Tổng quan sản xuất hồ tiêu của Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đầu vào đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cây hồ tiêu trên địa bàn huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 49 - 56)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Tổng quan sản xuất hồ tiêu của Việt Nam

3.2.1. Sự hình thành và phát triển cây hồ tiêu ở Việt Nam

Từ thế kỷ XVII, cây tiêu đã đươ ̣c du nhập vào Đông Dương và phát triển mạnh từ thế kỷ XVIII. Lúc đầu người Trung Hoa đã đưa cây tiêu vào Campuchia, sau đó lan sang Viê ̣t Nam qua cửa ngõ Hà Tiên (Kiên Giang). Do vậy, vùng trồng hồ tiêu đầu tiên là Hà Tiên, Phú Quố c (tỉnh Kiên Giang), sau đó là các tỉnh miền Đông Nam Bô ̣, nhất là các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và sau đó là các tỉnh miền Trung (Quảng Tri ̣, Thừa Thiên - Huế) và Tây Nguyên (chủ

yếu là tỉnh Đắk Lắk). Hiê ̣n nay ở nước ta có 4 vùng trồ ng tiêu chính là Quảng Tri ̣ – Thừa Thiên – Huế, Tây Nguyên, Đông Nam Bô ̣ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong đó , Tây Nguyên và Đông Nam Bô ̣ là hai vùng có đất đai và khí hâ ̣u thích hợp nhất. Ngoài ra, hồ tiêu còn đươ ̣c trồ ng ở mô ̣t số nơi ở Bắc Trung Bô ̣ (Nghê ̣ An) và Duyên hải miền Trung (từ Quảng Nam đến Khánh Hòa).

Trong thờ i gian rất dài trước năm 1975, diê ̣n tích trồng tiêu ở nước ta tâ ̣p trung ở phía Nam với khoảng trên dưới 450 ha (năm 1965) vớ i sản lươ ̣ng trên dưới 600 tấn. Đến năm 1995, diện tích hồ tiêu đã tăng lên trên 7.000 ha với sản lươ ̣ng gần 10.000 tấn. Sau đó diê ̣n tích tiếp tu ̣c tăng lên rất ma ̣nh do nhu cầu xuất khẩu tăng, được giá. Từ năm 2003 đến nay, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới, chiếm 50% sản lượng. Việt Nam cũng là quốc gia có năng suất và sản lượng hồ tiêu cao nhất thế giới, chiếm 30%.

Theo số liệu của Bộ Công thương, năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu 117 tấn hạt tiêu, đạt 425 triệu USD, tiếp tục giữ vững vị trí số 1 về sản lượng hồ tiêu xuất khẩu. Năm 2010, xuất khẩu hạt tiêu tuy giảm sản lượng 13% so với năm 2009 nhưng tăng 22% về giá trị. Nguyên nhân giảm sản lượng do thời tiết không thuận lợi, ở một số địa phương tiêu chết, đặc biệt là bão số 9 trong tháng 11 năm

2009 đã tàn phá vùng chuyên canh hồ tiêu lớn nhất ở Chư Sê (Gia Lai) đã làm giảm đáng kể sản lượng hồ tiêu của cả nước.

3.2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu ở Việt Nam

Theo Tổng cục Thống kê, diện tích trồng tiêu cả nước năm 2008 đạt 49.959 ha, năm 2009 là 50.500 ha và năm 2010 ước 50.000 ha. Theo đó sản lượng là 98.326 tấn, 107.986 tấn và 110.000 tấn. Sản lượng tiêu Việt Nam năm 2008 chiếm 31% sản lượng toàn cầu, năm 2009 chiếm 35% và năm 2010 chiếm 35%;

Năng suất thu hoạch bình quân 24,46 tạ/ha. Nhiều vườn tiêu già cỗi sau nhiêu năm khai thác và tiêu bị nhiễm bệnh chết làm giảm diện tích, tuy nhiên do giá tiêu tăng liên tục mấy năm qua nhiều diện tích trông mới nên diện tích canh tác vẫn ổn định ở mức 50.000 ha.

Do điều kiện tự nhiên, trình độ tập quán canh tác và khả năng đầu tư khác nhau, dẫn đến năng suất, sản lượng khác nhau và khá chênh lệch giữa các vùng trồng tiêu ở nước ta.

Điều đáng mừng là đến nay các vùng trồng tiêu, đã xuất hiện nhiều nông dân sản xuất giỏi, tạo được vườn tiêu phát triển bền vững, ít sâu bệnh, cho năng suất cao 5 - 6 tấn/ha và rất cao 7 - 10 tấn /ha, cá biệt trên 10 tấn/ha. Họ đã trở thành những tấm gương điển hình, được nhiều bà con từ các nơi đến học hỏi áp dụng kinh nghiệm.

Và canh tác tiêu theo hướng hữu cơ, ít dùng phân, thuốc hóa học, sử dụng trụ sống, đào rãnh thoát nước, tưới phun, bón phân qua đường ống v.v… đã tạo được vườn tiêu sạch bệnh, phát triển bền vững đang xu hướng phát triển trên diện rộng. Nhiều chi hội nông dân đã thành lập câu lạc bộ những người trồng tiêu và câu lạc này hoạt động rất hiệu quả.

3.2.3. Thu hoạch, chế biến hồ tiêu

Hồ tiêu Việt Nam được thu hoạch tập trung từ tháng 1 đến tháng 5 (mùa khô, thuận lợi cho thu, phơi tiêu).

Khâu thu hoạch đã được bà con nông dân thực hiện chu đáo, tỷ lệ tiêu chín cây ngày càng cao. Rải bạt dưới trụ tiêu khi thu hái. Sàn phơi, lò xấy sạch sẽ.

Bao bì, kho chứa tiêu rất cẩn thận. Chính vì vậy chất lượng nguyên liệu tiêu đen khá tốt để chế biến tiêu sạch, tiêu chất lượng cao, tiêu trắng, tiêu nghiền bột…

phục vụ cho xuất khẩu. Nhiêu hộ nông dân, đại lý đã chế biến tiêu sọ tại nhà, chế biến từ tiêu tươi, tiêu đen khô, sản lượng từ 1 – 5 tấn / ngày/hộ. Cá biệt có số hộ ở Phú Quốc, ở Gia Lai biết chế biến tiêu gia vị, tiêu đỏ từ tiêu chin cây, bán cho khách du lịch, nhà hàng, siêu thị với giá gấp nhiều lần tiêu đen.

Hầu hết các doanh nghiệp lớn xuất khẩu tiêu của Việt Nam và các công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam đều có nhà máy chế biến tiêu sạch và tiêu chất lượng cao. Đặc biệt, một số doanh nghiệp đã đầu tư chế biến gia vị cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng ở các thị trường vốn rất khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm như Nhật, Tây Âu, Mỹ… Hiện tại, Việt Nam có 18 nhà máy chế biến biến tiêu, công suất khoảng 70.000 tấn/năm. trong đó có 14 nhà máy có công nghệ khá hiện đại, xử lý tiêu qua hơi nước, tạo ra các sản phẩm sạch đạt tiêu chuẩn của Mỹ (ASTA), Châu Âu (ESA), Nhật Bản (JSSA) . Tuy nhiên, hầu hết các nhà máy này đều chạy cầm chừng, hoạt động không hết công suất do nhu cầu về loại hàng tiêu chất lượng cao chủ yếu tập trung ở Đông Á, Tây Âu và Mỹ.

Trong khi đó, các nước ở Tây Á, Trung Đông và Châu Phi lại chỉ cần tiêu xô, chất lượng thấp, giá rẻ.

Tiêu trắng ở Việt Nam chủ yếu sản xuất từ tiêu đen nên chi phí và giá thành thấp, chủ yếu được làm thủ công tại hộ nông dân.

3.2.4. Xuất khẩu

Theo Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải quan, năm 2008 Việt Nam xuất 89.705 tấn, năm 2009 xuất khẩu 134.261 tấn và năm 2010 xuất khẩu 116.861 tấn; Theo đó số lượng xuất khẩu chiếm 40%, 50% và 52%. Và tổng kim ngạch xuất khẩu là 311,5 triệu đô la, 348,1 triệu đô la và 421 triệu đô la.

Hồ tiêu Việt Nam đã có mặt trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.Việt Nam tiếp tục giữ vững kỷ lục là quốc gia sản xuất và xuất khẩu tiêu số một thế giới. Cộng đồng Hồ tiêu thế giới đã nhìn Việt Nam với con mắt tôn trọng, lắng nghe và cùng chia sẻ. Vị thế quốc gia Hồ tiêu Việt Nam đã được khẳng định trên trường quốc tế.

Bảng 3.3: XUẤT KHẨU HỒ TIÊU CỦA VIỆT NAM QUA CÁC NĂM 2008 - 2009 - 2010

Đơn vị: tấn, triệu đô la

Năm

2008 2009 2010

Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị

Đen Trắng Tổng Đen Trắng Tổng Đen Trắng Tổng Đen Trắng Tổng Đen Trắng Tổng Đen Trắng Tổng 1 5,283 865 6,148 16.9 4.4 21.3 5,224 505 5,729 12.9 2.2 15.1 6,258 1,327 7,585 18.2 5.4 23.6

2 2,906 429 3,335 9.6 2.3 11.9 8,308 1,356 9,664 19 5 24 5,030 1,205 6,235 14.5 4.9 19.4

3 5,519 567 6,086 19.2 3.1 22.3 9,546 1,910 11,456 19.8 6.4 26.2 11,504 2,901 14,405 31.2 11.1 42.3 4 8,775 893 9,668 29.7 4.9 34.6 10,642 1,898 12,540 22 6.1 28.1 12,939 3,254 16,193 36.5 13.4 49.9 5 10,221 1,118 11,339 33.9 6.1 40 12,278 1,927 14,205 25 6.1 31.1 12,537 2,646 15,183 37.7 11.5 49.2 6 9,164 1,200 10,364 30 6.2 36.2 12,275 2,495 14,770 26.8 7.9 34.7 9,926 2,309 12,235 29.9 10.3 40.2 7 9,115 961 10,076 30.2 4.8 35 11,708 2,608 14,316 26.2 8.8 35 9,481 2,572 12,053 34.5 13 47.5 8 7,151 807 7,958 23.4 4.3 27.7 11,713 2,268 13,981 29 7.9 36.9 6,351 1,615 7,966 23.9 8.8 32.7 9 4,934 1,135 6,069 15.8 5.6 21.4 9,273 2,012 11,285 25 8 33 4,946 1,298 6,244 20.4 7.3 27.7 10 6,160 648 6,808 19.9 3.3 23.2 7,746 2,291 10,037 22.2 9.2 31.4 5,167 1,086 6,253 21.4 6.6 28 11 4,316 574 4,890 13.1 2.6 15.7 7,046 1,600 8,646 20.7 6.8 27.5 5,076 1,044 6,120 22.5 6.7 29.2

12 6,185 779 6,964 17 3.3 20.3 5,973 1,662 7,635 18 7 25 4,904 1,465 6,369 22.3 9 31.3

Tổng 79,729 9,976 89,705 259 51 310 111,732 22,532 134,264 267 81 348 94,119 22,722 116,841 313 108 421 Nguồn: - Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam – VPA

- Tổng cục Hải quan Việt Nam

Nguồn: Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam – VPA 3.2.5. Giá hồ tiêu

Ngay từ đầu vụ mới thu hoạch (trung tuần tháng 12/2010), giá tiêu trong nước đã ở mức khá cao. Tiêu đen đầu giá 72.000 đồng/kg/500/gr/lit và sau đó giá tăng liên tục, bình quân trong tháng 1/2011 đạt 88.000 đồng/kg, tháng 2 lên 90.000 đồng/kg , tháng 3 lên 92.000 đồng/kg, tháng 4 vọt lên 100.000 – 120.000 đồng/kg, đạt mức kỷ lục về giá từ trước tới nay.

0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 18,000 Tấn

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Tháng

XUẤT KHẨU HỒ TIÊU QUA CÁC THÁNG CỦA VIỆT NAM

2008 2009 2010 Hình 3.4: Xuất khẩu hồ tiêu qua các tháng của Việt Nam

Bảng 3.4: Giá bình quân qua các tháng

Năm 2009 2010 2011

Tháng

Trong nước (đồng/kg)

Xuất khẩu

(đô la/tấn) Trong nước (đồng/kg)

Xuất khẩu

(đô la/tấn) Trong nước (đồng/kg)

Xuất khẩu (đô la/tấn) Đen Trắng Đen Trắng Đen Trắng Đen Trắng Đen Trắng Đen Trắng 1 33.500 53.000 2.461 4.375 43.000 68.000 2,906 4,078 88.000 120.000 4.340 6.936 2 33.000 52.000 2.289 3.663 42.000 68.000 2,877 4,094 90.000 130.000 4.432 6.629 3 29.500 50.000 2.07 3.350 44.000 70.000 2,720 3,842 92.000 140.000 4.504 7.039 4 31.500 51.000 2.071 3.211 52.000 75.000 2,819 4,122 115.000 160.000 5.087 7.401 5 32.000 51.500 2.04 3.158 54.000 80.000 3,005 4,370 105.000 160.000 5.506 7.906 6 36.000 54.500 2.182 3.150 58.000 85.000 3,010 4,469 104.000 160.000 5.531 7.840 7 36.000 55.000 2.243 3.386 68.000 95.000 3,646 5064 108.000 160.000 5.446 7.915 8 43.000 58.000 2.484 3.493 70.000 100.000 3762 5487 120.000 165.000 5.819 8.100 9 47.000 67.000 2.692 3.944 73.000 110.000 4118 5617 150.000 200.000 6.450 9.097

10 48.000 69.000 2.867 4.035 73.000 110.000 4150 6,136

11 49.000 69.000 2.944 4.236 85.000 120.000 4,430 6,313

12 47.000 71.000 2.945 4.242 90.000 125.000 4,568 6,110

Năm 36.125 58.416 2.387 3.613 62.666 92.166 3.327 4.761 108.000 155.000 5.311 7.656 Nguồn: VPA, TCHQ

3.2.6. Nhận định về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam

Tình hình lưu thông mua, bán xuất khẩu tiêu mấy năm qua cho thấy: Từ năm 2007- 2011 giá tiêu duy trì mức tăng ở mức cao. Nhóm nông dân trồng tiêu có diện tích lớn,có kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh đang được mở rộng;

cùng với một số đại lý thu gom hàng, trữ tiêu vào vụ thu hoạch một lượng hàng khá lớn và chỉ bán khi cần thiết lúc giáp hạt, giá cao, thu lợi lớn, họ trở lên giàu có. Có thể nói đến nay chính người trồng tiêu, người thương lái ở địa phương làm chủ hàng hóa, điều phối thị trường, bình ổn giá cả, ít bị lệ thuộc, thậm chí chi phối một số các nhà xuất khẩu.

Đây là sự chuyển biến mới trong lịch sử phát triển sản xuất, kinh doanh của ngành Hồ tiêu Việt Nam; Điều này đã manh nha tạo ra môi trường lưu thông buôn bán mới trong ngành hàng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đầu vào đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cây hồ tiêu trên địa bàn huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)