Tổng quan sản xuất hồ tiêu của thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đầu vào đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cây hồ tiêu trên địa bàn huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 41 - 49)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan sản xuất hồ tiêu của thế giới

3.1.1. Xuất xứ cây hồ tiêu

Cây tiêu (Piper nigrum) thuộc họ Piperaceae. Có nguồn gốc từ tây nam Ấn Độ nằm ở vùng Ghats và Assam, mọc hoang trong rừng, được người Ấn Độ phát hiện, sử dụng đầu tiên và cho rằng việc phát hiện này là rất quý giá.

Đến đầu thế kỷ thứ XIII cây tiêu mới được trồng rộng rãi và sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Lúc này, cây tiêu đã được trồng cả ở Indonesia và Malaysia.

Đến thế kỷ thứ XVIII cây tiêu được trồng ở Srilanka và Campuchia. Vào đầu thế kỷ thứ XX thì cây tiêu được trồng tiếp ở các nước nhiệt đới như Châu Phi như:

Madagasca, Nigieria, Congo và ở châu Mỹ như: Brazil, Mexico…

Ở nước ta cây tiêu được trồng rất lâu từ trước khi người Pháp đến xâm chiếm. Khi những người Trung Hoa di dân vào Campuchia ở dọc vùng biển vịnh Thái Lan như: Konpong Trach, Kep, Campot và lúc đó tiêu được trồng ở nước ta chủ yếu ở đảo Phú Quốc, Hòn Chông, Hà Tiên, một số ít ở Bà Rịa và Thủ Dầu Một.

3.1.2. Sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới 3.1.2.1. Sản xuất

* Diện tích trồng:

Cây Hồ tiêu có nguồn gốc ở vùng Tây Nam Ấn Độ, do xuất xứ từ vùng nhiệt đới ẩm nên cây hồ tiêu chủ yếu được trồng tại các nước vùng xích đạo.

Hiện nay trên thế gới có khoảng 70 nước trồng tiêu, với diện tích khoảng 570.000 ha, trong đó có 7 nước sản xuất chính gồm Ấn Độ khoảng 230.000 ha,

Indonesia 170.000 ha, Việt Nam 50.000 ha, Brazil 45.000 ha, Sri Lanka 32.000 ha, Trung Quốc 18.000 ha và Malaysia 13.000 ha, các nước trên chiếm tới 98 % diện tích toàn cầu.

* Năng suất thu hoạch:

Do quảng canh nên năng suất thu hoạch tiêu ở hầu hết các nước rất thấp.

Ấn Độ, Indonesia năng suất thu hoạch bình quân năm cao nhất khoảng 350 kg/ha, những năm gần đây chỉ còn 250 kg/ha. Riêng Việt Nam năng suất thu hoạch bình quân đạt khoảng 2,5 tấn/ha, nhiều vùng đạt 4 - 5 tấn/ha, nhiều hộ đạt 6 - 7 tấn/ha, cá biệt có hộ đạt trên 10 tấn /ha (tiêu đen khô).

Bảng 3.1a: Sản lượng thu hoạch:

Sản lượng thu hoạch toàn cầu (tấn) 2009 2010 2011

Tiêu đen 251.762 251.980 244.832

Tiêu trắng 66.900 64.400 65.320

Tổng 318.662 316.380 309.982

Nguồn: Hiệp hội hồ tiêu việt nam(theo IPC) Bảng 3.1b: Sản lượng các nước sản xuất chính:

Quốc gia 2009 2010 2011

Việt Nam

Tổng 100.000 110.000 100.000

Tiêu đen 80.000 95.000 80.000

Tiêu trắng 20.000 15.000 20.000

Ấn Độ

Tổng 50.000 50.000 48.000

Tiêu đen 49.450 49.450 47.500

Tiêu trắng 550 450 500

Indonesia

Tổng 47.500 52.000 37.000

Tiêu đen 31.500 52.000 25.000

Tiêu trắng 16.000 35.000 12.000 Brazil

Tổng 40.700 34.000 35.000

Tiêu đen 38.700 32.000 32.000 Tiêu trắng 2.000 2.000 2.000 Malaysia

Tổng 22.700 23.500 25.700

Tiêu đen 25.400 16.450 17.990 Tiêu trắng 6.600 7.050 7.710 Trung Quốc

Tổng 22.800 24.800 23.300

Tiêu đen 1.000 2.000 300

Tiêu trắng 21.800 22.800 23.000 Sri Lanka

Tổng 13.812 16.730 17.102

Tiêu đen 13.762 16.630 16.992

Tiêu trắng 50 100 110

Nguồn: Hiệp hội hồ tiêu việt nam(theo IPC)

3.1.2.2. Xuất khẩu

Theo số liệu từ Hiệp hội Hạt tiêu Thế giới (IPC), Nguồn cung hạt tiêu thế giới sụt giảm trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng nội địa tăng đã khiến các nước xuất khẩu tiêu lớn cắt giảm xuất khẩu.

Xuất khẩu tiêu thế giới năm 2010 đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2006 trở lại đây, chỉ đạt 218.100 tấn, giảm 10,23% so với năm 2009. Chính điều này đã đẩy giá tiêu trên thị trường thế giới lên mức đỉnh mới, vượt qua cả kỷ lục năm 2008.

Nguồn: :CafeF Hình 3.1 : Đồ thị Tỷ trọng xuất khẩu hạt tiêu thế giới năm 2010

Qua hình 3.1 cho thấy Việt Nam là quốc gia có tỷ trọng xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới.

3.1.2.3. Giá bán

Về thời vụ thu hoạch, hồ tiêu được thu hoạch rãi đều trong năm ở mức thế giới. Các nước Nam Bán cầu như Brazil, Indonesia thường thu hoạch tiêu vào giai đoạn muộn trong năm, từ tháng 7 đến tháng 11. Trong khi đó, các nước Bắc bán cầu thường có thời gian thu hoạch tập trung vào đầu đến giữa năm, đa số tập trung từ tháng 1 đến tháng 5. Do đó, giá giao dịch hồ tiêu cũng thường giảm thấp vào các giai đoạn thu hoạch khi nông dân bán ra nhiều hàng, Mặc dù vậy, ở những năm thiếu cung, giá hồ tiêu cao, giá hồ tiêu không diễn biến theo quy luật này vì nông dân không cần thiết bán ngay mà dự trữ chờ giá phù hợp.

Hình 3.2: Đồ thị Giá hạt tiêu giao dịch kỳ hạn tháng 5/11 tại sàn Kochi-Ấn Độ

Nguồn: CafeF

Hình 3.3: Đồ thị Giá hạt tiêu giao dịch kỳ hạn thế giới

Data: CafeF Qua các hình 3.2 và 3.3 cho thấy giá hồ tiêu biến động khó lường.

3.1.2.4. Nhận định về sản xuất hồ tiêu trên thế giới

Năng lực sản xuất Hồ tiêu các nước đã và đang xu hướng giảm cả về diện tích, năng suất và sản lượng, khó khả năng phục hồi trong thời gian tới. Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết biến đổi bất lợi, sâu bệnh hại cây tiêu lây lan ngày càng rộng, chi phí sản xuất ngày càng gia tăng, lao động nông nghiệp chuyển sang ngành nghề khác có thu nhập cao hơn.

3.1.3. Tình hình tiêu thụ hồ tiêu

Bảng 3.2: CÁC THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU

STT Thị trường 2011

Tổng

1 2 3 4

Châu Mỹ 1,016 747 2,107 2,033 5,903

1 American 967 671 1,913 1,826 5,377

2 Canada 49 33 107 189

3 Argentina 32 44 76

4 Dominica 37 32 69

5 Chi Lê 39 14 53

6 Armenia 53 53

7 Venezuela 15 15 30

8 Hondoras 25 25

9 Mexico 16 16

10 Peru 15 15

Châu Âu 2,127 2,180 7,122 5,950 17,379

11 Germany 518 724 1,973 1,834 5,049

12 Nerthlands 388 199 1,619 1,353 3,559

13 Russia 269 220 521 290 1,300

14 Spain 73 82 623 354 1,132

15 England 184 210 444 225 1,063

16 Poland 168 231 262 201 862

17 Turkey 106 54 326 373 859

18 Ukcraina 51 89 269 246 655

19 France 35 52 300 255 642

20 Sweden 113 25 67 125 330

21 Belgium 55 53 85 103 296

22 Italy 17 76 96 104 293

23 Greece 56 58 84 43 241

24 Israel 41 13 97 74 225

25 Latvia 28 141 169

26 Romania 55 68 123

27 Estonia 50 43 10 103

28 Portugal 15 68 15 98

29 Bungary 71 27 98

30 Findland 28 12 24 30 94

31 Croatia 17 41 58

32 Lethuania 41 41

33 Ireland 26 26

34 Slovakia 25 25

35 Macedonia 14 14

36 Cyprus 13 13

37 Denmark 10 10

38 Austria 1 1

Châu Á 1,132 1,428 4,799 5,728 13,087

39 United Arab 111 68 797 1,789 2,765

40 India 145 135 978 717 1,975

41 Pakistan 68 270 473 862 1,673

42 Singapore 62 217 701 491 1,471

43 Korea 149 72 342 239 802

Nguồn:http://www.hoangminhcorp.com/index.php?option=com_content&view=

article&id=322:bn-tin-th-trng-h-tieu-ngay-19052011&catid=1:tin-tc

Như đã phân tích ở chương 1, cây hồ tiêu chỉ thích nghi với những vùng có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, vì vậy các quốc gia này không trồng được hồ tiêu hoặc có trồng nhưng sản phẩm không đủ cung cấp cho thị trường nội địa nên phải nhập khẩu. Theo bảng 3.2, đứng đầu các nước nhập khẩu hồ tiêu là American, kế đến là Germany, Nerthlands, United Arab.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đầu vào đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cây hồ tiêu trên địa bàn huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)