Cơ cấu và tốc độ phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị trấn xuân mai chương mỹ thành phố hà nội (Trang 41 - 49)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2.2. Cơ cấu và tốc độ phát triển kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị trấn Xuân Mai dạt 15% / năm, cơ cấu kinh tế là 80-10-10 ( thương mại dịch vụ chiếm 80%, nông nghiệp chiếm 10%, tiểu thủ công nghiệp chiếm 10%).Tông thu nhập xã hội đạt 92.5%/năm,tổng sản lượng lương thực đạt 1474.7 tấn/năm, thgu nhập bình quân đạt khoảng 6 triệu đồng/năm (375 USD/năm) số hộ nghèo chiếm 3% số hộ đạt mức trung bình trơ lên chiếm 85%.

Bảng 2.2: Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

ĐVT: %

Chỉ tiêu Giá trị sản xuất Tăng/giảm tỷ trọng

2010 2011 2012 11/10 12/11

GDP (theo giá thực tế) 100 100 100 0 0

- Công nghiệp, xây dựng 10 10 8 2 -2

- Nông - lâm - ngư nghiệp 10 11 10 -4 -1

- Thương mại - dịch vụ 80 79 82 2 3

GDP (phân theo TPKT) 100 100 100 0 0

1. Kinh tế quốc doanh 15,86 13,94 15,32 -1,92 1,37

2. Kinh tế ngoài quốc doanh 84,14 86,06 84,68 1,92 -1,37

- Kinh tế tập thể 0,56 0,45 1,31 -0,11 0,86

- Kinh tế tư nhân, cá thể 82,05 83,58 80,66 1,53 -2,92 - KT có vốn đầu tư nước

ngoài 1,53 2,03 2,72 0,50 0,69

(Nguồn: Niên giám thống kê thị trấn Xuân Mai)

Qua bảng 2.2 ta thấy: giá trị sản xuất của Thương ma ̣i - Di ̣ch vu ̣ chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của Thị trấn Xuân Mai, Chương mỹ, Tp. Hà Nội. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế của Thị trấn Xuân Mai, Chương mỹ, Tp. Hà Nội đang chuyển dịch theo hướng tích cực.

2.2.3. Định hướng phát triển các ngành kinh tế huyện chương Mỹ, thành phố Hà Nội

Chương Mỹ là một huyện đồng bằng của thành phố Hà Nội , phía tây nam cách trung tâm thủ đô Hà Nội 20 km, có diện tích rộng đứng thứ 3 toàn thành phố.

Địa hình chia làm 3 vùng: vùng bãi ven sông Đáy, vùng đồng bằng và vùng bán sơn địa. Trên địa bàn có 02 quốc lộ chạy qua là quốc lộ 6A với chiều dài 18 km và đường Hồ Chí Minh với dài 16,5 km. Chương Mỹ cũng là huyện nằm trong quy hoạch vùng thủ đô, là vùng vành đai xanh có đô thị vệ tinh Xuân Mai và đô thị sinh thái Chúc Sơn. Tổng diện tích của toàn huyện là 23.240,92 ha, trong đó: Nhóm đất nông nghiệp là 14.032,65 ha; nhóm đất phi nông nghiệp là 8.081,23 ha; Nhóm đất chưa sử dụng là 8.081,23 ha với 32 đơn vị hành chính cấp xã (02 thị trấn và 30 xã), có nhiều cơ quan đơn vị từ trung ương đến địa phương đóng trên địa bàn.

2.2.3.1. Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp huyện Chương Mỹ - Hà Nội

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Tập trung phát triển các cây trồng như cây lúa nước, cây ăn quả, ngô lai và một số cây khác như bắp cải, su hào , mía, sắn, đậu nành, dâu tằm.

Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc như trâu, bò, dê. Từng bước phát triển chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, tập trung theo trang trại. Đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ cho sản xuất.

Ưu tiên và tăng cường đầu tư cho thủy lợi, xây thêm một số công trình hồ đập, đảm bảo chủ động nước cho sản xuất nông nghiệp và tăng hệ số sử dụng đất.

Phát triển các ngành, nghề thủ công và các loại dịch vụ phục vụ nông nghiệp.

Chú trọng tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản. Ổn định vùng nguyên liệu của các nhà máy chế biến nông sản. Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa

"bốn nhà": Nhà nông - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp và Nhà nước.

Bảo vệ và phát triển tốt diện tích rừng hiện có, đặc biệt là các khu rừng phòng hộ xung yếu. Đẩy mạnh trồng rừng, tập trung phát triển rừng nguyên liệu. Chuyển diện tích rừng nghèo kiệt, rừng sản xuất kém hiệu quả sang trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, nâng cao độ che phủ của rừng lên 61% vào năm 2020.

2.2.3.2. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp huyện Chương Mỹ, thành phố

Hà Nội

Tập trung đầu tư, phát triển có chọn lọc các ngành công nghiệp có lợi thế của tỉnh, phù hợp với nhu cầu thị trường và đảm bảo yêu cầu về môi trường. Trước mắt, tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản cho thị trường trong nước và xuất khẩu; phát triển sản xuất vật liệu xây dựng,

Hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, xây dựng thương hiệu, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng và thực hiện chính sách thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, các cụm công nghiệp.

Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển công nghiệp.

Khuyến khích phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, phát triển tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề ở nông thôn, nhất là các làng nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các làng nghề tại các thị trấn, trung tâm cụm xã.

2.2.4.3. Phát triển thương mại, dịch vụ

Về thương mại: phát triển thương mại theo hướng khai thác và phục vụ tốt thị trường nội tỉnh kết hợp đẩy mạnh lưu thông hàng hóa và giao lưu kinh tế với các tỉnh trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh, thành bắc trung bộ và miền Trung. Mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, phấn đấu tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 10%.

Về dịch vụ: Nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, bưu chính - viễn thông, vận tải. Đẩy mạnh các loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ, khuyến nông, khuyến lâm.

Tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng ta ̣i Thi ̣ trấn Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nô ̣i.

Bảng 2.3: Hoạt động cung cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tăng trưởng

BQ

SL TL% SL TL% SL TL% 11/10 12/11

1. Dư nợ TD 873.290 100 1.040.967 100 1.287.824 100 119,2 123,7 121,44 - Ngắn hạn 472.140 54,06 585.967 56,29 824.531 64,03 124,1 140,7 132,15 - Trung - dài

hạn 401.150 45,94 455.000 43,71 463.293 35,97 113,4 101,8 107,47 2. Dư nợ theo

TPKT 873.290 100 1.040.967 100 1.287.824 100 119,2 123,7 121,44 - Nhà nước 55.006 6,30 199.966 19,21 103.482 8,04 363,5 51,75 137,16 - Tập thể 2.322 0,27 6.392 0,61 1.540 0,12 275,3 24,09 81,44 - Cá thể, tiểu

chủ 637.595 73,01 659.165 63,32 1.027.860 79,81 103,4 155,9 126,97 - Tư bản, tư

nhân 20.015 2,29 77.709 7,47 134.385 10,44 388,3 172,9 259,12 - Thành phần

khác 158.352 18,13 97.735 9,39 20.557 1,60 61,72 21,03 36,03 3. Dư nợ phân

theo ngành kinh tế

873.290 100 1.040.967 100 1.287.824 100 119,2 123,7 121,44 - Nông-Lâm-

Ngư 450.122 51,54 787.427 75,64 766.157 59,49 174,9 97,3 130,46 - CN - XD 158.302 18,13 184.554 17,73 117.007 9,09 116,6 63,4 85,97 - TM - DV 264.866 30,33 68.986 6,63 404.660 31,42 26,05 586,6 123,6

(Nguồn: Báo cáo NHNN huyện Chương Mỹ ) Trong các năm từ 2010 đến năm 2012 dư nợ tín dụng trên địa bàn Thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ, thành phố Hà Nội có mức tăng trưởng nhanh và ổn định, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân là 21,44%/năm trong đó năm 2012 tăng nhanh nhất (đạt 23,7%). Trong cơ cấu dư nợ, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng dần từ 54,06% năm 2010 lên 64,03% năm 2011, tốc độ tăng trưởng bình quân là 32,15%/năm. Dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ lệ thấp và có

xu hướng giảm dần, tốc độ tăng trưởng chậm do trên địa bàn có rất ít các dự án lớn, các khoản vay chủ yếu là vay vốn ngắn hạn đề bổ sung vốn lưu động và mua vật tư chăm sóc nông sản.

Xét dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế thì dư nợ của kinh tế cá thể, tiểu chủ chiếm tỷ trọng rất lớn (73,01% năm 2010 và 79,81% năm 2012), tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân của thành phần kinh tế này là 26,97%/năm. Như vậy khách hàng chính của các tổ chức tín dụng là hộ gia đình cá thể, tiểu chủ. Tốc độ tăng trưởng bình quân dư nợ của khu vực kinh tế Nhà nước là 37,16%/năm, chủ yếu là cho vay các dự án thuỷ điện và các dự án trồng cây công nghiệp lâu năm. Dư nợ kinh tế tập thể tăng giảm không đều, năm 2011 dư nợ kinh tế tập thể tăng rất nhanh (tăng 175,3%) so với năm 2010, tuy nhiên đến năm 2012 dư nợ của khu vực kinh tế này giảm 4.852 triệu đồng so với năm 2011, tốc độ giảm bình quân là 18,56%/năm, điều đó cho thấy chất lượng tín dụng đối với kinh tế tập thể còn thấp và có xu hướng giảm. Trong những năm qua, thành phần kinh tế tư bản, tư nhân phát triển nhanh, do có lợi thế về trình độ tổ chức, quản lý sản xuất, lợi thế về vốn nên hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, mặc dù quy mô còn nhỏ nhưng tốc độ tăng trưởng dư nợ của kinh tế tư bản, tư nhân rất nhanh và liên tục qua các năm (159,12%/năm).

Theo kết quả tổng hợp dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế ta thấy, các tổ chức tín dụng tập trung đầu tư vốn nhiều cho các ngành nông – lâm nghiệp và chủ yếu cho vay đối với trồng cây công nghiệp dài ngày, mặc dù có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội nhưng giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp của tỉnh trong những năm qua tăng trưởng không ổn định, điều đó là nguyên nhân làm cho tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân của các ngành này không ổn định và có xu hướng giảm, năm 2011 tăng 74,9% so với năm 2010, năm 2012 giảm 2,7% so với năm 2011, mức tăng trưởng bình quân giai đoạn này là 30,46%. Dư nợ tín dụng của các ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng rất nhỏ và có xu hướng giảm nhanh, từ 18,13% năm 2010 giảm xuống chỉ còn 9,09% năm 2012, Đối với ngành thương mại - dịch vụ, tỷ trọng dư nợ tín dụng của ngành này là 30,33% tổng dư nợ năm 2010 và tăng lên 31,42% năm 2012,

Như vậy, dư nợ tín dụng trên địa bàn Thị trấn Xuân Mai, Chương mỹ, thành phố Hà Nội tăng khá nhanh (bình quân 21,44%/năm). Vốn tín dụng tập trung đa số trong các ngành nông lâm nghiệp. Dư nợ trong thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm, điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của các thành phần kinh tế này còn thấp. Do có những lợi thế về nguồn lực sản xuất, tính linh hoạt cao nên hiệu quả sử dụng vốn của các thành phần kinh tế tư bản tư nhân, cá thể - tiểu chủ cao, đó là nguyên nhân các tổ chức tín dụng cho vay vốn các đối tượng này nhiều hơn và có xu hướng tăng nhanh.

2.2.4. Những cơ hội và thách thức đối với NHNo&PTNT trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO và đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, điều kiện đó đang mang lại nhiều cơ hội đan xen với những thách thức đối với tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của toàn nền kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế chủ chốt. Cùng với các lĩnh vực khác, ngành ngân hàng đã chủ động thực hiện các chủ trương chính sách của Chính phủ về đổi mới kinh tế và đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã xây dựng được những cơ sở quan trọng cho một nền tiền tệ và hệ thống ngân hàng phù hợp dần với cơ chế thị trường, hiện đại hóa công nghệ và tự do hóa hoạt động kinh doanh tiền tệ, góp phần củng cố và phát triển hệ thống ngân hàng. Trong đó, thể chế hoạt động ngân hàng đã được hoàn thiện đáng kể, cơ chế điều hành chính sách tiền tệ được đổi mới căn bản, các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế về hoạt động của các ngân hàng thương mại đang từng bước được áp dụng, chất lượng tín dụng vì thế đã được cải thiện đáng kể.

Nhằm chủ động trong quá trình hội nhập, ngành ngân hàng cần nhận thức đầy đủ những lợi thế có thể phát huy và những khó khăn thách thức phải vượt qua.

Những cơ hội đối với Ngân hàng NNo&PTNT

Trong quá trình hội nhập và mở cửa thị trường tài chính trong nước, khuôn khổ pháp lý sẽ hoàn thiện và phù hợp dần với thông lệ quốc tế, dẫn đến sự hình thành môi trường kinh doanh bình đẳng và từng bước phân chia lại thị phần giữa

các nhóm ngân hàng theo hướng cân bằng hơn, NHNo&PTNT có điều kiện mở rộng thị phần, nhất là tại các thành phố và khu đô thị lớn. Nhờ có thương hiệu mạnh, thị trường rộng lớn, NHNo&PTNT sẽ có điều kiện phát triển thành một NH có quy mô lớn, có tiềm lực tài chính và kinh doanh hiệu quả. Kinh doanh theo nguyên tắc thị trường sẽ giúp NHNo&PTNT xây dựng được cơ chế quản lý và sử dụng lao động thích hợp, đặc biệt là chính sách đãi ngộ và đào tạo nguồn nhân lực nhằm thu hút lao động có trình độ, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh trên thị trường tài chính.

Mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng và nới lỏng hạn chế đối với các tổ chức tài chính nước ngoài là điều kiện để thu hút đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực tài chính - ngân hàng, NHNo&PTNT có điều kiện để tiếp cận sự hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn, đào tạo thông qua các hình thức liên doanh, liên kết với các ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế. Vì thế NHNo&PTNT cần tăng cường hợp tác để chuyển giao công nghệ, phát triển sản phẩm và dịch vụ ngân hàng tiên tiến, khai thác thị trường.

Trong quá trình hội nhập, việc mở rộng quan hệ đại lý quốc tế của ngân hàng sẽ tạo điều kiện phát triển các hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư và chuyển giao công nghệ.

Nhờ hội nhập quốc tế, NHNo&PTNT sẽ tiếp cận thị trường tài chính quốc tế một cách dễ dàng hơn, hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn sẽ tăng lên, góp phần nâng cao chất lượng và loại hình hoạt động. NHNo&PTNT sẽ có những phản ứng, điều chỉnh và hoạt động một cách linh hoạt hơn theo tín hiệu thị trường trong nước và quốc tế nhằm tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

Hội nhập quốc tế sẽ tạo môi trường, động lực cho tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho xã hội, cũng như thêm nhiều cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, trong đó có việc tăng trưởng tín dụng, đầu tư.

Những thách thức đối với NHNNo&PTNT

Trong quá trình hội nhập, các quốc gia phải giảm dần và hoàn toàn loại bỏ hàng rào bảo hộ doanh nghiệp trong nước. Sức mạnh tài chính, công nghệ, trình độ quản lý cao của các doanh nghiệp nước ngoài tạo ra sức ép cạnh tranh mạnh buộc

các doanh nghiệp và các ngân hàng trong nước phải điều chỉnh, cơ cấu lại để có thể đứng vững trên thị trường. Bên cạnh đó sự phát triển chưa bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam, sự đóng băng của thị trường bất động sản và nhiều yếu tố biến động khác trên thị trường cũng có tác động không nhỏ tới hoạt động của các doanh nghiệp và chất lượng tín dụng các ngân hàng nói chung. Sẽ có nhiều doanh nghiệp không chịu được sức ép cạnh tranh phải giải thể, phá sản. Nguy cơ vốn tín dụng đã được thực hiện khó có thể sử dụng có hiệu quả hoặc trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng là khó tránh khỏi. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng sẽ có xu thế tăng lên trong giai đoạn đầu thực hiện các cam kết mở cửa nếu không có những điều chỉnh kịp thời trong hoạt động tín dụng.

Mở cửa thị trường tài chính làm tăng số lượng các ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ và trình độ quản lý; áp lực cạnh tranh cũng tăng dần theo lộ trình nới lỏng các qui định đối với các tổ chức tài chính nước ngoài, nhất là về mở chi nhánh và các điểm giao dịch, phạm vi hoạt động, hạn chế về đối tượng khách hàng và tiền gửi được phép huy động, khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng, trong khi bản thân NHNo&PTNT còn nhiều yếu kém. Vì thế, NHNo&PTNT có nguy cơ sẽ mất dần lợi thế cạnh tranh về qui mô, khách hàng và hệ thống kênh phân phối, nhất là sau năm 2010, khi những hạn chế nêu trên và sự phân biệt đối xử bị loại bỏ căn bản. Sau thời gian đó, qui mô hoạt động và khả năng tiếp cận thị trường, các nhóm khách hàng, chủng loại dịch vụ do các ngân hàng nước ngoài cung cấp sẽ tăng lên. Đáng chú ý, rủi ro đối với NHNo&PTNT có thể tăng lên do các ngân hàng nước ngoài nắm quyền kiểm soát một số tổ chức tài chính trong nước thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, liên kết kinh doanh. Mở cửa thị trường tài chính trong nước làm tăng rủi ro do những tác động từ bên ngoài, cơ hội tận dụng chênh lệch tỉ giá, lãi suất giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế giảm dần.

NHNo&PTNT đang phải đối mặt với các cơn sốc kinh tế, tài chính trong nước và quốc tế, bên cạnh đó nguy cơ khủng hoảng cũng đang đe dọa đến hoạt động ngân hàng nói chung.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị trấn xuân mai chương mỹ thành phố hà nội (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)