CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.4. Sản xuất hồ tiêu ở huyện Trảng Bom
Cây tiêu đã trở thành một trong các cây công nghiệp chủ lực hiện nay của nông dân Trảng Bom, nhiều hộ nông dân đã làm giàu từ cây tiêu. Hội nông dân
trồng tiêu, các câu lạc bộ tiêu được thành lập.
Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu qua các năm được thể hiện trong bảng 3.5:
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2009 2010 2011(dự kiến)
- Diện tích Ha 797 1.446 1.477
Trong đó:
DT. Thu hoạch Ha 667 1.341 1.395
- Năng suất Tạ/ha 17 20 22
- Sản lượng Tấn 1.140 2.681 3.069
Nguồn: Phòng kinh tế huyện Trảng Bom Qua bảng 3.5 cho thấy diện tích đất trồng tiêu của huyện Trảng Bom ngày càng tăng năm 2009: 797 ha, năm 2010: 1.446 ha và năm 2011: 1.477 ha.
Bên cạnh việc tăng diện tích hồ tiêu thì sản lượng và năng suất hồ tiêu cũng tăng lên rất lớn. Năm 2009 thu hoạch được 1.140 tấn và đạt năng suất 17 tạ/ha, năm 2010 thu hoạch được 2.681 tấn và đạt năng suất 20 tạ/ha, năm 2011 thu hoạch được 3.069 tấn và đạt năng suất 22 tạ/ha. Điều này chứng tỏ rằng cây tiêu đã trở thành một trong các cây công nghiệp chủ lực hiện nay của nông dân Trảng Bom.
3.5. Ảnh hưở ng của các yếu tố đầu vào đến hiê ̣u quả sản xuất kinh doanh cây hồ tiêu huyê ̣n Trảng Bom tỉnh Đồng Nai
3.5.1. Xây dựng mô hình hồi quy
Để phân tích đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đầu vào đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai, trong phạm vi đề tài này, tác giả sử dụng hai thước đo đó là thu nhập lao động gia đình
và lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh hồ tiêu năm 2010 (dạng hàm Cobb- douglas).
Mô hình lý thuyết với biến phụ thuộc là thu nhập lao động gia đình:
Y1 = aX1b1
X2b2
X3b3
X4b4 X5b5
X6b6
X7b7
X8b8 Mô hình lý thuyết với biến phụ thuộc là lợi nhuận:
Y2 = aX1b1
X2b2
X3b3
X4b4 X5b5
X6b6
X7b7
X8b8 Trong đó:
a là hệ số hồi qui của mô hình.
b1, b2..., b8 là hệ số co dãn của biến phụ thuộc đối với các biến độc lập.
X1 là diện tích đất trồng hồ tiêu (ha) X2 là Chi phí phân chuồng(trđ/ha) X3 là Chi phí phân đạm(ure)(trđ/ha) X4 là Chi phí phân lân(trđ/ha)
X5 là Chi phí phân kali(trđ/ha) X6 là Chi phí TBVTV(trđ/ha) X7 là Chi phí lao động(công/ha)
X8 là Kiến thức nông nghiệp của nông dân(điểm) Y1 là thu nhập gia đình(trđ/ha/năm)
Y2 là Lợi nhuận(trđ/ha/năm) 3.5.2. Mô tả số mẫu khảo sát
Số liệu được khảo sát, điều tra tại 5 xã thuộc huyện Trảng Bom Tổng số mẫu khảo sát: 60.
Đối tượng lấy mẫu: Hộ gia đình trồng hồ tiêu Phương pháp lấy mẫu: Lấy mẫu điển hình.
Thời gian khảo sát, điều tra: Từ 26/9 – 10/11/2011.
Thống kê số mẫu điều tra theo khu vực địa giới hành chính:
Bảng 3.6: Số mẫu điều tra tại 05 xã thuộc huyện Trảng Bom
STT Các xã Số mẫu Tỷ lệ(%)
1 Thanh Bình 20 33,3
2 Cây Gáo 10 16,7
3 Sông Trầu 10 16,7
4 Sông Thao 10 16,7
5 Bàu hàm 10 16,7
Tổng cộng 60 100
Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả, 2011.
Theo bảng 3.6, tác giả lấy số mẫu điều tra tại Thanh Bình nhiều nhất, tiếp theo là các xã còn lại do những địa phương này có nhiều hộ gia đình trồng hồ tiêu, đồng thời điều kiện đi lại khảo sát điều tra tương đối thuận lợi.
3.5.3. Mô tả các biến độc lập trong mô hình hồi qui
Bảng 3.7: Mô tả các biến độc lập trong mô hình hồi qui
STT Biến độc lập Số
mẫu
Tối thiểu
Tối đa
Trung bình
Độ lệch chuẩn 1 Diện tích thu hoạch (X1) 60 0,25 9 1,5 1,34
2 Chi phí phân chuồng(X2) 60 0 16 7,1 5,24
3 Chi phí phân đạm(X3) 60 0 8,9 3,2 2,11
4 Chi phí phân lân(X4) 60 0 6,96 1,5 1,29
5 Chi phí phân kali(X5) 60 0 9,96 4,1 2,71
6 Chi phí TBVTV(X6) 60 0,91 9,3 3,4 1,63
7 Chi phí lao động(X7) 60 134 490 307 91,43 8 Kiến thức nông nghiệp (X8) 60 2 9 6,1 1,47
Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả, 2011.
Bảng 3.7 cho biết giá trị tối thiểu, tối đa, trung bình và độ lệch chuẩn của các biến độc lập trong mô hình. Độ lệch chuẩn của biến chi phí lao động là cao nhất do có sự chênh lệch lớn giữa hộ gia đình sử dụng chi phí lao động thấp nhấp và hộ sử dụng cao nhất.
3.5.3.1. Diện tích hồ tiêu thu hoạch
Trên thực tế những khu vực có diện tích đất ít nhưng quá trình chăm bón kỹ, đặc điểm thổ nhưỡng tốt, khoảng cách trồng giữa các cây phù hợp thì năng suất cao hơn những khu vực có diện tích nhiều mà quá trình chăm bón không cẩn thận.
Như vậy diện tích ảnh hưởng tới năng suất không rõ ràng vì còn phụ thuộc vào đặc điểm đất đai.
Bảng 3.8: Quy mô diện tích ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ
Quy mô diện tích trồng tiêu
Số hộ Kết quả SX Tỷ suất lợi
nhuận/Tổng chi phí (%)
SL %
NS (tấn/ha)
Giá trị tổng sản phẩm (triệu đồng/ha)
Dưới 1 ha 24 40 2,07 4.833,96 249,8
Từ 1-2 ha 27 45 2,27 6.346,95 285,4
Trên 2 ha 9 15 2,13 1.706,09 251,2
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán Hiện trạng quy mô đất trồng hồ tiêu của Hộ tại các xã điều tra là: 40% số Hộ có diện tích trồng dưới 1 ha cho năng suất và tỷ suất lợi nhuận/tổng chi phí thấp nhất là 2,07 tấn/ha và 238,9%. Có 15% số Hộ có diện tích trồng từ trên 2ha cho năng suất và tỷ suất lợi nhuận/tổng chi phí cao hơn số hộ có diện tích dưới 1ha và nhỏ hơn số hộ có diện tích từ 1ha – 2 ha là 2,13 tấn/ha và 251,2%.
Có 45% số hộ có diện tích trồng từ 1ha - 2 ha cho năng suất và tỷ suất lợi nhuận/tổng chi phí cao nhất là 2,27 tấn/ha và 285,4%. Kết quả phân tích này cho thấy quy mô về diện tích không có tác động rõ rệt đối với năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh cây hồ tiêu.
Tuy nhiên hiện nay có nhiều vườn tiêu già cỗi sau nhiều năm khai thác và tiêu bị nhiễm bệnh chết làm giảm diện tích, tuy nhiên do giá tiêu tăng liên tục mấy năm qua nhiều diện tích trồng mới nên diện tích canh tác vẫn ổn định.
3.5.3.2. Nhóm yếu tố thuộc về vốn sản xuất a. Yếu tố phân chuồng
Phân chuồng là một loại phân cần thiết đối với cây hồ tiêu. Tại bảng 3.7 cho thấy: hộ gia đình sử dụng chi phí phân chuồng trên 1ha ít nhất là 0 đồng, nhiều nhất là 16 triệu đồng, trung bình là 7,1 triệu đồng. Qua bảng 3.9 cho thấy, có 22 hộ bón phân chuồng từ 10,5 triệu đồng đến 16 triệu đồng/ha cho năng suất thấp nhất là 1,98 tấn/ha nên hiệu quả sản suất kinh doanh cũng thấp nhất. Khi số hộ khác bón phân chuồng từ 5,27 triệu đồng đến 10,5 triệu đồng/ha cho năng suất cao hơn là 2,21 tấn/ha. Số hộ sử dụng phân chuồng ở mức thấp từ 0 – 5,27 triệu đồng/ha cho năng suất cao hơn hẳn so với 2 nhóm hộ trước là 2,34 tấn/ha và hiệu quả sản suất kinh doanh cũng cao nhất. Như vậy các hộ sử dụng ít phân chuồng (chi phí phân chuồng thấp nhất) thì hồ tiêu cho năng suất càng cao nhất và tỷ suất lợi nhận mang lại cũng cao nhất.
Bảng 3. 9: Ảnh hưởng của chi phí phân chuồng đến kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ
Chi phí phân chuồng (triệu
đồng/ha)
Số hộ Kết quả SX Tỷ suất lợi
nhuận/Tổng chi phí (%)
SL %
NS (tấn/ha)
Giá trị tổng sản phẩm (triệu đồng/ha)
0 – 5,27 24 40,0 2,34 5557,6 302,1
> 5,27 – 10,5 14 23,3 2,21 3041,8 277,0
> 10,5 - 16 22 36,7 1,98 4287,6 223,5
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán Một số hộ không sử dụng phân chuồng mà thay thế bằng phân hữu cơ tổng hợp như các phân Komix, Omix, ...
b. Yếu tố phân Đạm
Đạm đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của cây hồ tiêu.
Thiếu đạm lá vàng, thân lá kém phát triển, thừa đạm lá xanh sẫm, ít quả, nhiều sâu bệnh.
Theo bảng 3.7, hộ gia đình sử dụng chi phí phân đạm trên 1ha ít nhất là 0 đồng, nhiều nhất là 8,9 triệu đồng, trung bình là 3,2 triệu đồng. Qua bảng 3.10 cho thấy, tại các hộ khảo sát đa số các hộ sử dụng chi phí phân đạm để bón cho cây hồ tiêu ở mức từ 3,54 triệu đồng đến 5,53 triều đồng/ha cho năng suất thấp nhất 2,00 tấn/ha. Trong khi đó số hộ bón phân đạm ở mức 3,54 triệu đồng – 8,9 triệu đồng/ha thì lại cho năng suất cao nhất 2,47 tấn/ha nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh lại thấp hơn so với bón phân đạm với mức chi phí 0 đồng – 3,54 triệu đồng/ha . Và qua đây cũng thấy được có hộ không sử dụng phân đạm để bón cho cây hồ tiêu. Đó là do họ sử dụng phân bón NPK, DAP, SA,…
Bảng 3. 10: Ảnh hưởng của chi phí phân đạm đến kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ
Chi phí phân đạm(triệu
đồng/ha)
Số hộ Kết quả SX Tỷ suất lợi
nhuận/Tổng chi phí (%)
SL %
NS (tấn/ha)
Giá trị tổng sản phẩm (triệu đồng/ha)
0 – 3,54 23 38,3 2,42 5.529,80 290,8
> 3,54 - 5,53 34 56,7 2,00 6.615,43 246,8
> 5,53 – 8,9 3 5,0 2,47 741,77 286,6
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán c. Yếu tố phân Lân
Phân lân giúp rễ hồ tiêu phát triển ở giai đoạn mới trồng, giúp ra hoa đậu quả tốt. thiếu lân tiêu cằn cỗi, gân lá vàng.
Theo bảng 3.7, hộ gia đình sử dụng chi phí phân lân trên 1ha ít nhất là 0 đồng, nhiều nhất là 6,96 triệu đồng, trung bình là 1,5 triệu đồng. Bảng 3.11 cũng cho thấy, tại các hộ điều tra có 42 hộ sử dụng chi phí phân lân để bón cho cây hồ tiêu nhiều nhất ở mức 0 đồng – 2,05 triệu đồng/ha cho năng suất thấp nhất là 2,12 tấn/ha. Khi tiếp tục bón phân lân ở mức cao hơn thì năng suất tiếp tục tăng lên. Mặc dù không rõ rệt nhưng cũng cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh có xu hướng giảm cùng với việc tăng lượng bón lân cho 1 ha hồ tiêu.Những hộ sử dụng chi phí phân lân 0 đồng ở đây là vì các hộ này sử dụng phân bón NPK, DAP, SA,..
Bảng 3. 11: Ảnh hưởng của chi phí phân lân đến kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ
Chi phí phân lân(triệu đồng/ha)
Số hộ Kết quả SX Tỷ suất lợi
nhuận/Tổng chi phí (%)
SL %
NS (tấn/ha)
Giá trị tổng sản phẩm (triệu đồng/ha)
0 – 2,05 42 70,0 2,12 8.779,7 261,6
> 2,05 - 3,38 16 26,7 2,30 3.617,3 280,2
> 3,38 – 6,96 2 3,3 2,45 490 263,8
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán d. Yếu tố phân Kali
Phân kali giúp cây quang hợp tốt, giảm rụng quả, tăng chất lượng, kháng hạn, kháng sâu bệnh tốt. Thiếu kali lá xoắn, rìa lá khô, xám đầu.
Theo bảng 3.7, hộ gia đình sử dụng chi phí phân kali trên 1ha ít nhất là 0 đồng, nhiều nhất là 9,96 triệu đồng, trung bình là 4,1 triệu đồng. Qua bảng 3.12 cho thấy, tại các hộ điều tra có 13 hộ sử dụng chi phí phân kali để bón cho cây hồ tiêu nhiều nhất ở mức 3,17triệu đồng – 5,31 triệu đồng/ha cho năng suất thấp nhất là 2,06 tấn/ha nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh lại đạt cao nhất. Trong khi đó bón phân kali ớ mức 0 đồng – 3,17 triệu đồng /ha lại cho năng suất cao nhất nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh lại thấp hơn. Những hộ sử dụng chi phí phân kali 0 đồng ở đây là vì các hộ này sử dụng phân bón NPK, DAP, SA,..
Bảng 3. 12: Ảnh hưởng của chi phí phân kali đến kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ
Chi phí phân kali(triệu
đồng/ha)
Số hộ Kết quả SX Tỷ suất lợi
nhuận/Tổng chi phí (%)
SL %
NS (tấn/ha)
Giá trị tổng sản phẩm (triệu đồng/ha)
0 – 3,17 18 30,0 2,40 4.287,78 263,5
> 3,17 - 5,31 13 21,7 2,06 2.650,37 326,0
> 5,31 – 9,96 29 48,3 2,10 5.948,85 247,4
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán e . Yếu tố thuốc bảo vệ thực vật
Hồ tiêu là giống cây trồng kén đất, khó tính và cần đầu tư lâu dài nhưng ngược lại cũng cho hiệu quả cao nhất so với các loại cây trồng hiện có trên đất Trảng Bom. Bên cạnh đó cây hồ tiêu rất dễ bị nhiễm sâu bệnh nên vấn đề bảo vệ thực vật vô cùng quan trọng, là yếu tố quyết định thành công.
Theo bảng 3.7, hộ gia đình sử dụng chi phí thuốc bảo vệ thực vật trên 1ha ít nhất là 0,91 triệu đồng, nhiều nhất là 9,3 triệu đồng, trung bình là 3,4 triệu đồng.
Qua bảng 3.13 cho thấy, tại các hộ khảo sát có 45 hộ sử dụng chi phí thuốc bảo vệ thực vật cho cây hồ tiêu nhiều nhất ở mức 0,91 triệu đồng – 4,38 triệu đồng/ha cho năng suất thấp nhất 2,12 tấn/ha nhưng hiệu quả sản xuất lại đạt cao nhất.
Bảng 3. 13: Ảnh hưởng của chi phí thuốc bảo vệ thực vật đến kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ
Chi phí thuốc bảo vệ thực vật(triệu
đồng/ha)
Số hộ Kết quả SX Tỷ suất lợi
nhuận/Tổng chi phí (%) SL %
NS (tấn/ha)
Giá trị tổng sản phẩm (triệu đồng/ha)
0,91 – 4,38 45 75,0 2,12 9.377,90 274,1
> 4,38 - 6,96 13 21,7 2,39 3.075,77 271,4
> 6,74 – 9,3 2 3,3 2,17 433,33 141,7
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán Đối với cây hồ tiêu như ta đã nói ở trên càng đầu tư nhiều thì cho năng suất càng cao nhưng thuốc BVTV càng bón nhiều không có nghĩa cho năng suất cao mà ngược lại các hộ gia đình đầu tư thuốc BVTV ở mức 4,38 triệu đồng – 6,96 triệu đồng/ha thì cho năng suất cao nhất là 2,39 tấn/ha. Các hộ có năng suất thấp là do cây hồ tiêu bị nhiều sâu bệnh nên các hộ này sử dụng lượng thuốc bảo vệ thực nhiều.
3.5.3.3. Nhóm nhân tố thuộc về nguồn lực lao động và con người a. Lao động
Theo bảng 3.7, hộ gia đình sử dụng chi phí lao động trên 1ha ít nhất là 134 công, nhiều nhất là 490 công, trung bình là 307 công.
Qua bảng 3.14 cho thấy, tại các hộ điều tra nếu sử dụng nhiều chi phí lao động càng nhiều thì năng suất càng tăng lên nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh lại giảm xuống theo việc tăng chi phí lao động.
Bảng 3. 14: Ảnh hưởng của chi phí lao động đến kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ
Chi phí lao động (công/ha)
Số hộ Kết quả SX Tỷ suất lợi
nhuận/Tổng chi phí (%) SL %
NS (tấn/ha)
Giá trị tổng sản phẩm (triệu đồng/ha)
134 - 260 21 35 1,20 4.087,31 298,5
> 260 - 377 28 46,7 2,20 6.067,45 265,5
> 377 – 490 11 18,3 2,49 2.732,24 229,7
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán b. Kiến thức nông nghiệp của nông hộ
Kiến thức nông nghiệp của nông hộ được lượng hóa bằng việc chấm điểm. Số điểm được tính là 0, 1 hoặc 2 điểm (phụ lục 2) cho các câu hỏi từ 10 đến 14 trong bảng khảo sát (phụ lục 1). Điểm thấp nhất là 2, cao nhất là 9 điểm, điểm trung bình: 6,1 (bảng 3.7).
Kết quả khảo sát ở bảng 3.15 cho thấy có 19 hộ (chiếm tỉ lệ 31,7%) có điểm kiến thức nông nghiệp từ điểm 5 trở xuống, có 41 hộ (tỉ lệ 68,3%) có điểm trên 5 trở lên. Sở dĩ điểm kiến thức nông nghiệp của nông hộ tương đối cao là do họ được tiếp xúc cán bộ khuyến nông trong năm, tham gia hội thảo khuyến nông, câu lạc bộ nông dân, đọc sách báo, xem truyền hình về nông nghiệp.
Chính điều này đã giúp cho năng suất của hộ tăng cao khi có điểm kiến thức nông nghiệp cao. Như vậy kiến thức nông nghiệp có ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình.
Tuy nhiên trong thực tế tuy các hộ có các cuộc hội thảo có liên quan đến cây hồ tiêu nhưng các hộ thường vẫn chăm sóc hồ tiêu theo kinh nghiệm của mình.
Bảng 3. 15: Ảnh hưởng của kiến thức nông nghiệp đến kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ
Kiến thức nông nghiệp
(điểm)
Số hộ Kết quả SX Tỷ suất lợi
nhuận/Tổng chi phí (%)
SL %
NS (tấn/ha)
Giá trị tổng sản phẩm (triệu đồng/ha)
2 - 5 19 31,7 1,81 3.351,5 213,1
>5 - 9 41 68,3 2,35 9.535,5 290,2
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán 3.5.4. Năng suất hồ tiêu
Năng suất hồ tiêu cao nhất của hộ gia đình khảo sát: 3,85 tấn/ha, thấp nhất: 1,4 tấn/ha. Năng suất hồ tiêu trung bình của 60 hộ gia đình: 2,2 tấn/ha. Kết quả khảo sát cho thấy 39 hộ gia đình đạt năng suất 1,4 – 2,2 tấn/ha, chiếm tỷ lệ 65%; có 18 hộ hộ gia đình đạt năng suất > 2,2 – 3,0 tấn/ha, chiếm tỷ lệ 30% và chỉ có 3 hộ đạt năng suất > 3,0 – 3,85 tấn/ha, chiếm tỷ lệ 5%.
Nhìn chung, số hộ có năng suất dưới 2 tấn/ha là 19 hộ chiếm tỷ lệ 31,7%, vì vậy thời gian tới cần có sự cải tiến về kỹ thuật trồng, chăm sóc hồ tiêu cũng như phối hợp sử dụng các yếu tố đầu vào khoa học để đạt năng suất bình quân cao hơn.
Bảng 3.16: Năng suất hồ tiêu của các hộ gia đình
STT Năng suất Số hộ Tỷ lệ %
1 1,4 – 2,2 tấn/ha 39 65,0
2 > 2,2 – 3,0 tấn/ha 18 30,0
3 > 3,0 – 3,85 tấn/ha 3 5,0
Tổng cộng 60 100
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán 3.5.5. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh cây hồ tiêu của hộ gia đình theo từng xã
Bảng 3.17: Đánh giá hiệu quả kinh tế cây hồ tiêu theo từng xã STT CHỈ TIÊU ĐVT Thanh
Bình
Cây Gáo
Sông Trầu
Sông Thao
Bàu Hàm 1 Tổng doanh
thu/ha
Triệu
đồng 4.251,22 2.002,27 2.439,15 1.865,25 2.329,11 2 Tổng chi
phí/ha
Triệu
đồng 1.157,95 527,89 555,24 586,58 685,74
3 Lợi
nhuận/ha
Triệu
đồng 3.093,27 1.474,38 1.883,91 1.278,67 1643,37
4
Tỷ suất lợi nhuận/Tổng
chi phí
% 267,1 279,2 339,2 217,9 239,6
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán Qua bảng 3.16 và bảng 3.17 cho thấy, các hộ nông dân ở xã Sông Trầu có diện tích trồng hồ tiêu thấp nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất, tiếp theo là các hộ
tại xã Cây Gáo, Xã Thanh Bình, xã Bàu Hàm, xã Sông Thao. Nguyên nhân do đây là những địa phương đã trồng, phát triển cây hồ tiêu được nhiều năm, các hộ dân có kiến thức nông nghiệp, kinh nghiệm, phương pháp trồng và chăm sóc hồ tiêu hiệu quả.
Bảng 3.18: Diện tích, năng suất hồ tiêu, chi phí phân bón và kiến thức nông nghiệp của hộ gia đình theo từng xã
STT CHỈ TIÊU ĐVT Thanh
Bình
Cây Gáo
Sông Trầu
Sông Thao
Bàu Hàm 1 Diện tích hồ tiêu thu
hoạch trung bình của 1 hộ Ha 1,5 1,3 0,83 1,5 2,2 2 Năng suất bình quân Tấn/ha 2,2 2,0 2,5 1,9 2,3 3 Chi phí phân chuồng Triệu
đồng/ha 5,59 9,9 7,9 11,8 0,9 6 4 Chi phí phân đạm Triệu
đồng/ha 2,8 4,0 4,9 3,9 0,7 5 Chi phí phân lân Triệu
đồng/ha 1,4 1,2 2,3 1,5 1,4 6 Chi phí phân kali Triệu
đồng/ha 3,6 5,3 5,5 5,8 0,9 7 Chi phí thuốc BVTV Triệu
đồng/ha 3,9 2,3 3,2 3,2 4,0 8 Chi phí lao động Công/ha 316 229 299 276 405 9 Kiến thức nông nghiệp Điểm 6,0 5,7 6,7 6,0 6,4
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán