Hiện trạng phát triển du lịch tại địa bàn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí môi trường hướng tới phát triển du lịch bền vững tại hà nội (Trang 55 - 58)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Hiện trạng phát triển du lịch tại Chùa Hương

4.1.2. Hiện trạng phát triển du lịch tại địa bàn

Với những lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn truyền thống, trong những năm gần đây số lƣợng du khách tới tham quan, du lịch tại Chùa Hương đã tăng lên đáng kể, kéo theo đó là mức doanh thu từ các hoạt động du lịch cũng ngày cành tăng cao. Theo con số thống kê lƣợng du khách trong những năm gần đây của khu du lịch Chùa Hương như sau:

Bảng 4.1. Thống kê số lƣợng du khách đến Chùa ƣơng từ năm 2014 - 2018

TT Chỉ tiêu

ăm

2014 2015 2016 2017 2018

1 Tổng lƣợt

khách 1.250.367 1.355.192 1.451.229 1.357.528 1.542.249 2 Nội địa 1.238.109 1.343.824 1.439.214 1.347.403 1.528.407 3 Quốc tế 12.258 11.368 12.015 10.125 13.842

(Nguồn: Ban quản lý khu di tích Hương Sơn) Theo bảng thống kê trên ta có thể nhận thấy trong thời gian gần đây lượng du khách tới thăm quan tại điểm du lịch Chùa Hương tăng dần qua các năm, riêng năm 2017 có giảm nhẹ nhƣng năm 2018 đã tăng trở lại và còn vượt so với các năm trước đó. Du khách chủ yếu là nội địa, lượng du khách quốc tế chỉ chiếm khoảng 1% tổng lƣợng khách. Ngành du lịch đang đóng góp 65% tổng thu nhập toàn xã Hương Sơn, thu nhập từ dịch vụ du lịch và thu nhập khác đạt khoảng 500 tỷ đồng.

Phát triển du lịch tại Chùa Hương - Mỹ Đức nhận được nhiều sự quan tâm từ phía chính quyền, luôn có các mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể để cơ quan chức năng như BQL khu Di tích - Thắng cảnh Hương Sơn, UBND xã Hương Sơn, Ban quản lý rừng phòng hộ - đặc dụng Hà Nội, Hạt kiểm lâm huyện Mỹ Đức thực hiện. Những năm qua các cơ quan luôn

nghiêm túc tổ chức nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, tu bổ tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích thắng cảnh Hương Sơn.

Hàng năm lễ khai hội chùa Hương luôn được tổ chúc đúng thời gian, đúng nghi lễ, tổ chức trang trọng làm nổi bật bản sắc văn hóa truyền thống đặc sắc. Chất lƣợng phục vụ luôn đƣợc chú trọng và nâng cao, quán triệt các tệ nan như cướp bóc, lừa gạt, nâng giá hàng hóa, mua bán trái phép độc thực vật cấm, đảm bảo an toàn cho du khách và đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn danh lam thắng cảnh, tạo môi trường du lịch lành mạnh, văn minh.

Trước năm 2008, lễ hội chùa Hương đón trung bình khoảng trên 40 vạn lƣợt du khách/năm; Giai đoạn 2008 - 2015 đón trên 1,2 triệu du khách/năm, nổi bật giai đoạn 2015 đến nay đã lên trên 1,4 triệu lƣợt khách/năm về tham quan trẩy hội. Lượng khách du lịch quốc tế tăng từ dưới 1 vạn lên gần 2 vạn.

Đây là dấu hiệu đáng mừng, tuy lƣợng khách quốc tế còn ít nhƣng việc tăng gấp đôi về số lượng vẫn thể hiện được hoạt động quảng bá của địa phương khá tốt, góp phần đƣa văn hóa truyền thống Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

Các phương tiện tham gia chở khách được đăng ký và gắn biển số, sơn màu xanh thân thiện môi trường, trên thuyền có giỏ đựng rác, có phao hoặc dụng cụ nổi cứu sinh. Vào mùa lễ hội luôn có phao cứu sinh và xuồng cứu hộ trên suối Yến đảm bảo an toàn cho du khách, hạn chế tối đa xuồng có động cơ chở khách trên dòng suối. Có các biện phát xử lý với những cơ sở thuyền đò không thực hiện đúng quy định. Theo thống kê năm 2019 của UBND xã Hương Sơn: Tổng số phương tiện đã đăng ký và gắn biển số là 3.672 phương tiện;

Trang bị dụng cụ nổi cứu sinh là 8.600 chiếc.

Chủ phương tiện xuồng, đò ký cam kết với Ban tổ chức lễ hội về trách nhiệm thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường và nhắc nhở du khách bỏ rác đúng nơi quy định, tuyệt đối không ép khách, ép giá, "vòi vĩnh" thêm tiền của du khách. BQL khu di tích kết hợp với UBND xã Hương Sơn có hình thức xử lý triệt để trường hợp đò không có giỏ đựng rác, chở quá số người quy định và tăng cường xử lý xuồng máy hoạt động trái quy định của Ban tổ chức.

Các cửa hàng kinh doanh dịch vụ trên các tuyến du lịch để hoạt động phải đăng ký với chính quyền và ký cam kết về giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy, nổ... Hàng năm có khoảng 400 cửa hàng kinh doanh hoạt động mang đến nguồn doanh thu cho người dân, giải quyết được thêm nhiều vấn đề về việc làm cho người dân tại địa phương.

Mùa lễ hội diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm, nhƣng suốt cả năm vẫn rải rác có du khách đến tham quan, vãn cảnh, lễ bái. Trung bình những ngày thường vẫn có 200 - 400 lượt khách. Để tập trung cho mùa lễ hội được diễn ra văn minh, an toàn và đảm bảo vệ sinh môi trường thì từ tháng 9 đến tháng 12 năm trước UBND huyện Mỹ Đức, BQL khu di tích, UBND xã Hương Sơn đã kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể, các thôn, xóm triển khai nhiều chương trình tuyên truyền, tập huấn. Đối tượng là các chủ thuyền đò, đơn vị kinh doanh dịch vụ trên địa bàn khu di tích, các công ty tổ chức tour du lịch và cả người dân sinh sống trên địa bàn.

Để đảm bảo công tác vệ sinh môi trường ban tổ chức lễ hội đã ký hợp đồng với công ty Yến Hương đơn vị được giao thu gom tập kết rác thảu về bãi rác khu vực Mả Mê phân loại xử lý bằng chôn lấp và đốt (Lò đốt rác đƣợc xây dựng năm 2013 và duy trì hoạt động đến nay). Công tác thu gom đƣợc đảm bảo cả đường bộ và đường thủy. Vào mùa lễ hội công tác được tăng cường, luôn có một nhóm thực hiện vớt rác thải dọc dòng suối Yến để giữ gìn vệ sinh và cảnh quan. Hàng năm tổ chức phun thuốc thanh khiết môi trường 04 đợt đảm bảo theo kế hoạch, thả 33 tấn vôi cục xuống khu vực bến Yến và Thiên Trù.

Hệ thống nhà vệ sinh công cộng đã đƣợc cải tạo và xây dựng mới đạt chuẩn 10/16 điểm.

Trước sự tập trung và nghiêm túc triển khai thực hiện các kế hoạch, nhiệm vụ của toàn thể các ban ngành đoàn thể thì năm 2018 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 2082/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2017 của thủ

tướng chính phủ về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Xếp hạng “Quần thể di tích thắng cảnh Hương Sơn (Chùa Hương)” là Di tích quốc gia đặc biệt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí môi trường hướng tới phát triển du lịch bền vững tại hà nội (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)