2.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh An Giang
Để triển khai Luật Đất đai năm 2013 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai một cách kịp thời, đồng bộ, hiệu quả, tỉnh An Giang đã tổ chức công tác rà soát, lập danh mục đề xuất các văn bản quy phạm pháp luật cần bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Qua rà soát, hầu như toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn tỉnh cần phải được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế để đảm bảo tính hợp pháp, thống nhất và đồng bộ với các văn bản pháp luật trung ương.
Sau thời gian triển khai thi hành Luật Đất đai, kể từ năm 2014 đến nay, công tác xây dựng thể chế, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh An Giang đã thu được nhiều kết quả tích cực. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành 16 quyết định, 03 chỉ thị về thủ tục hành chính đất đai, bồi thường, giải phóng mặt bằng, hạn mức tách thửa, quy chế đấu giá quyền sử dụng đất, quản lý quy hoạch, quy chế phối hợp xác định nghĩa vụ tài chính, mức thu bảo vệ phát triển đất trồng lúa, thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai…
Nhìn chung, An Giang đã ban hành đầy đủ các quy định mà trong Luật, Nghị định đã giao thẩm quyền cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành. Cùng với các văn bản ở cấp trung ương, đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho phát
35
triển thị trường bất động sản, tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, đấu giá đất, thực hiện các quyền của người sử dụng đất.
Ngoài ra, để thực hiện tốt các khâu đột phá của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020, An Giang còn chú trọng Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách quản lý đất đai trên các lĩnh vực sau:
- Đẩy mạnh cải cách hành chính và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đất đai. Thực hiện Chương trình Cải cách hành chính nhà nước tỉnh An Giang, hàng năm Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang đều xây dựng Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai và quán triệt cho tất cả đảng viên, cán bộ, công chức trong toàn ngành.
- Tiên phong triển khai mô hình cánh đồng lớn: trên cơ sở Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 04/2014/NQ-HĐND ngày 08/7/2014 triển khai thực hiện chính sách trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh cụ thể hóa chính sách này tại Quyết định số 37/2014/QĐ-UBND ngày 10/10/2014 áp dụng đối với nhà đầu tư thực hiện dự án vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác liên kết sản xuất xây dựng cánh đồng lớn theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 13/2015/NQ-HĐND ngày 10/12/2015 về quy định mức hỗ trợ để thực hiện chính sách. UBND tỉnh đã ban hành Tiêu chí cánh đồng lớn, thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng cánh đồng lớn, thành lập Tổ điều phối và xây dựng Kế hoạch phát triển cánh đồng lớn đến năm 2025.
36
Toàn tỉnh có 326.741 hộ đang sử dụng sản xuất nông nghiệp với diện tích 254.448 ha (trong đó: dưới 03 ha có 316.466 hộ, chiếm 96,9% và trên 03 ha có 10.275 hộ, chiếm 3,11%). Số lượng hộ có diện tích đất nông nghiệp trên 03 ha ngày càng nhiều (năm 2010 là 7.361 hộ, nay là 10.233 hộ). Việc tích tụ, tập trung ruộng đất hiện nay có xu hướng gia tăng ngày càng nhiều để sản xuất hàng hóa lớn, giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho nông dân.
An Giang là tỉnh đầu tiên triển khai mô hình cánh đồng lớn, sau đó được nhân rộng ra các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Mô hình đã mang lại hiệu quả cao, tạo ra sản lượng lúa hàng hóa lớn, đồng nhất, tiết kiệm chi phí và đẩy mạnh việc tiêu thụ lúa gạo cho nông dân nên rất được chính quyền địa phương và người dân đồng tình ủng hộ.
2.2.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh An Giang
Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật là cầu nối để đưa pháp luật đất đai vào cuộc sống, làm chuyển biến nhận thức, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật nên tỉnh rất quan tâm chú trọng việc triển khai cả về hình thức, nội dung và cách thức tuyên truyền. Để tổ chức thực hiện tốt công tác này Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành Kế hoạch truyền thông về chính sách, pháp luật đất đai số 40/KH-UBND ngày 16/6/2014. Về nội dung có chọn lọc từng năm cho phù hợp với mục tiêu quản lý từng giai đoạn và từng đối tượng khác nhau, cách thức tuyên truyền cũng đa dạng, bằng nhiều hình thức như tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề, mở lớp tập huấn, đưa tin trên Đài truyền hình, Đài phát thanh, cung cấp thông tin cho báo chí, đưa tin trên cổng thông tin điện tử các Sở, ngành, biên soạn tài liệu và cung cấp miễn phí cho người dân, doanh nghiệp.
37
Trong kỳ, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang phối hợp với các Sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức 10 hội nghị triển khai Luật, Nghị định; mở 15 lớp tập huấn chuyên môn với các chuyên đề công tác lập kế hoạch sử dụng đất, cơ chế tạo, quản lý và khai thác quỹ đất, công tác đăng ký đất đai, công tác kiểm kê, giá đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, thu hút 13.300 lượt tham gia; phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang thực hiện 28 chuyên mục phóng sự; phối hợp với Báo An Giang đăng 64 tin bài…
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang cũng phối hợp với Ban Tôn giáo, Sở Nội vụ tổ chức các lớp tuyên truyền về chính sách, pháp luật đất đai đối với đất tôn giáo (02 lớp, 300 người tham dự); phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch mở lớp tuyên truyền về chính sách, pháp luật đất đai đối với đất di tích văn hóa - lịch sử, đất có danh lam thắng cảnh (01 lớp, 96 người tham dự). Việc tuyên truyền chính sách pháp luật đất đai còn được thực hiện thông qua giải đáp pháp luật cho người dân trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường. Tính từ ngày 01/7/2014 đến nay đã tiếp nhận và giải đáp hơn 150 câu hỏi liên quan đến các quy định pháp luật đất đai.
Nhìn chung việc triển khai, phổ biến các văn bản, chính sách pháp luật liên quan đến thực hiện chính sách quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung nên kết quả đạt được cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân, doanh nghiệp.
38
2.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh An Giang
Muốn tổ chức thực thi chính sách quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh có hiệu quả cần phải tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương, các yếu tố tham gia thực thi chính sách với mục tiêu cuối cùng của phối hợp là tạo ra sự thống nhất, đồng thuận, bảo đảm chất lượng và hiệu quả trong quản lý.
Thực tế, trong thời gian qua Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành nhiều Quyết định về ban hành quy chế phối hợp giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các cơ quan liên quan trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, cụ thể:
- Quyết định số 2850/QĐ-UBND ngày 19/10/2016 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành quy chế phối hợp giữ Sở Tài nguyên và Môi trường với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các cơ quan liên quan trong hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai nhằm tránh sự chồng chéo, trùng lắp trong chỉ đạo, xử lý các vấn đề liên quan đến công tác tổ chức đăng ký đất đai và nhiệm vụ khác của cấp huyện có liên quan đến hoạt động của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Quyết định số 104/QĐ-UBND ngày 16/01/2019 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành quy chế phối hợp giữa các ngành trong việc xác định giá đất trên địa bàn tỉnh nhằm xác định rõ nguyên tắc, thời gian, trình tự và trách nhiệm phối hợp giữa các sở ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong công tác xác định giá đất.
- Quyết định số 32/2018/QĐ-UBND ngày 28/9/2018 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
39
Nhìn chung, đối với nội dung phân công, phối hợp thực hiện chính sách cơ quan tài nguyên và môi trường thường là cơ quan chủ trì và các cơ quan còn lại phối hợp thực hiện, đạt được yêu cầu quản lý đề ra, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách quản lý đất đai.
2.2.4. Duy trì chính sách thực hiện chính sách quản lý đất đai
Nhiều chính sách đất đai được ban hành đúng nhưng trong quá trình thực hiện gặp những khó khăn do môi trường biến động chưa phát huy tác dụng trong môi trường thực tế. Tuy nhiên, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có nhiều hoạt động nhằm đảm bảo cho chính sách đất đai phát hiệu quả huy tác dụng trong đời sống chính trị xã hội thông qua đội ngũ cán bộ thực thi chính sách tham mưu như: liên tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai cụ thể hóa nội dung triển khai bằng các văn bản quy định rành mạch hợp lý trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể thực hiện giúp thể chế, chính sách đất đai từng bước được hoàn thiện; ban hành nhiều quy chế phối hợp giữa cơ quan tài nguyên môi trường với các cơ quan liên quan khác đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả, đồng bộ; lập kế hoạch cụ thể đảm bảo về thời gian và quy trình thủ tục thực hiện.
Để duy trì chính sách thực hiện chính sách quản lý đất đai tỉnh luôn quan tâm cải cách thủ tục hành chính đất đai. Từ khi Luật Đất đai có hiệu lực, Tỉnh đã ban hành quy định về Bộ thủ tục hành chính về đất đai tại Quyết định số 39/2015/QĐ-UBND ngày 17/11/2015 theo hướng đơn giản hóa, thống nhất, thuận lợi và công khai, minh bạch, đưa toàn bộ thời gian đo đạc, kê khai nộp thuế, thẩm định nhu cầu sử dụng đất vào quy trình chung để giải quyết nên thời gian giải quyết thủ tục được rút ngắn thêm từ 2-10 ngày so với quy định của Chính phủ. Riêng thủ tục đăng ký thế chấp duy trì trả kết quả trong
40
ngày từ năm 2010 đến nay (mặc dù quy định của Chính phủ là không quá 03 ngày).
Trên tinh thần cải cách thủ tục hành chính và tình hình thực tế thực hiện thủ tục hành chính của thành phố Long Xuyên, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Long Xuyên tổ chức thí điểm mô hình Dịch vụ thực hiện thủ tục hành chính đất đai tại nhà cho người dân thành phố Long Xuyên do Văn phòng Đăng ký đất đai một cấp trực tiếp thực hiện. Với mô hình này người dân không cần đến bất kỳ cơ quan nào để lập thủ tục đất đai mà gọi điện thoại đến Văn phòng Đăng ký đất đai sẽ có người đến tận nhà xem xét hồ sơ, làm thay các thủ tục và trả kết quả tại nhà, người dân sẽ phải trả chi phí khi tham gia dịch vụ. Dịch vụ này được nhiều người dân đồng tình đón nhận do rút ngắn thời gian theo yêu cầu của người sử dụng đất.
Thực hiện Quyết định số 494/QĐ-UBND ngày 02/3/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Ban Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh nhằm xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thành lập Bộ phận Hỗ trợ đầu tư để hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục đất đai và các thủ tục liên quan đến ngành. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu xác định nghĩa vụ tài chính khu đất để tham khảo xây dựng phương án đầu tư thì Sở chủ trì phối hợp với Sở Tài chính thông tin cho doanh nghiệp biết theo quy chế tại Quyết định số 272/QĐ-UBND ngày 19/01/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Về thực hiện mô hình một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính, từ năm 2014 đến nay UBND tỉnh đã ban hành 03 Quyết định quy định thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh (Quyết định số
41
45/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015, Quyết định số 49/2018/QĐ-UBND ngày 28/11/2018 và Quyết định số 25/2019/QĐ-UBND ngày 15/7/2019).
Ngoài ra, để giám sát kết quả giải quyết thủ tục Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 329/KH-UBND ngày 28/6/2016 giao Báo An Giang, Cổng thông tin điện tử tỉnh, Tổ kiểm tra công vụ thực hiện giám sát kết quả giải quyết hồ sơ của các Sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời đã ban hành Quy chế xin lỗi cá nhân, tổ chức vì sự sai sót trong giải quyết thủ tục tại Quyết định số 1311/QĐ-UBND ngày 12/5/2016.
Thủ tục hành chính hiện nay được triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 cho tất cả các thủ tục hành chính; thực hiện trả kết quả cho người dân và doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính; vận hành theo cơ chế một cấp nên ít khi trễ hạn đối với các tổ chức. Riêng việc đăng ký đất đai đối với hộ gia đình, cá nhân thì tỷ lệ trễ hẹn không quá 3%.
Qua việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính đất đai cho thấy các chính sách quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh An Giang được duy trì, triển khai một cách có hiệu quả đến nay.
2.2.5. Điều chỉnh chính sách quản lý đất đai ở tỉnh An Giang
Quá trình thực hiện chính sách còn gặp nhiều khó khăn do môi trường thực tế thay đổi, do chính sách còn những bất cập, hạn chế chưa phù hợp với thực tiễn. Trên cơ sở Luật Đất đai 2013, các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật và các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, ngành Trung ương, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền được giao, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý về đất đai một số văn bản như sau:
- Quyết định số 1009/QĐ-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2014 của UBND tỉnh An Giang uỷ quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường cấp giấy
42
chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức trên địa bàn tỉnh.
- Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2014 của UBND tỉnh An Giang quy định về hạn mức đất ở, diện tích tối thiểu được tách thửa, hạn mức giao đất, hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Quyết định số 45/2014/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh An Giang quy định và bảng giá các loại đất năm 2015 áp dụng giai đoạn 2015-2019 trên địa bàn tỉnh.
- Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh An Giang được UBND tỉnh An Giang quy định tại Quyết định số 08/2015/QĐ-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2015.
- Quyết định số 31/2015/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2015 của UBND tỉnh An Giang quy định về hệ số điều chỉnh giá đất áp dụng năm 2015 trên địa bàn tỉnh.
- Quyết định số 39/2015/QĐ-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2015 của UBND tỉnh An Giang quy định về trình tự, thủ tục hành chính về đất đai trên địa bàn tỉnh.
- Quyết định số 31/2016/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2016 của UBND tỉnh An Giang ban hành Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất áp dụng trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ thị số 3500/CT-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh An Giang về việc thực hiện và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.