1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước
- Kinh nghiệm thực hiện chính sách quản lý đất đai của Bình Dương: là một địa phương thực hiện khá tốt chính sách quản lý đất đai với việc đưa toàn bộ quá trình hiện thực hóa chính sách này vào đời sống xã hội theo một quy trình, thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm giải quyết vấn đề quản lý đất đai trong bối cảnh đô thị hoá nhanh chóng trên một địa bàn cụ thể trong một giai đoạn nhất định.
Trước hết, Bình Dương đã chủ động tổ chức xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách quản lý đất đai cùng với việc phổ biến, tuyên truyền chính sách quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh. Kịp thời xử lý vướng mắc, chồng chéo về quy hoạch sử dụng đất. Thời điểm sau khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực, căn cứ để giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất phải thực hiện theo đúng quy định tại Điều 52 của Luật Đất đai năm 2013 (tức là phải
27
phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm). Tuy nhiên, nhiều trường hợp dự án đầu tư phù hợp quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch ngành nhưng không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm dẫn đến không thực hiện giao, cho thuê đất được cho doanh nghiệp gây cản trở đầu tư.
Để khắc phục và xử lý nhanh trong khi chờ hướng dẫn từ trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Văn bản số 2106/UBND- KTN Ngày 29-6-2015 về việc xử lý các vướng mắc, chồng chéo trong quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phân khu, quy hoạch ngành và lĩnh vực có sử dụng đất. Trên cơ sở đó đã tháo gỡ được khó khăn trong việc giao, cho thuê đất đối với doanh nghiệp mà có sự chồng chéo quy hoạch.
Hai là, Bình Dương cũng thực hiện tốt việc duy trì chính sách thực hiện quản lý đất đai cũng như thực hiện điều chỉnh chính sách quản lý đất đai một cách phù hợp do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, nhất là sự phát triển ồ ạt của các khu công nghiệp.
Ba là, việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách quản lý đất đai được quan tâm của lãnh đạo các cấp từ tỉnh đến cơ sở xã phường, thị trấn thuộc tỉnh Bình Dương. Đặc biệt, Bình Dương cũng thường xuyên tổ chức đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách quản lý đất đai trên địa bàn.
- Kinh nghiệm thực hiện chính sách quản lý đất đai của Đồng Tháp: là một địa phương thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thời gian gần đây, địa phương này cũng có nhiều cố gắng trong thực hiện chính sách quản lý đất đai trên địa bàn.
Ngoài việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách quản lý đất đai, Đồng Tháp cũng đã tiến hành phân công phối hợp thực hiện chính sách quản lý đất đai một cách chặt chẽ giữa các đơn vị liên quan. Chẳng hạn,
28
với mô hình hẹn giờ thực hiện thủ tục hành chính tại nhà người dân (trong đó có lĩnh vực đất đai).
Theo đó, cá nhân, tổ chức có nhu cầu được hẹn giờ hướng dẫn kê khai, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại nhà có thể liên hệ với Trung tâm Kiểm soát thủ tục hành chính và Phục vụ hành chính công (đối với thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện) hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện (đối với thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của cấp huyện) qua điện thoại, địa chỉ thư điện tử hoặc các hình thức thích hợp khác để đặt yêu cầu theo thời gian thuận tiện.
Để đảm bảo việc thực hiện chính sách quản lý đất đai một cách có hiệu quả, Đồng Tháp cũng đã chú trọng việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là ở cơ sở. Hàng năm tiến hành đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách quản lý đất đai, trên cơ sở đó áp dụng vào việc quản lý đất đai trên toàn tỉnh.
1.4.2. Bài học rút ra có thể áp dụng vào tỉnh An Giang
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách quản lý đất đai, đồng thời với việc phổ biến, tuyên truyền chính sách quản lý đất đai trên địa bàn, nhất là phải nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện chính sách quản lý đất đai trên địa bàn theo đúng các quy định của Nhà nước.
- Phân công phối hợp thực hiện chính sách quản lý đất đai theo các văn bản quy định của Nhà nước. Các ngành liên quan của địa phương chủ động xử lý các chồng chéo trong quá trình thực thi chính sách quản lý đất đai, nhất là không để việc vướng mắc chính sách mà cản trở quá trình đầu tư của doanh nghiệp.
29
- Duy trì việc thực hiện và điều chỉnh chính sách quản lý đất đai, ngay cả đối với các trường hợp dù đã có quy hoạch sử dụng đất nhưng quy hoạch ngành bổ sung, sửa đổi chồng chéo (rất khó xác định việc phù hợp quy hoạch, gây mất thời gian thẩm định).... cần linh hoạt trong xử lý chồng chéo quy hoạch, để kịp thời cho ý kiến về đầu tư. Đảm bảo vấn đề lợi ích của người dân, doanh nghiệp là nhân tố quyết định sự thành bại của thực hiện chính sách quản lý đất đai.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách quản lý đất đai trên địa bàn. Mặt khác, tiến hành đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách quản lý đất đai trên địa bàn nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế trong thực hiện chính sách.
Tiểu kết chương
Chương 1 đã tập trung hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu, đó là thực hiện chính sách quản lý đất đai, cụ thể là đưa ra một số khái niệm như quản lý đất đai, chính sách công, chính sách quản lý đất đai và thực hiện chính sách quản lý đất đai; đặc điểm, các nguyên tắc, nội dung thực hiện chính sách quản lý đất đai; các yếu tố tác động đến thực hiện chính sách quản lý đất đai, bao gồm các yếu tố vĩ mô và các yếu tố vi mô.
Đồng thời, nghiên cứu bài học kinh nghiệm, cả những bài học thành công và không thành công của một số địa phương có điểm tương đồng trong thực hiện chính sách quản lý đất đai, rút ra bài học có thể tham khảo cho tỉnh An Giang. Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn rất quan trọng để triển khai nghiên cứu các chương tiếp theo của luận văn. Chương 2 sẽ phân tích đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách quản lý đất đai tại An Giang trong giai đoạn 2015-2019.
30 Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG