Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cây hồ tiêu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đầu vào đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cây hồ tiêu trên địa bàn huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 77 - 88)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.6. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cây hồ tiêu

3.6.1. Cơ sở xây dựng các giải pháp

3.6.1.1. Xu hướng cung cầu của thị trường Hồ tiêu Thế giới

Sản lượng tiêu thụ Hồ tiêu toàn cầu trong thời gian tới không thay đổi và xu hướng tăng khoảng 5%/năm (320 – 330 nghìn tấn/ năm), trong khi năng lực sản xuất hiện nay ở hầu hết các quốc gia đều suy giảm, lượng dự trữ toàn cầu thấp, khả năng mất cân bằng cung - cầu có thể xảy ra nhưng không quá gay gắt.

Tại Hội nghị Quốc tế về Hồ tiêu lần thứ 38 tại Ấn Độ ngày 8 - 12/11/2010, IPC dự báo sản lượng tiêu toàn cầu năm 2011 ước đạt khoảng: 310.000 tấn, so năm 2010 giảm 6.500 tấn. Tuy nhiên theo nhiều nguồn tin gần đây, sản lượng tiêu Ấn Độ, Indonesia, Brazil, Trung Quốc suy giảm, nên ước sản lượng tiêu toàn cầu năm nay đạt dưới 300.000 tấn.

Cũng theo IPC, lượng tiêu tồn kho cuối năm 2010 còn khoảng: 95.400 tấn;

Nhưng có nhiều dự đoán cho rằng lượng tồn kho thấp hơn nhiều, vì những tháng cuối năm 2010 giá tiêu thế giới khá cao nên các nước đã xuất bán hầu hết lượng

hàng hóa lưu trữ. Quỹ tồn kho của các nhà nhập khẩu, phân phối Hồ tiêu thế giới mấy năm qua luôn trong hạn hẹp.

Tình hình kinh tế tài chính, thế giới có khó khăn nhưng nhu cầu sử dụng gia vị nói chung và Hồ tiêu nói riêng chưa đến mức giảm thiểu, hạn chế khả năng thanh toán. Trung Quốc, Ấn Độ có nhu cầu sử dụng Hồ tiêu khá lớn, sản xuất trong nước chưa đáp ứng tiêu dùng, phải nhập khẩu với số lượng lớn.

3.6.1.2. Xu hướng giá

Giá tại sàn giao dịch mua, bán tiêu tại Kochi Ấn Độ 4 tháng đầu năm 2011 biến động thất thường, có lúc tạo thị trường, giá ảo? Nhưng cuối cùng họ đã vào cuộc chơi thực sự, giá cả phản ảnh đúng theo cung cầu thị trường chung toàn cầu. Giá tiêu các loại tại thị trường châu Âu, châu Mỹ, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia tại mọi thời điểm vẫn ở mức khá cao.

3.6.1.3. Định hướng phát triển sản xuất hồ tiêu của Việt Nam

Từ kết quả điều tra hiện trạng sản xuất cây hồ tiêu và một số cây công nghiệp lâu năm khác trên toàn quốc năm 2005, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đưa ra định hướng quy hoạch đến năm 2020 cho ngành hồ tiêu Việt Nam với diện tích trồng chỉ duy trì ở mức 50.000 ha, tập trung vào việc thâm canh tăng năng suất, và phát triển cây hồ tiêu ở những vùng có đất thích hợp, có tiềm năng về năng suất cao như Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Một số chỉ tiêu cụ thể như sau:

2005 Quy hoạch 2010 Quy hoạch 2020 Diện tích trồng (ha): 48.996 50.000 50.000 Diện tích cho sản phẩm (ha): 39.501 45.000 45.000

Năng suất (tấn/ha): 2,03 2,87 3,00 – 4,00

Sản lượng (tấn/ha): 80.306 128.930 135.000 - 180.000 Lượng xuất khẩu (tấn/năm): 110.000 110.000 120.000 - 160.000

Định hướng của Viện phù hợp với các quan điểm của Viện Khoa học và Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cũng như phương hướng phát triển nông sản xuất khẩu của Vùng Đông Nam bộ đến năm 2010 được chính phủ đề cập trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2005 – 2010 với diện tích cây hồ tiêu của Vùng từ 25.000 ha - 30.000 ha.

Với xu hướng cầu của thế giới giai đoạn 2011 - 2020 trung bình khoảng 360.000 - 400.000 tấn/năm, mức sản lượng và xuất khẩu của Việt Nam như định hướng là hợp lý và Việt Nam có thể tiếp tục duy trì vị trí số một về lượng sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới.

Riêng với tỉnh Đồng Nai, Giai đoạn 2011-2015, tỉnh Đồng Nai tiếp tục xác định tiêu là 1 trong 5 loại cây trồng chủ lực của tỉnh nên đã có chủ trương hỗ trợ 100% giống và 30% phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho những hộ dân trong tỉnh đăng ký tham gia dự án trồng mới cây tiêu trong 4 năm liên tục.

Đối với các hộ thâm canh cây tiêu thì được hỗ trợ 30% phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong 3 năm liền. Theo số liệu của cơ quan chức năng, Đồng Nai hiện có gần 8.000 ha tiêu, hầu hết đang trong thời kỳ kinh doanh.

3.6.1.4. Tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới có khả năng hỗ trợ phát triển sản xuất hồ tiêu

Sự phát triển không ngừng trong lĩnh vực khoa học công nghệ và những kinh nghiệm áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong nông nghiệp của các nước trên thế giới và Việt Nam sẽ là nền tảng quan trọng để nâng cao chất lượng và hiệu quả cho sản xuất hồ tiêu của Việt Nam, cụ thể:

Quy trình kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh IPM (quản lý dịch bệnh tổng hợp) và GAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt đảm bảo an toàn vệ sinh thực

phẩm) trong lĩnh vực trồng trọt đã và đang áp dụng có hiệu quả trên thế giới. Tại Việt Nam sản xuất theo quy trình GAP đang áp dụng cho một số cây trồng như rau, trái cây, và bắt đầu triển khai thí điểm cho cây cà phê và cây hồ tiêu tại Quảng Trị, đây sẽ là cơ sở thực tiễn tốt giúp cho việc cải tiến kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái và sơ chế biến, bảo quản theo hướng năng suất ổn định, chất lượng an toàn đối với cây hồ tiêu.

Công nghệ sinh học trong lĩnh vực phân bón đã sản xuất ra phân hữu cơ vi sinh, phân hoá hữu cơ sinh học đáp ứng được yêu cầu cải thiện môi trường sản xuất của cây hồ tiêu.

Các kỹ thuật chuyển gen và lai ghép - nuôi cấy mô hoặc xử lý đột biến có thể tạo ra giống hồ tiêu có khả năng chống chịu sâu bệnh, úng hạn và năng suất ổn định.

Các công nghệ chế biến hồ tiêu như loại bỏ tạp chất và phân loại, tiệt trùng bằng hơi nước được các nhà chế biến Việt Nam và nước ngoài áp dụng, đã và đang hỗ trợ rất tích cực cho chất lượng của các sản phẩm hồ tiêu Việt Nam.

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và viễn thông đã mở rộng khả năng tiếp cận các nguồn thông tin trong và ngoài nước tại các vùng nông thôn thông qua các phương tiện phát thanh, truyền hình và internet.

3.4.2. Đề xuất các giải pháp

Trên cơ sở lý thuyết đã đề cập cùng với những định hướng phát triển hồ tiêu của Bộ NN&PTNT; qua phân tích thống kê và kết quả ứng dụng mô hình kinh tế lượng, tác giả đề xuất các giải pháp để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh hồ tiêu huyện Trảng Bom như sau:

Thứ nhất, theo kết quả của mô hình hồi qui, qui mô diện tích đất thu hoạch hồ tiêu có tác động dương đến thu nhập lao động gia đình và lợi nhuận. Vì vậy,

trong thời gian tới, các hộ gia đình nên cải tạo những lô hồ tiêu già cỗi, kém phát triển đồng thời có sự hợp tác, liên kết giữa các hộ để trồng lại hồ tiêu giống mới với qui mô lớn hơn, khi đó sẽ phát huy được lợi thế năng suất theo qui mô, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Mặc khác do đặc thù của sản xuất hồ tiêu là ngành sản xuất thâm dụng lao động - cần rất nhiều lao động để chăm sóc và thu hoạch, nên việc mở rộng diện tích quá lớn sẽ gặp nhiều khó khăn về lao động, vốn và rủi ro về dịch bệnh, kết hợp với quỹ đất của hộ trung bình là 1,5 ha, các Hộ nên duy trì trồng hồ tiêu ở mức 0,5 ha đến 2 ha là hợp lý cho mô hình trang trại để vừa đảm bảo được yếu tố lao động và sản xuất tập trung, vừa có thể tận dụng được các nguyên nhiên vật liệu của hộ như phân bón hữu cơ tự nhiên, giống, đồng thời giảm thiểu rủi ro khi giá hồ tiêu có thể sút giảm mạnh do có các nguồn thu nhập từ các cây trồng khác.

Thứ hai, theo kết quả khảo sát thì phân bón cũng là yếu tố cực kì quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập gia đình và lợi nhuận.

Hồ tiêu là cây công nghiệp lâu năm, cho nên hàng năm cần được bón phân và lượng phân thay đổi theo tuổi cây và phải cân đối giữa phân hữu cơ và phân vô cơ. Cân đối Phân chuồng - Đạm - Lân - Kali, ngoài tác dụng làm tăng năng suất hồ tiêu còn làm tăng chất lượng hạt tiêu.

Đối với những hộ nông dân bón phân không đủ liều lượng, một mặt do họ chưa nắm được kỹ thuật trồng và chăm sóc hồ tiêu, mặt khác do họ không đủ vốn để mua phân đầu tư cho cây, vì vậy nhà nước nên có chính sách hỗ trợ vốn cho nông dân bằng hình thức cho vay vốn với những thủ tục được đơn giản hóa, có như vậy người dân mới yên tâm đầu tư trồng, kinh doanh hồ tiêu. Có thể sử dụng biện pháp phối hợp giữa các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ hồ tiêu với hộ nông

dân để doanh nghiệp đầu tư vốn cho nông dân sau đó thu mua lại sản phẩm hồ tiêu của dân khi đến mùa thu hoạch.

Kết quả nghiên cứu trên chỉ ra rằng các hộ nông dân cần chú ý bón tăng lượng Kali vì nếu tăng thêm 1% chi phí phân Kali thì thu nhập gia đình và lợi nhuận có thể tăng lên từ 0,221% và 0,239 % tương ứng, với độ tin cậy 90 %.

Trong khi đó cần giảm bón phân chuồng vì loại phân này đều không còn tác dụng tăng thu nhập gia đình và lợi nhuận, nếu tiếp tục bón nhiều loại phân này sẽ làm giảm thu nhập gia đình và lợi nhuận, tăng chi phí dẫn tới giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh cây hồ tiêu của các hộ nông dân.

Không chỉ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật rất hữu ích đối với nông nghiệp, tiêu diệt các sâu hại làm tăng năng suất cây trồng, tăng phẩm chất sản phẩm hạn chế được nhiều sản phẩm bị sâu hại, mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao cho các hộ nông dân, bên cạnh những mặt tích cực còn có nhiều mặt tiêu cực gây ảnh hưởng không ích đối với các thành phần môi trường, đến nguồn nước sức khỏe con người, vật nuôi các động vật có ích trong nông nghiệp, có thể làm phát sinh thêm nhiều bệnh dịch mới đã ảnh hưởng không ít đến năng suất cây trồng, vì vậy việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân chúng ta cần phải sử dụng đúng lúc, đúng liều lượng, đúng nồng độ, đúng thời vụ và khi cần thiết thì mới nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không nên sử dụng bừa bãi và chúng ta khuyến khích nông dân có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc tự nhiên để giảm bớt nguy hại cho môi trường sống chúng ta. Đặc biệt đối với các hộ nông dân trồng hồ tiêu tại huyện Trảng Bom cần hết sức hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vì nghiên cứu cho thấy càng sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật càng làm giảm thu nhập gia đình và lợi nhuận (Biểu 3.13) dẫn tới giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, kết quả khảo sát cho thấy đa số nông hộ có điểm kiến thức nông nghiệp trên trung bình và theo kết quả mô hình hồi qui thì kiến thức nông nghiệp là một trong bốn yếu tố chính tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cây hồ tiêu. Vì vậy, thời gian tới cần tập trung nâng cao kiến thức nông nghiệp cho hộ nông dân.

Cụ thể:

- Tăng cường tính thường xuyên và đa dạng của thông tin cung cấp

Hiện các vùng sản xuất hồ tiêu chủ yếu nhận thông tin thị trường qua các thương lái, vì thế khá phiến diện và đôi khi không chuẩn xác, còn thông tin kỹ thuật qua hệ thống khuyến nông của địa phương nhưng nội dung truyền tải ít có nhân tố mới và tính thời sự về tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới - chưa cập nhật được những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới đã và đang áp dụng thành công tại các địa phương khác trong nước cũng như trên thế giới một cách thường xuyên.

Hướng khắc phục những hạn chế này là:

Thứ nhất, tăng cường nguồn thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam: Hiện Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam là một đầu mối quan trọng để thu thập các thông tin về ngành hàng hồ tiêu trong và ngoài nước do đang là đại diện của Việt Nam tại IPC và có thành phần các hội viên đa dạng gồm: các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp chế biến, các doanh nghiệp thu mua trong nước và các địa phương sản xuất. Vì thế cần đẩy mạnh hoạt động tư vấn và truyền tải thông tin của Hiệp hội hơn nữa thông qua:

Khai thác tối đa các kênh có thể thu thập được thông tin như kênh hội viên, kênh IPC, kênh các Hiệp hội ngành gia vị quốc tế, và kênh các Tham tán Thương mại Việt Nam tại nước ngoài;

Đa dạng hình thức và nội dung các Bản tin phát hành theo ngày, tuần và

tháng. Trong đó, Bản tin ngày tập trung vào giá cả giao dịch tại các thị trường nội địa, thị trường Ấn Độ (trung tâm giao dịch khu vực Trung Đông), và thị trường New York (trung tâm giao dịch của các nước tiêu dùng); Bản tin tuần ngoài thống kê giá cả cần có thông tin về số lượng xuất khẩu và một số thông tin của thị trường nội địa và thế giới; Bản tin tháng có thông tin tổng hợp về thị trường, tình hình sản xuất trong và ngoài nước, các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm, tiến bộ kỹ thuật và đặc biệt cần có đánh giá, phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến cung cầu;

Cung cấp các Bản tin đến các vùng sản xuất trọng điểm thay vì chỉ gửi cho các hội viên như hiện nay thông qua fax hoặc internet;

Tổ chức các hội thảo mang tính chuyên đề để đưa ra các khuyến cáo, giải pháp thích hợp khắc phục và giảm thiểu các khó khăn và rủi ro, đồng thời phát huy các thế mạnh và khai thác tốt các cơ hội cho ngành hàng hồ tiêu Việt Nam.

Thứ hai, tăng cường liên kết hoạt động khuyến nông giữa các vùng sản xuất nhằm trao đổi các kinh nghiệm, qua đó tăng khả năng tiếp cận và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật.

- Thiết lập các Nhóm Hộ trồng hồ tiêu

Một trong những trở ngại khi truyền tải các thông tin chính là các Hộ nằm rải rác khắp các vùng nên rất khó để có thể tiếp cận với tất cả các Hộ, do vậy việc thiết lập các hộ thành các Nhóm Hộ hoặc Câu lạc bộ những Hộ trồng hồ tiêu với quy mô mỗi Nhóm từ 15 đến 20 hộ sẽ thuận lợi trong việc truyền và tiếp nhận các thông tin. Mỗi Nhóm Hộ sẽ chỉ cần cử các đại diện của mình để tham gia vào các chương trình liên quan, và Hộ đại diện sẽ có trách nhiệm thông báo lại cho các hộ khác, hình thức này cũng tăng cường cho hoạt động cộng đồng nông thôn được tốt hơn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A. Kết luận

Có thể nói rằng mười năm qua kể từ năm 2000 sản xuất hồ tiêu của Việt Nam nói chung và của huyện Trảng Bom nói riêng đã phát triển khá tốt, các hộ trồng hồ tiêu đã khai thác được các yếu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên và kinh nghiệm tích lũy được từ thực tiễn để phát triển sản xuất có hiệu quả sản xuất kinh doanh, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho Hộ và tạo việc làm cho các lao động nhàn rỗi khác. Xác định vai trò của sản xuất hồ tiêu đối với cuộc sống của nhiều hộ nông dân, tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đầu vào đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai với mục tiêu góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai. Các nội dung và kết quả nghiên cứu chính của đề tài gồm có:

Dựa trên những lý thuyết về năng suất theo qui mô, tăng trưởng và phát triển nông nghiệp, các giai đoạn phát triển nông nghiệp của Todaro, lý thuyết về các yếu tố đầu vào cơ bản trong nông nghiệp, kết thừa và phát triển những nghiên cứu về cây hồ tiêu của các nhà nghiên cứu trước, tác giả đã phân tích, đánh giá được thực trạng sản xuất, xuất khẩu của huyện Trảng bom và Việt Nam. Tác giả đã sử dụng mô hình kinh tế lượng với hàm Cobb-douglas gồm tám biến độc lập là: diện tích đất trồng hồ tiêu, chi phí phân chuồng, chi phí phân đạm, chi phí phân lân, chi phí phân kali, chi phí thuốc bảo vệ thực vật, chi phí lao động, kiến thức nông nghiệp của nông dân và biến phụ thuộc là: thu nhập lao động gia đình, lợi nhuận của hộ gia đình để đánh giá ảnh hưởng của các nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đầu vào đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cây hồ tiêu trên địa bàn huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 77 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)