Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí môi trường hướng tới phát triển du lịch bền vững tại hà nội (Trang 32 - 44)

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá thực trạng môi trường của các hoạt động du lịch trên địa bàn nghiên cứu Khu di tích - thắng cảnh Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội.

- Xây dựng các tiêu chí và chỉ số đánh giá môi trường du lịch (dựa trên nguyên tắc phát triển bền vững) của khu vực nghiên cứu bằng phương pháp Delphi.

2.2. ối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Khía cạnh môi trường của các hoạt động du lịch tại địa bàn nghiên cứu Khu di tích - thắng cảnh Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi về nội dung: Đánh giá các hoạt động du lịch, các tác động của du lịch tới môi trường và bước đầu đề xuất bộ tiêu chí đánh giá các hoạt động du lịch của các khía cạnh môi trường;

+ Phạm vi về không gian: Trong phạm vi ranh giới khu di tích Chùa Hương - Hương Sơn - Mỹ Đức - Hà Nội;

+ Phạm vị về thời gian: từ tháng 04/2019 đến tháng 10/2019.

2.3. ội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu về thực trạng các hoạt động du lịch trên địa bàn nghiên cứu.

- Đánh giá thực trạng môi trường du lịch tại khu di tích Chùa Hương - Hương Sơn - Mỹ Đức - Hà Nội.

- Lựa chọn và xây dựng bộ tiêu chí và chỉ số môi trường của các hoạt động du lịch.

- Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường hướng tới phát triển du lịch bền vững.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp tổng hợp số liệu, thu thập số liệu

- Nghiên cứu tại bàn: Thực hiện thu thập các tài liệu có liên quan dưới dạng xuất bản hoặc không xuất và xử lý nó theo mục đích nghiên cứu. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài, tìm được phương pháp phù hợp, sử dụng đúng kỹ thuật phân tích để đề tài nghiên cứu có kết quả chính xác nhất.

Các tài liệu này chủ yếu là các thông tin thứ cấp từ các báo cáo nghiên cứu, tài liệu đƣợc xuất bản của tổng cục thống kê, bộ ngành liên quan, tổ chức phi chính phủ… về phát triển du lịch bền vững. Các thông tin thu thập sẽ đƣợc phân tích và kế thừa, điều chỉnh để phù hợp với đề tài và điều kiện thực tiễn tại khu vực nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng để có cái nhìn tổng thể về vấn đề nghiên cứu, những nội dung cụ thể cần đƣợc thảo luận và trình bày trong báo cáo cũng nhƣ chính xác những thông tin cần thu thập khi đi thực địa tại địa bàn nghiên cứu tránh thu thập thông tin lệch hướng nghiên cứu, thu thập thừa thông tin không cần thiết dẫn đến tốn thời gian và không hiệu quả trong quá trình nghiên cứu.

Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình thực hiện đề tài từ bước đầu tìm hiểu xác định địa điểm nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu cho đến quá trình thực hiện là khảo sát thực tế tại địa bàn. Các tài liệu đƣợc thu thập trong quá trình khảo sát thực tế và sử dụng để trình bày trong đề tài là các báo cáo về phát triển kinh tế xã hội của địa phương, báo cáo công tác thực hiện nhiệm vụ 5 năm, các thống kê số liệu về đất đai, hoạt động du lịch… (nguồn từ UBND xã Hương Sơn, BQL khu di tích, phòng Tài nguyên Môi trường huyện Mỹ Đức và một số phòng ban liên quan như xây dựng,

giao thông, quy hoạch…). Các số liệu thu thập thời gian ƣu tiên là 5 năm trở lại đây (2014 - 2019), số liệu sau khi thu thập đƣợc tổng hợp, xử lý và chọn lọc sử dụng cho phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài.

- Nghiên cứu định tính:

Tham vấn chuyên gia: Đây là phương pháp đóng vai trò quan trọng suốt quá trình thực hiện đề tài. Phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia có chuyên môn về các lĩnh vực liên quan đến đề tài nghiên cứu (văn hóa - xã hội, môi trường, kinh tế…) để tìm ra giải pháp tối ưu cho việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu, xem xét xây dựng bộ tiêu chí, chỉ số hướng tới phát triển du lịch bền vững.

2.4.2. Phương pháp Delphi

Phương pháp Delphi là một phương pháp riêng biệt nhằm gợi mở và sàng lọc những ý kiến của một nhóm chuyên gia. Phương pháp này sẽ tạo ra những quan điểm hấp dẫn, ý kiến và các đồng thuận từ một nhóm các chuyên gia. Kỹ thuật Delphi là phương pháp dự báo dài hạn của tập hợp dự báo của phần lớn các chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau. Để phát triển các chỉ số mục tiêu, nghiên cứu áp dụng kỹ thuật Delphi là một trong những phương pháp định tính nổi tiếng và kỹ thuật định hướng cho dự đoán các sự kiện tương lai thông qua sự đồng thuận.

Mục đích sử dụng phương pháp Delphi là nhằm thu được lời gợi ý từ các thành viên chuyên gia và bất cứ khi nào có khả năng đạt đƣợc sự đồng thuận. Việc lựa chọn cẩn thận các chuyên gia trả lời bảng câu hỏi trong hai hoặc nhiều vòng là yếu tố hết sức quan trọng. Kết thúc mỗi vòng nhà khoa học sẽ cung cấp một bảng tổng hợp khuyết danh của các thành viên tham gia gợi ý từ các vòng trước. Việc làm này cho thấy trong quá trình xử lý một số các tiêu chí hoặc chỉ số sẽ bị loại bỏ và có thể có các nhóm các tiêu chí sẽ đƣợc đƣa vào. Cuối cùng quá trình sẽ dừng lại sau khi trạng thái kết quả ổn định đƣợc đạt tới bằng cách khẳng định thông qua số trung bình và trung vị.

Nhƣ chúng ta đã biết khó có thể tổng hợp và tích hợp các kiến thức từ các chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt khi họ có nhiều quan điểm và ý kiến khác nhau (Hwang và các cộng sự, 2006). Để khắc phục những vấn đề trên Delphi là một phương pháp phù hợp để thu thập kiến thức từ chuyên gia ở các lĩnh vực và thời điểm khác nhau (Knowledge Acquisition For Multiple Experts with Time scales - KAMET). Phương pháp này cho phép thu thập các đánh giá của các chuyên gia theo chủ đề một cách hệ thống. Đây là phương pháp nghiên cứu định tính tin cậy và có khả năng giải quyết vấn đề nhằm góp phần ra quyết định và để đạt đƣợc sự nhất trí theo nhóm ở phạm vi khác nhau.

Murry và Hammors (1995) đã chỉ ra bốn đặc điểm quan trọng của phương pháp Delphi đó là:

- Dấu tên các thành viên nhóm chuyên gia;

- Quá trình tương tác diễn ra qua các vòng cho phép các chuyên gia có thểthay đổi quan điểm của mình;

- Điều khiển phản hồi: Thông báo cho các thành viên tham gia về quan điểm của các thành viên khác và cung cấp một cơ hội cho nhóm chuyên gia làm rõ hoặc thay đổi quan điểm;

- Kết quả phản hồi nhóm sẽ đƣợc xử lý thống kê: Kết quả sẽ cho phép phântích định lƣợng và diễn giải các số liệu.

2.4.2.1. Hình thành nên nhóm chuyên gia

Việc lựa chọn chuyên gia tham để hình thành nên một nhóm các chuyên gia là bước quan trọng nhất trong kỹ thuật Delphi. Phương pháp Delphi không cho phép lựa chọn nhóm chuyên gia bằng phương pháp ngẫu nhiên, mà nhóm chuyên gia phải đƣợc xây dựng dựa trên sự cân nhắc kỹ lƣỡng các yếu tố nhƣ kinh nghiệm và lĩnh vực nghiên cứu phù hợp.

Số lƣợng các chuyên gia hình thành nên nhóm nghiên cứu cũng rất quan trọng, vì nó sẽ quyết định độ tin cậy của kết quả. Nếu quá ít chuyên gia sẽ dẫn tới kể quả đánh giá bị thu hẹp hoặc quá nhiều dẫn đến khó có sự đồng

thuận. Linstone (1978) cho rằng số lượng chuyên gia tối thiểu là 7 người để áp dụng phương pháp Delphi. Tuy nhiên tác giả Dalkey và Helmer (1969) cho rằng nhóm chuyên gia của phương pháp Delphi sẽ có được độ chính xác cao nhất nếu đạt con số là ít nhất 10 ngươi. Con số 10 - 15 người là gợi ý của Skulmoski và các cộng sự (2007) để đƣa ra những kết quả phù hợp khi ứng dụng phương pháp Delphi. Tsaur và các cộng sự (2006) đã lấy thành công khi lựa chọn 12 chuyên gia đƣợc gợi ý bởi hiệp hội Du lịch Đài Loan để đánh giá tính bền vững của du lich sinh thái trên quan điểm tích hợp tài nguyên, cộng đồng và du lịch. Tại Việt Nam nghiên cứu do tác giả Lê Chí Công (2015) thực hiện cũng đã sử dụng nhóm chuyên gia gồm 7 người để xây dựng chỉ tiêu đánh giá du lịch bền vững vùng biển Nha Trang. Mới đây nhất là đề tài cấp cơ sở của nhóm nghiên cứu do TS. Nguyễn Thị Thanh An là trưởng nhóm (2019), đã sử dụng nhóm 13 chuyên gia để xây dựng bộ tiêu chí và chỉ số trong giám sát du lịch sinh thái bền vững khu vực Đăk Nông. Nhƣ vậy số lượng chuyên gia có thể giao động từ 8 đến 15 người là hợp lý.

Các khía cạnh yêu cầu sẽ đƣợc cân nhắc xem xét khi lựa chọn chuyên gia đó là: Kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu; kỹ năng và sự sẵn lòng tham gia; có đủ thời gian tham gia. Lựa chọn nhóm chuyên gia theo mục tiêu là đều có bằng cấp và nghiên cứu nhiều năm kinh nghiệm ở các lĩnh vực kinh tế, quản lý cộng đồng, sinh thái, quản lý tài nguyên, du lịch sinh thái… Nhóm chuyên gia đƣợc hình thành sau quá trình khảo sát thực tế hoạt động du lịch tại địa phương và tiếp xúc với cấp chính quyền, các đơn vị quản lý, công ty tổ chức du lịch, cá nhân cung cấp dịch vụ du lịch và người dân tại khu vực. Nhóm chuyên gia bao gồm 15 chuyên gia, trong đó có 7 chuyên gia đang công tác trong cơ quan chính quyền tại địa phương và cấp huyện tại các phòng như: môi trường, địa chính, giao thông, tài nguyên…, 4 chuyên gia hoạt động nghiên cứu tự do và 4 chuyên gia làm việc trong các công ty tổ chức du lịch. Các chuyên gia đều đang tham gia công tác làm việc tại các

phòng, ban, tổ chức có liên quan trực tiếp đến hoạt động du lịch và am hiểu về môi trường tại khu vực, tối thiểu có 5 năm kinh nghiệm.

2.4.2.2. Tiến trình nghiên cứu Delphi

Sau khi nghiên cứu các tài liệu và xây dựng cơ bản lên bộ tiêu chí và chỉ số để đánh giá các hoạt động du lịch bền vững. Phương pháp Delphi được áp dụng thông qua hai giai đoạn của các bản hỏi đƣợc tiến hành để thu thập các thông tin.

Các bảng khảo sát đƣợc gửi tới các chuyên gia, các thông tin cá nhân và kinh nghiệm công tác cũng đƣợc thu thập. Các chuyên gia sẽ đƣợc yêu cầu đánh giá các chỉ số theo thang chia 5 bậc Likert, trong đó:

1: Thể hiện rằng chỉ số hoàn toàn không có khả năng đánh giá;

2: Thể hiện rằng chỉ số không có khả năng đánh giá;

3: Thể hiện rằng chỉ số có khả năng đánh giá chƣa cao;

4: Thể hiện rằng chỉ số có khả năng đánh giá cao;

5: Thể hiện rằng chỉ số có khả năng đánh giá rất cao.

Thang đo Likert chính là một loại thang đo đơn hướng. Thang đo này được nhà tâm lý học người Mỹ Likert phát minh ra. Thang chia có thể chia từ 3 - 12, trong đó thang đo 5 chiếm đại bộ phận. Thang đo từ 5 trở lên duy trì tính chính xác của các đo lường bởi vì phần lớn các mẫu Delphi không phải là mẫu lớn (Ameyaw et al., 2016). Đề tài này sẽ chọn thang đo 5 để đánh giá các tiêu chí và chỉ số môi trường.

Vòng 1: Sử dụng một bản hỏi mở - đóng mà trong đó mỗi chuyên gia sẽ liệt kê các tiêu chí và chỉ số. Các chuyên gia từ các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau (kinh tế - cộng đồng, sinh thái - môi trường) sẽ được yêu cầu lựa chọc mức độ mà họ đồng ý với một chỉ số cụ thể bằng giá trị thay đổi từ 1 đến 5 (Chi tiết cấu trúc bảng hỏi vòng 1 đƣợc cung cấp ở phần phụ lục). Thời gian để các chuyên gia xem xét đƣa ra ý kiến là 2 tuần (14 ngày). Những ý kiến này tổng hợp, xử lý và sắp xếp thành bảng câu hỏi thứ cấp. Bảng câu hỏi thứ cấp đã bao gồm các lựa chọn và ý kiến đóng góp của các chuyên gia.

Vòng 2: Bảng hỏi thứ cấp sẽ đƣợc phát cho tất cả các thành viên nghiên cứu - nhóm nghiên cứu tham gia ở vòng 1. Mục tiêu của vòng 2 đó là sử dụng bảng câu hỏi để đạt đƣợc sự thống nhất hoặc sự ổn định của các thành viên nghiên cứu. Một khi sự đồng thuận hoặc sự ổn định đã đạt đƣợc quá trình nghiên cứu Delphi sẽ hoàn thành. Phương pháp Delphi kết thúc nếu một trong những tình huống này xảy ra. Nếu tất cả các câu hỏi trong bảng câu hỏi hoặc là đƣợc chấp nhận tất hoặc loại bỏ tất, điểm trung bình là cao hơn 3,5. Thời gian các chuyên gia xem xét và đƣa ra ý kiến ở vòng 2 là 2 tuần (14 ngày).

2.4.2.3. Đánh giá sự nhất trí của các tiêu chí

Để đánh giá sự nhất trí của các tiêu chí dựa vào 3 chỉ tiêu đo lường đó là: Các số trung vị từ 4 trở lên (liên cao đến rất cao), độ trải giữa (Interquartile Range - IQR) bằng 1 hoặc nhỏ hơn và giá trị độ lệch chuẩn dưới 1 trong thang đo Likert 5 điểm.

Để kiểm tra mức độ đồng thuận của các chuyên gia sẽ áp dụng tiêu chuẩn phi tham số Friendman dành cho K mẫu liên hệ, nếu giả thuyết bị bác bỏ đồng nghĩa với việc ý kiến của các chuyên gia về bộ tiêu chí và chỉ số là không thống nhất với nhau.

2.4.2.4. Phân tích cho điểm

Sau khi kết thúc mỗi vòng khảo sát các điểm đánh giá của chuyên gia sẽ đƣợc tính toán và tập hợp vào bảng gồm các giá trị nhƣ số trung bình, số trung vị, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, và độ trải giữa (IQR). Đề tài sẽ dựa vào điểm ngƣỡng của các chỉ tiêu còn lại và dựa vào sự kết hợp giữa các chỉ số (trung vị, IQR và độ lệch chuẩn) và mức độ đồng thuận (Friendman) giữa các chuyên gia. Chỉ những tiêu chí và chỉ số nào thoả mãn toàn bộ các yếu tố đồng thuận sẽ đƣợc lựa chọn.

2.4.3. Phương pháp phân tích thống kê

- Công cụ phân tích: Phần mềm hỗ trợ: IBM SPSS Statistics 23 và Excel.

- Đại lƣợng cần tính toán phân tích: Thống kê mô tả, tính toán các giá

trị đặc trƣng mẫu nhƣ số trung bình, số trung vị, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, và độ trải giữa (Interquartile Range - IQR) thông qua tứ phân vị.

+ Số trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất đƣợc tính bằng SPSS với lệnh Analyze/Descriptive Statistics/ Descriptive...

Kết quả sau tính toán đƣợc thể hiện nhƣ sau:

N Minimum Maximum Mean Std.

Deviation

Trong đó:

Cột đầu tiên là tên các chỉ số;

N là số lƣợng chỉ số;

Minimum là giá trị nhỏ nhất;

Maximum là giá trị lớn nhất;

Mean là điểm trung bình của các chỉ số;

Std.Deviation là giá trị độ lệch chuẩn.

+ Số trung vị là lƣợng biến của đơn vị tổng thể đứng ở vị trí giữa trong dãy số lƣợng biến đã đƣợc sắp xếp theo thứ tự tăng dần. Số trung vị phân chia dãy số lượng biến làm hai phần (phần trên và phần dưới số trung bình) mỗi phần có số đơn vị tổng thể bằng nhau. Trong đề tài trung vị đƣợc tính bằng công cụ excel với hàm Median.

+ Tứ phân vị (Quartiles):

Tứ phân vị là đại lƣợng mô tả sự phân bố và sự phân tán của tập dữ liệu. Tứ phân vị có 3 giá trị, đó là tứ phân vị thứ nhất (Q1), thứ nhì (Q2), và thứ ba (Q3). Ba giá trị này chia một tập hợp dữ liệu (đã sắp xếp dữ liệu theo trật từ từ bé đến lớn) thành 4 phần có số lƣợng quan sát đều nhau.

Để tính toán tứ phân vị đề tài đã sử dụng công cụ excel với hàm tính toán QUARTILE.EXC.

+ ộ trải giữa (Interquartile Range - IQR):

Để tính toán độ trải giữa đề tài đã sử dụng công cụ excel. Từ kết quả tính toán tứ phân vị ở trên chỉ cần dùng hàm trừ đơn giản để tính đƣợc độ trải giữa.

IQR = Q3 - Q1

+ Kiểm định giả thuyết bằng tiêu chuẩn Friedman: Là một kiểm định phi tham số đƣợc sử dụng thay thế kiểm định ANOVA lặp một chiều.

Kiểm định Friedman đƣợc sử dụng khi muốn kiểm tra sự khác nhau về giá trị trung bình giữa các nhóm khi biến phụ thuộc được đo lường là dạng thứ tự (Linkert hoặc dạng liên tục) mà không cần kiểm tra giả định về phân phối chuẩn.

Giả thuyết H0: Sự cho điểm của các chuyên gia về cơ bản là không có sự khác biệt

Đối thuyết H1: Sự cho điểm của các chuyên gia về cơ bản là có sự khác biệt

Công thức tính toán nhƣ sau:

FM = *ƩR2 – [3*N*(k+1)]

Trong đó:

FM: Là giá trị tiêu chuẩn Friedman tính toán đƣợc;

N: Số lƣợng các tiêu chí;

K: Số lƣợng chuyên gia;

R: tổng hạng của K chuyên gia.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí môi trường hướng tới phát triển du lịch bền vững tại hà nội (Trang 32 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)