất là tháng 8 và thấp nhất là tháng 5.

Tốc độ gió trung bình 1,8 m/s, hướng gió chính: Đông, Đông Nam và Tây Nam.

Mùa khô hạn kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Tân Sơn chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng vào tháng 4, 5, 6, 7, nhiệt độ trong các tháng này nhiều khi lên đên 39 - 40oC, mưa bão vào tháng 8, 9 gây lụt lội và lũ, sương muối vào mùa đông, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Nhìn chung khí hậu của huyện Tân Sơn khá thuận lợi trong sản xuất nông lâm nghiệp với thế mạnh là cây chè, cây nguyên liệu giấy, chăn nuôi gia súc...

2.1.1.4. Thủy văn

Trên địa bàn có các con sông lớn như: Sông Bứa, sông Giày, sông Chôm và sông Côm. Ngoài ra còn có các con suối: Suối Chiềng, suối Quả, suối Ráy, suối Thắt, suối Thân, suối Vường, suối Thang, suối Xuân. Đặc điểm chung của hệ thống sông suối trên dịa bàn là đều bắt nguồn từ những dãy núi cao, có độ lớn dốc, về mùa mưa nước dâng nhanh và đột ngột thường gây nên lũ ống, lũ quyét ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đến sản xuất nông lâm thủy sản nói riêng.

2.1.1.5. Tài nguyên đất

Căn cứ vào sự hình thành của các loại đất phân chia thành 7 nhóm sau + Nhóm đất phù sa:

Là loại đất được hình thành do bồi tụ sản phẩm phù sa của sông, suối, đất phù sa phân hóa theo mẫu chất, điều kiện địa hình và hệ thống sử dụng đất, về độ phì và bản chất của đất do chất lượng của sản phẩm phong hóa quy định. Tổng diện tích nhóm đất này là 264 ha, chiếm 0,4% tổng diện tích đất của huyện. Nhóm đất này được phân bố ở các xã Thu Cúc, Thạch Kiệt, Lai Đồng, Tân Sơn, Minh Đài, Văn Luông. Đây là nhóm đất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, rất thích hợp với các loại cây trồng như: lúa, ngô, rau màu các loại.

+ Nhóm đất Glây

Được hình thành từ những vật liệu không gắn kết, tạo thành do sản phẩm bồi tụ của các khối đồi núi, thường ở những vùng thấp khó thoát

nước nằm sâu trong nội đồng, có diện tích 720,17 ha, chiếm 1,08% diện tích đất điều tra, được phân bố ở cả 17 xã của huyện. Do phân bổ ở những địa hình thấp trũng nên cây trồng chính của loại đất này chủ yếu là lúa.

+ Đất xám

Được hình thành tại những vùng đồng bằng có địa hình cao và rất cao, vùng gò đồi thấp, bằng thoải dễ thoát nước. Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất, với 62840,53 ha, chiếm 94,41% tổng diện tích điều tra, phân bố tất cả các xã trên địa bàn huyện. Đây là nhóm đất nghèo dinh dưỡng, bị khô hạn và rửa trôi mạnh. Tuy nhiên do địa hình bằng thoải, đất có cơ giới nhẹ dễ canh tác nên thích hợp với cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Đất tầng mỏng

Có diện tích 429,84 ha chiếm 0,65% tổng diện tích điều tra. Hình thành trong điều kiện địa hình chia cắt, thảm thực vật che phủ mặt đất bị chặt phá nặng nề và do hậu quả nhiều năm canh tác không chú trọng đến việc bảo vệ đất, không có các công trình phòng chống xói mòn. Đây là nhóm đất nghèo dinh dưỡng nên khó thích nghi với loại cây màu, cây công nghiệp chi nên trồng rừng, và các loại cây có khả năng cải tạo đất.

+ Đất đỏ

Có diện tích 2303,45 ha. Đây là nhóm đất có thành phần dinh dưỡng khá, phù hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngày, xã Long Cốc chiếm diện tích đất đỏ rộng nhất là 890,29 ha.

Huyện Tân Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là: 68984,58 ha được chia làm ba nhóm chính:

- Đất nông nghiệp: 57869,2 ha, chiếm 83,9% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất phi nông nghiệp: 2214,58 ha, chiếm 3,2% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất chưa sử dụng: 8900,8 ha, chiếm 12,9% tổng diện tích tự nhiên.

Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Tân Sơn

STT CHỈ TIÊU Diện tích

(ha) Cơ cấu (%)

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 68984,58 100,00

I Đất nông nghiệp 57869,2 83,9

1 Đất sản xuất nông nghiê ̣p 5224,1 7,6

1.1 Đất trồ ng cây hàng năm 2422,3 3,5

1.2 Đất trồng cây lâu năm 2801,8 4,1

2 Đất lâm nghiệp 52563,7 76,2

2.1 Đất rừng sản xuất 27821,6 40,3

2.2 Đất rừng phòng hô ̣ 15228,4 22,1

2.3 Đất rừ ng đă ̣c du ̣ng 9513,7 13,8

3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 81 0,1

4 Đất nông nghiệp khác 0,4 -

II Đất phi nông nghiệp 2214,58 3,2

III Đất chưa sử dụng 8900,8 12,9

(Nguồn: Phòng Nông nghiê ̣p huyê ̣n Tân Sơn) Qua bảng số liệu 2.1 về hiện trạng sử dụng đất huyện Tân Sơn ta thấy:

+ Đất nông nghiê ̣p.

Chiếm phần lớ n trong tổng diê ̣n tích đất đai của huyê ̣n 83,9% diê ̣n tích đất tự nhiên.

a. Diện tích đất nông nghiệp phân theo đối tượng sử dụng:

+ Đất giao cho hô ̣ gia đình, cá nhân sử du ̣ng 36030,3 ha, chiếm 52,33%

diện tích đất nông nghiê ̣p.

+ Đất do Ủy ban nhân dân các xã sử du ̣ng 274,3 ha chiếm 0,4% diê ̣n tích đất nông nghiê ̣p.

+ Đất giao cho tổ chức kinh tế sử du ̣ng 18694,5 ha chiếm 27,15% diê ̣n tích đất nông nghiê ̣p như công ty lâm nghiê ̣p Tam Sơn, công ty lâm nghiê ̣p Xuân Đài, Vườn Quốc gia Xuân Sơn.

+ Đất liên doanh 854,9 ha chiếm 1,24% diê ̣n tích đất nông nghiê ̣p.

+ Đất do Ủy ban nhân dân xã quản lý 2015,5 ha chiếm 2,93% diê ̣n tích đất nông nghiê ̣p.

b. Diện tích đất nông nghiệp phân theo mục đích sử dụng:

+ Đất sản xuất nông nghiê ̣p: 5224,1 ha chiếm 7,6 % diện tích đất tự

nhiên. Trong đó:

- Diện tích đất trồng cây hàng năm 2422,3 ha

Riêng đất trồng lúa diê ̣n tích là 2262,3, trong đó đất chuyên lúa 1397,4 ha ( 2 vụ lúa) tâ ̣p trung ta ̣i các xã Thu Cúc, Thu Nga ̣c, Mỹ Thuâ ̣n, Xuân Đài, Kim Thươ ̣ng, Văn Luông. Đất lúa còn la ̣i 824,4 ha ( 1 vu ̣ lúa) tâ ̣p trung ở Thu Cúc, Thu Ngạc, Tân Sơn..., đất lúa nương còn 40,5 ha ở xã Kim Thượng.

+ Đất trồ ng cây lâu năm 2801,8 ha chiếm 4,1 %. Cây Chè được trồng chủ lực trên đi ̣a bàn huyê ̣n Tân Sơn, tuy chiếm diê ̣n tích nhỏ nhưng cây chè

đã và đang mang la ̣i năng suất cao, diê ̣n tích trồng chè ngành càng được tăng lên, hiê ̣u quả kinh tế cao góp phần thúc đẩy viê ̣c xóa đói giảm nghèo ta ̣i huyện Tân Sơn.

+ Đất lâm nghiê ̣p:

Diện tích đất lâm nghiê ̣p là 52563,7 ha chiếm 76,2% tổng diê ̣n tích tự

nhiên, trong đó:

- Đất rừ ng sản xuất: 27821,6 ha.

- Đất rừ ng phòng hô ̣: 15228,4 ha.

- Đất rừ ng đă ̣c du ̣ng: 9513,7 ha.

+ Đất nuôi trồng thủy sản: 81 ha chiếm 0,1% diện tích đất tự nhiên, có

thể nó i viê ̣c nuôi trồng thủy sản nước ngo ̣t chưa đươ ̣c quan tâm, phát triển ta ̣i huyện Tân Sơn, chưa có quy mô và hiê ̣u quả kinh tế thấp.

+ Đất phi nông nghiê ̣p

Đất phi nông nghiê ̣p toàn huyê ̣n là 2214,58 ha, chiếm 3,2% diê ̣n tích đất tự nhiên. Bao gồm: đất ở nông thôn, đất chuyên dùng, đất tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang, đất sông suối và mă ̣t nước chuyên dùng....

+ Đất chưa sử du ̣ng:

Đất chưa sử du ̣ng của huyê ̣n còn 8900,8 ha chiếm 12,9% diê ̣n tích đất tự nhiên. Trong đó:

- Đất bằ ng chưa sử du ̣ng: 15,5 ha, đây là diê ̣n tích đất có thể mở rô ̣ng sản xuất nông nghiê ̣p trồng các loa ̣i cây hàng năm.

- Đất đồi nú i chưa sử du ̣ng: 8592,7 ha, đây là diê ̣n tích rất lớn chưa được khai thác là mô ̣t cơ hô ̣i và thách thức cho huyê ̣n phát triển các cây lâu năm.

- Đất nú i đá không cây: 292,5 ha.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè quy mô hộ gia đình trên địa bàn huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)