Khái quát thực trạng hệ thống NHTM Việt Nam và tiến trình đổi mới, cơ cấu lại hệ thống NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị trấn xuân mai chương mỹ thành phố hà nội (Trang 30 - 34)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

1.2.2. Khái quát thực trạng hệ thống NHTM Việt Nam và tiến trình đổi mới, cơ cấu lại hệ thống NHTM Việt Nam

a/ Khái quát thực tra ̣ng hê ̣ thống NHTM Viê ̣t Nam những năm gần đây:

Từ cuối năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nước ta gặp nhiều khó khăn. Năng lực tài chính của các doanh nghiệp giảm sút, chất lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Có thể thấy, vấn đề về nợ xấu của

ngành ngân hàng đang là chủ đề nóng được các ban, bộ, ngành liên quan tập trung giải quyết.

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, ngày 22/4/2005, nợ xấu là những khoản nợ thuộc nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ), và nhóm 5 (có khả năng mất vốn), được xác định theo 2 yếu tố: (i) đã quá hạn trên 90 ngày, và (ii) khả năng trả nợ đáng lo ngại. Quy định này tương đồng với định nghĩa nợ xấu của Phòng Thống kê – Liên Hợp quốc.

Theo số liệu của Cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước (NHNN), từ năm 2008 đến nay, nợ xấu của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam có xu hướng tăng nhanh. Trung bình giai đoạn 2008 -2011, dư nợ xấu bình quân khá cao, khoảng 51%. Đặc biệt, từ năm 2011, tổng cầu của nền kinh tế giảm mạnh, tiêu thụ hàng hoá gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho lớn, thị trường bất động sản đóng băng, năng lực tài chính của doanh nghiệp giảm sút…Điều này đã làm cho tốc độ tăng dư nợ tín dụng năm 2011 chậm lại đáng kể. Trong 7 tháng đầu năm 2012, dư nợ tín dụng của Việt Nam chỉ tăng 1,02% nhưng nợ xấu lại tăng tới 45,5%. Nợ xấu lớn đang làm chi phí vốn của các ngân hàng tăng lên cao, khiến cho nhiều ngân hàng thương mại (NHTM), không muốn giản nợ và điều chỉnh giảm lãi suất do ảnh hưởng đến lợi nhuận. Đây chính là nguyên nhân khiến các ngân hàng phải giữ lãi suất cho vay cao hơn thị trường khoảng 2-3%.

Tính đến 31/3/2012, nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam là 202.000 tỷ đồng, tương đương 8,6% tổng dư nợ cấp tín dụng. Trong đó, nợ xấu của nhóm NHTM nhà nước là 125,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,37% dư nợ tín dụng của mỗi nhóm.

Mặc dù các tổ chức tín dụng (TCTD) của Việt Nam có tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cấp tín dụng khá cao, có chiều hướng gia tăng cảnh báo về chất lượng tín dụng và an toàn hoạt động tín dụng hiện nay, nhưng nếu so với nhiều nước trong khu vực cũng đã từng đối mặt với vấn đề nợ xấu trong cuộc khủng hoảng tài chính giai đoạn 1998-2000, buộc chính phủ phải xử lý thì tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cấp tín dụng của Việt Nam vẫn thấp hơn: Thái Lan là 47%, Hàn Quốc là 17%, Indonesia là hơn 20%.

Theo thống lệ quốc tế, ngưỡng an toàn của tỷ lệ nợ xấu là dưới 3%, một mức khó đạt trong điều kiện nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay.

Mặt khác, hiện nay nợ xấu của các TCTD có nhiều yếu tố góp phần làm giảm thiểu tổn thất: (i) tính đến cuối tháng 5, các TCTD đã trích lập quỹ và sử dụng dự phòng rủi ro (DPRR) hơn 67,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 57,18% nợ xấu; (ii) tính đến tháng 3/2012, tổng giá trị tài sản bảo đảm bằng 134% tổng nợ xấu. Nhờ đó, TCTD có thể thu hồi được một phần hoặc toàn bộ khoản nợ xấu nếu bán/xử lý số tài sản bảo đảm này. Do đó, nếu có cơ chế pháp lý, có thể xử lý vấn đề nợ xấu với chi phí thấp nhất.

Bảng 1.3: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các ngân hàng Thời điểm NHTM nhà

nước(%)

NHTM cổ phần(%)

NHTM liên doanh(%)

toàn hệ thống(%)

31/12/2010 2,95 2,3 1,86 2,29

31/12/2011 2,16 1,87 1,2 3,72

31/12/2012 3,04 2,85 2,71 8,6

(Nguồn: Báo cáo tài chính NHNN)

Tại thời điểm đầu năm 2013, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ở mức 6%, giảm đáng kể so với mức 8 – 10% hồi tháng 10 năm ngoái. Còn số liệu từ các TCTD báo cáo lên NHNN thì tỷ lệ này dừng ở mức chưa đến 5%. Dù con số nào đi chăng nữa, tốc độ nợ xấu vẫn tăng chóng mặt so với các năm trước, khi năm 2008 tỷ lệ nợ xấu chỉ là 2,17%;

năm 2009 là 2,2%; 2010 là 2,14% và 2011 là 3,3% trên tổng dư nợ.

Hình 1.1: Tỷ lệ nợ xấu tăng vọt trong 2 năm gần đây

Nhìn lại kết quả hoạt động năm 2012 cho thấy, ở nhóm 10 ngân hàng thương mại lớn nhất hầu hết duy trì tỷ lệ nơ xấu ở mức an toàn là dưới 3%. Tuy nhiên vẫn có những ngân hàng có nợ xấu rất cao, điển hình như Agribank với nợ xấu chiếm 5,8% trên tổng dư nợ và con số tuyệt đối là 27.803 tỷ đồng. Nợ xấu của Agribank cũng tương đương với tổng nợ xấu của Vietcombank, BIDV, Vietinbank, SHB và ACB cộng lại.

Ngân hàng SHB năm 2012 có tỷ lệ nợ xấu cũng rất cao, tới 8,53% tương đương 4.844 tỷ đồng do nhà băng này phải gánh thêm nợ xấu sau khi hợp nhất với Habubank.

Trong số các ngân hàng có quy mô nhỏ hơn, tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng cũng duy trì ở mức an toàn như KienLongBank với 2,77%; DongABank 2,61%; VietCapitalBank với 1,9%...

Hình 1.2: Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng tại thời điểm cuối năm 2012 Theo các báo cáo công khai thì SCB đang có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong nhóm này, tới 7,2%. Tuy nhiên trường hợp này là ngoại lệ khi mà ngân hàng vừa tiến hành tái cơ cấu được hơn một năm, sau khi tiến hành hợp nhất cùng TinNghiaBank và FicomBank theo chủ trương của NHNN.

Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng trong diện buộc phải tái cơ cấu đều khá cao, ví dụ như WesternBank với 6,89% hay Navibank với 5,6%.

b. Cơ cấu la ̣i hê ̣ thống NHTM Viê ̣t Nam

Trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế và hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) của Việt Nam, ngày 01/3/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 254 phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011- 2015”

(gọi tắt là Đề án 254). Đây là bước đi hết sức cần thiết và kịp thời khi hệ thống tài chính- đặc biệt là hệthống các NHTM Việt Nam- đang gặp phải những khó khăn không thể tự tháo gỡ. Đề án đã nêu ra nhiều giải pháp để cơ cấu lại NHTM và các TCTD phi ngân hàng (công ty chứng khoán, bảo hiểm, công ty tài chính, cho thuê tài chính, quỹ tín dụng nhân dân…) và quy trình cũng như lộ trình thực hiện.

Ngoài các mục tiêu cơ cấu lại toàn bộ hệ thống các TCTD để lành mạnh hóa và phát triển ổn định, cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng chất lượng cao cho nền kinh tế thì Đề án còn đưa ra mục tiêu: “Phấn đấu đến cuối năm 2015 hình thành được ít nhất 1- 2 NHTM có quy mô và trình độ tương đương với các ngân hàng trong khu vực”

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị trấn xuân mai chương mỹ thành phố hà nội (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)